Chọn trường cho con vào lớp 1, lưu ý những điều này
GiadinhNet - Các chuyên gia giáo dục cho rằng, chọn trường lớp ở tiểu học cho con, cha mẹ không nên quá cầu kỳ. Để con phát triển tốt và học tập trong môi trường phù hợp, khi chọn trường lớp, bạn nên lưu ý những điều dưới đây.

Cha mẹ đau đầu chọn trường cho con
Mấy tuần nay, gia đình chị Phùng Thị Lương (ở Hà Đông, Hà Nội) lúc nào cũng trong tình trạng cơm không lành, canh chẳng ngọt chỉ vì bất đồng quan điểm trong việc chọn trường cho con gái vào lớp 1. Hai vợ chồng vì chuyện này mà có lúc chẳng ai thèm nói với nhau câu nào. Chồng chị muốn con vào một trường quốc tế để con có cơ hội học tập tốt hơn, thầy cô cũng có tiếng” hơn. Còn chị lại nghĩ con học trường gần nhà sẽ tiện hơn rất nhiều. Hơn nữa, khi chị đưa con đến trường thăm quan, con bé đã rất thích ngôi trường này.
Để thuyết phục chồng, chị đã phân tích đủ lý, đủ tình rồi “đe dọa” rằng sẽ không tham gia vào việc đưa đón con sau này để mặc anh tự xoay xở. Cuối cùng anh chấp nhận nguyện vọng của vợ và con gái dù trong lòng không được thoải mái.
Không chỉ ở thành phố mà ngay ở nông thôn thời điểm này, nhiều bố mẹ cũng mất ăn, mất ngủ vì chọn trường cho con. Vợ chồng anh chị Trịnh Thị Bình (ở Hưng Yên) cũng đang đau đầu vì không biết nên cho con học trường nào?. Con trai chị là cháu đích tôn, bố mẹ chồng chị nhất quyết không cho cháu học trường làng mà muốn xin cho cháu vào học trường điểm của huyện. Lý do được ông bà đưa ra là người ta đua nhau xin cho con học trường có tiếng tăm, để cháu mình học trường làng sẽ không khá lên được.
Dù muốn con được “tiếp cận” với giáo viên giỏi ngay từ những chữ cái đầu tiên nhưng đường đến trường điểm xa hơn 10km, đưa đón không tiện. Trong khi đó, có trường của xã ở gần nhà. Đến giờ, anh chị chưa biết phải làm thế nào.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, PGS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, phát triển tiềm năng con người Việt Nam (IPD) cho rằng, sai lầm nhiều cha mẹ mắc phải khi chọn trường cho con vào lớp 1 chính là vì “bệnh thành tích” chạy đua cho con vào các trường điểm, trường tiếng tăm vì nghĩ trường đó con mình mới được giáo dục tốt nhất. Tuy nhiên, đó chỉ là phụ huynh đang chọn trường cho chính mình. Mọi người có tâm lý ganh đua, con họ vào được trường tốt thì mình cũng phải cho con vào được trường “sang” mới xứng tầm. Thực ra, ở bậc tiểu học phụ huynh không nên quá cầu kì và mất thời gian khi chọn trường cho con. Không có chuyện học trường không có danh tiếng thì con mình sẽ thua thiệt so với con người khác.
Điều quan trọng trẻ thích nghi được môi trường học
PGS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh cho rằng, ở những năm đầu đời, trẻ chuyển từ mầm non lên tiểu học điều quan trọng là thích nghi được với môi trường học tập mới. Trong môi trường học đó, trẻ không chỉ được học kiến thức mà cần phải cho trẻ có được sự trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Môi trường càng gần gũi, trẻ càng được trải nghiệm, thích nghi tốt hơn. Bởi vậy cha mẹ đừng đề cao quá việc phải cho con vào học một trường đặc biệt.
