Cho và Nhận cân xứng, luôn yêu cơ thể mình mới là chìa khóa giữ hạnh phúc gia đình
GiadinhNet - Trong cuộc sống thường nhật ai cho đi nhiều thì sẽ quên yêu chính mình, tự đánh mất chìa khóa giữ thăng bằng cho hạnh phúc hôn nhân của chính mình.
Sau khi kết hôn nhiều phụ nữ cho rằng "có chồng là để nhờ cậy", rằng đàn ông phải có bổn phận chu toàn cuộc sống gia đình, coi việc phụ nữ được nhận sự bao bọc, lo lắng từ vật chất tới tinh thần là đương nhiên... Chị Sam cũng có quan niệm ấy nên kết hôn xong là ở nhà lần lượt sinh các con, chăm sóc nhà cửa, bố mẹ hai bên... Gánh nặng cơm áo gạo tiền trao cả cho chồng.

Ảnh minh họa
Sinh con xong chị Sam ngày càng béo mập và tự ti chả dám đi đâu. Chị bao biện ở nhà bận bịu tối ngày, và thương chồng đi làm vất vả nên chả dám ăn mặc, trưng diện gì cả. Kể cả ngày Tết hay chồng cho đi nghỉ mát thì chị cũng chỉ giản dị búi tó, ăn mặc qua loa luộm thuộm.
Những năm tháng đầu tiên chồng chị Sam còn sẵn sàng nhận nhiệm vụ nuôi vợ, nuôi con, từ tiền điện nước, tiền học hành của các con… anh đều lo chu toàn. Anh còn gánh vác cả việc hai bên gia đình nội ngoại như phụ ba mẹ khoản tiền lớn cho em trai lấy vợ, sắm đồ đạc cho ba má, chi phí thuốc men cho cô em ốm dặt dẹo quanh năm…
Chưa đầy 10 năm chung sống chồng chị Sam "tàn" đi trông thấy. Anh đi làm cả ngày, rồi làm thêm buổi tối mà thu vẫn không đủ chi. Mọi thứ càng khó khăn hơn sau một thời gian dài nghỉ việc vì đại dịch COVID-19, khiến chị Sam chẳng thể chi tiêu thoải mái như trước, và dù dè xẻn thì cuối tháng vẫn không đủ trang trải. Bí bách quá chị Sam quay ra cằn nhằn chồng.
Áp lực kiếm sống đã làm chồng chị Sam mệt mỏi, không đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu lặt vặt liên tục, bất tận của cả đại gia đình. Giờ thêm vợ lại cằn nhằn khó chịu, chẳng thấu hiểu và chia sẻ bớt… khiến anh mệt mỏi, ức chế không kìm chế được quay ra ném choảng đồ đạc, hét váng nhà kết tội: "Em chỉ biết nhận thôi!". Từ đó họ bắt đầu những cuộc cãi vã để phân bua ai Cho nhiều hơn, ai Nhận nhiều hơn... không có hồi kết.

Áp lực kiếm sống, giờ thêm vợ lại cằn nhằn khó chịu, chẳng thấu hiểu và chia sẻ bớt… khiến chồng chị Sam mệt mỏi. Ảnh minh họa.
Các cụ xưa nói rằng "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm", nghĩa là đàn bà lấy chồng phải tề gia nội trợ, còn công to việc lớn là của đàn ông. Việc đàn bà mải sinh con đẻ cái, chăm lo cho chồng con, vun vén hạnh phúc gia đình, hòa hảo họ hàng nội ngoại... biến họ chỉ quẩn quanh nơi bếp núc và phải chịu những thiệt thòi.
Ngày nay ở đâu cũng nói về quyền bình đẳng, nhưng nhiều nơi phụ nữ vẫn bị đối xử không công bằng theo cách này hay cách khác. Còn đàn bà cho tới khi mất chồng rồi mới bắt đầu cuống lên lo chăm chút bản thân, tìm việc làm thêm... nhưng nhiều chị em tuổi trẻ đã qua, mọi thứ đã muộn, khó mà thay đổi được điều gì.
Đàn ông nào chả thích vợ đẹp, đảm đang, tháo vát vì đó là niềm hãnh diện của họ. Vì vậy khi còn thanh xuân dù bận bịu việc chồng con thì đàn bà vẫn cần phải chăm chút tốt cho bản thân để không đánh mất quyền làm chủ cuộc đời mình. Còn đàn bà muốn hạnh phúc bền lâu thì phải biết quý trọng bản thân mình ngay sau khi lấy chồng, đừng để hôn nhân đổ vỡ, mất chồng rồi mới nhận ra điều đó.