Lứa tuổi tiểu học, trẻ vẫn cần được chăm sóc, vui chơi và học các kỹ năng sống nhiều hơn là học kiến thức. Trẻ có kĩ năng ứng xử tốt, đáp ứng được những trang bị kiến thức tối thiểu về đọc thông viết thạo, làm tính cộng trừ nhân chia và vài phép đổi đơn giản, có được những hiểu biết về khoa học tự nhiên và xã hội là có thể đã hoàn thành mục tiêu rồi. Đừng đòi hỏi con phải học quá nhiều, phải thành tài ngay từ khi còn nhỏ. Việc chọn trường không phù hợp với khả năng của trẻ cũng khiến cho trẻ đuối dần vì phải chạy đua kiến thức, dần khiến con mặc cảm, tự ti.
Hơn nữa, trẻ nhỏ ở giai đoạn này đang hình thành các loại hình trí thông minh. Khi trẻ vào được môi trường trẻ thích, trẻ sẽ dần dần định hướng, phát triển ra loại hình trí thông minh của trẻ thuộc về các loại hình gì. Trẻ nào cũng có 8 loại hình thông minh với nhiều sự kết hợp khác nhau, đó là: Thông minh logic/toán học, thông minh ngôn ngữ, thông minh không gian/thị giác, thông minh âm nhạc/nhịp điệu/tiết tấu, thông minh vận động cơ thể, thông minh tương tác/xã hội, thông minh nhận thức bản thân, thông minh tự nhiên.
Có điều, mỗi đứa trẻ sẽ nổi trội ở những loại hình thông minh khác nhau. Và không phải chỉ trẻ được học ở trường “top” trẻ mới bộc lộ ra. Quan trọng là cha mẹ quan tâm và phối hợp với thầy cô để giúp trẻ bộc lộ tiềm năng. Từ đấy, uốn dần cho trẻ lên các cấp học cao hơn phát triển loại hình thông minh nổi trội.
“Phụ huynh cần cân nhắc tiêu chí khi chọn trường cho con đó là: Con có thích trường đó không? Trường học cần có một môi trường học an toàn, đảm bảo các điều kiện vệ sinh (ánh sáng, diện tích đảm bảo, kích thước bàn ghế phù hợp với trẻ…) và chất lượng của giáo viên, có được những điều kiện đồ dùng phương tiện dạy học cần thiết... Hơn cả là sự phối kết hợp giữa nhà trường, thầy cô và phụ huynh trong quá trình trẻ học. Bởi như nói ở trên, mỗi đứa trẻ sẽ phát triển riêng theo loại hình thông minh, nhu cầu và tính cách của trẻ để tạo điều kiện cho mỗi cá nhân trẻ phát triển”, NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh khuyên.
Đồng quan điểm, TS Vũ Thu Hương (Đại học Sư phạm Hà Nội) là người làm trong ngành giáo dục tiểu học lâu năm cũng đã có những chia sẻ xung quanh về vấn đề này. Theo TS Thu Hương, trường nào cũng có ưu điểm và nhược điểm. Một ngôi trường nổi tiếng chưa chắc đã là ngôi trường phù hợp nhất với con trẻ và gia đình.
Điều quan trọng khi chọn trường cho con, cha mẹ nên xét tiêu chí như khả năng thích ứng của con, môi trường giáo dục, điều kiện của gia đình... Trước hết, trường nên gần nhà vì sẽ có lợi rất nhiều. Con sẽ có thể tự đi đến trường và con sẽ học được tính tự lập rất tốt. Các cha mẹ cũng dễ dàng xử lý vấn đề nếu như con có chuyện gì đó ở trường. Với những trường ở xa tít mù khơi, việc đi lại vô cùng vất vả và khi có chuyện thì cũng rất mất thời gian để đến xử lý.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần cân nhắc tới khả năng tài chính của gia đình, việc con sẽ theo học lâu dài tránh tình trạng không kham nổi học phí hoặc vì các lý do khác có thể tính trước được mà sau 1, 2 học kỳ lại chuyển trường cho con. Sự xáo trộn trường lớp sẽ gây áp lực cho trẻ.
Khi chọn trường cho con, cha mẹ nên xét tiêu chí như khả năng thích ứng của con, môi trường giáo dục, điều kiện của gia đình... Trước hết, trường nên gần nhà vì sẽ có lợi rất nhiều. Con sẽ có thể tự đi đến trường và con sẽ học được tính tự lập rất tốt. Các cha mẹ cũng dễ dàng xử lý vấn đề nếu như con có chuyện gì đó ở trường. Với những trường ở xa, việc đi lại vô cùng vất vả và khi có chuyện thì cũng rất mất thời gian để đến xử lý.
TS Vũ Thu Hương
Phương Thuận