Muốn có hạnh phúc thì việc Cho và Nhận trong hôn nhân luôn phải ở thế cân xứng. Ảnh minh họa.
"Một tay chẳng thể vỗ nên kêu", cuộc hôn nhân hạnh phúc thì việc Cho và Nhận luôn phải ở thế cân xứng, Khi cuộc sống đầy rẫy những áp lực như hiện nay thì cả chồng lẫn vợ đều rất cần được chia sẻ, một bàn tay ấm, khao khát được chăm sóc, cần được cảm thông… để xua tan mệt mỏi và hạ nhiệt mỗi khi lửa cháy quá đà.
Để hôn nhân hạnh phúc, mỗi người vợ người chồng cần nhớ:
- Đừng bao giờ quên yêu cơ thể mình;
- Đừng bao giờ quên đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc từ người mình yêu;
- Đừng bao giờ cho đi quá nhiều mà không mong nhận lại.
Vera Xuân Hường
Chuyên gia tư vấn tâm lý Tình yêu - Hôn nhân - gia đình

Mặc kệ mâu thuẫn với mẹ chồng, tôi vẫn để chồng đưa con về thăm ông bà, nhưng bà lại cho rằng tôi mưu đồ với nhà chồng
Gia đình - 2 giờ trướcCó lẽ, tình cảm gia đình đôi khi là thứ không thể ép buộc.

Con học giỏi nhất lớp nhưng cố tình tụt hạng, lý do khiến bố ngã ngửa, giáo viên cạn lời
Nuôi dạy con - 2 giờ trướcGĐXH - Cứ tưởng con học kém đi, người bố tức giận hỏi tội, nào ngờ sự thật phía sau khiến ông dở khóc dở cười, còn dân mạng thì "bái phục" tư duy tính toán của cậu bé tiểu học.

Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ
Gia đình - 14 giờ trướcTôi không cầm được nước mắt, ôm chầm lấy thằng bé, khẽ nói: "Cảm ơn con".

Lấy cớ ở cùng bố mẹ, em út đòi thừa kế toàn bộ bất động sản
Gia đình - 21 giờ trướcBố mẹ tôi khá giả nên con cái không cần nuôi, nhưng em út vẫn lấy cớ đó để đòi thừa hưởng toàn bộ bất động sản mà bố mẹ để lại.

5 cung hoàng đạo tiêu hoang số 2 thì không ai dám nhận là số 1
Gia đình - 22 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo dưới đây thường sa đà vào mua sắm 'bạt mạng', tiêu pha vô cùng hoang phí và không cần thiết.

Cha mẹ sớm chia thừa kế, anh em tôi mới thành đạt, không tranh giành gia sản
Gia đình - 1 ngày trướcGia đinh tôi êm ấm, viên mãn là nhờ cha mẹ sớm chia thừa kế, chúng tôi có vốn để khởi nghiệp; những cụ bị bỏ rơi sau khi chia tải sản chẳng qua do con cái bất hiếu.

Lấy chồng giàu được một tháng, chị gái đã khóc tức tưởi đòi ly hôn vì chuyện nghịch lý vô cùng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNhững tưởng lấy được chồng giàu là cuộc sống của chị tôi sẽ sang trang mới. Thật không ngờ...

Biết nguồn gốc số tiền sính lễ chú rể đưa, nhà gái huỷ hôn ngay lập tức
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Tưởng sắp bước vào lễ cưới trong mơ, cô dâu bất ngờ quay xe khi phát hiện sự thật chấn động phía sau số tiền sính lễ khổng lồ.

Hai người thân bị 'đuổi khéo' khỏi nhà con cái, người đàn ông U60 bừng tỉnh, vội giữ lại căn nhà cũ ở quê
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Từng định bỏ hoang nhà tổ vì nghĩ chẳng còn giá trị, người đàn ông 58 tuổi bất ngờ thay đổi quyết định sau khi chứng kiến bi kịch tuổi già của hai người thân sống cùng con cái nơi thành phố.

Bố mẹ chồng cho con dâu tiền mở quán trà, họ hàng nhà vợ kéo sang "ăn chùa" hết cả tháng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcCuối cùng vợ tôi cũng hiểu, thà mất lòng trước còn hơn mất lòng sau.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.