Nam sinh Hà Nội với 3 điểm 10 trở thành thủ khoa toàn quốc khối A00
Giáo dục - 41 phút trướcNguyễn Tự Quyết, học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) không hề so đáp án các môn cho đến khi biết mình đỗ thủ khoa khối A toàn quốc.

Từ vụ va chạm giao thông, công an bắt giữ 2 đối tượng mua bán ma túy
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình xử lý vụ va chạm giao thông giữa xe máy và xe ô tô, lực lượng chức năng tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Bắt 8 giang hồ cộm cán xứ Thanh trong băng nhóm tội phạm do Ý 'Ẻng' cầm đầu
Pháp luật - 1 giờ trướcPhòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hoá bắt 8 kẻ trong băng nhóm tội phạm do Bùi Quốc Ý (tức Ý "Ẻng", trú phường Hạc Thành) cầm đầu.

Hồ rộng hàng ngàn m2 bị 'bức tử', Hà Nội yêu cầu kiểm tra xử lý nghiêm
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Dù nằm trong danh mục ao, hồ không được san lấp của TP Hà Nội, thế nhưng, hồ Cầu Cốc (phường Tây Mỗ) vẫn đang bị hàng loạt công trình kiên cố ngang nhiên lấn chiếm, đổ thải gây ô nhiễm nghiêm trọng, bức xúc trong dư luận.

Dự kiến điểm chuẩn Đại học Kinh tế quốc dân năm 2025
Giáo dục - 5 giờ trướcGĐXH - TS Lê Anh Đức (Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết, đầu vào của Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) có thể giảm 1-2 điểm ở phương thức xét kết quả tốt nghiệp so với năm ngoái.

'Nữ quái' 23 tuổi chiếm đoạt hơn 17 tỷ đồng
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Làm môi giới bất động sản nhưng bị thua lỗ, Nguyệt nảy sinh ý định lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người khác bằng hình thức vay tiền hoặc kêu gọi góp vốn đầu tư.

Thấy bé gái ở nhà một mình, gã đàn ông tìm cách tiếp cận, xâm hại
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Khi thấy bé gái ở nhà một mình, Phạm Khắc Phương tìm cách tiếp cận, dụ dỗ và thực hiện một số hành vi xâm hại với cháu bé ngay tại nhà. Do nạn nhân chống cự quyết liệt nên đối tượng không thực hiện được ý đồ phạm tội và bỏ đi.

Chợ cóc, chợ tạm ở Thanh Hóa hoạt động giờ cao điểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn
Xã hội - 7 giờ trướcGĐXH - Trên tuyến Quốc lộ 47, đoạn qua phường Quảng Phú (TP Thanh Hóa), tình trạng “chợ cóc” tự phát ngang nhiên hoạt động, với các sạp hàng và phương tiện lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Miền Bắc sắp mưa rất to do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha)?
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo của cơ quan khí tượng, sáng nay (19/7), bão Wipha sẽ tiến vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm nay. Khu vực miền Bắc và các tỉnh từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh có mưa rất to do ảnh hưởng của bão.

Bắt giữ 2 kẻ liên quan vụ tài xế bị hành hung vì không nhường đường ở Bắc Ninh
Pháp luật - 8 giờ trướcNguyễn Văn Cương và Vương Hữu Doanh bị bắt giữ vì gây rối trật tự công cộng, làm ách tắc giao thông và ảnh hưởng an ninh, trật tự tại Bắc Ninh.

Miền Bắc sắp mưa rất to do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha)?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo của cơ quan khí tượng, sáng nay (19/7), bão Wipha sẽ tiến vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm nay. Khu vực miền Bắc và các tỉnh từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh có mưa rất to do ảnh hưởng của bão.