Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chồng cũ phá gia đình mới của tôi và cướp con về nuôi

Thứ tư, 15:30 03/04/2019 | Gia đình

Mỗi lần gặp chồng cũ là bệnh trầm cảm của tôi tái phát, cứ uất ức trong lòng và mất ngủ.

Sau ly hôn, tôi đến với người đồng nghiệp cũng là bạn đại học. Lúc bắt đầu mối quan hệ mới, chồng cũ cùng gia đình anh ta vu oan tôi ngoại tình, dùng những lời tục tĩu chửi tôi và dọa tạt axit. Bị oan ức, tôi rất sốc nên khủng hoảng và trầm cảm. Bạn trai an ủi rất nhiều để tôi vượt qua. Rồi chúng tôi kết hôn, con gái tôi rất thương ba mới và thân thiết với gia đình mới. Ba má chồng cũng coi con riêng của tôi như cháu ruột. Tôi rất mừng vì điều đó.

Chồng cũ liên tục gọi điện quấy rối mẹ chồng tôi, nói xấu tôi đủ điều khiến bà lo lắng, bất an. Anh ta tiêm vào đầu con những điều xấu về ba mới và bắt con gọi là chú. Trước mặt con, anh chửi thề, dọa nạt tôi khiến con rất sợ sệt mỗi khi chúng tôi gặp nhau. Khi tôi mang bầu, anh ta tới nhà chồng tôi gây sự và đánh chồng tôi, công an lên hòa giải và vợ chồng tôi bỏ qua. Sau đó anh ta nộp đơn yêu cầu đổi quyền nuôi con. Tôi không biết anh ta cố tình hay vô ý để tôi phải khổ cực lúc mang bầu mà mỗi lần đưa con về, anh ta không che mưa nắng nên con bị bệnh rồi đổ thừa do tôi nuôi không tốt. Anh ta lấy đó làm lý do trình bày lên tòa để giành quyền nuôi con.

Ngày Tết, tôi tạo điều kiện cho con về thăm ông bà nội, chồng cũ cắt đứt mọi liên lạc và không trả lại con cho tôi, còn rêu rao tôi bỏ con. Thời điểm đó tôi sắp sinh, không thể đi bộ lên 5 tầng để thăm con nên đành chờ sinh xong rồi xử lý. Sau sinh, tôi lên gặp chồng cũ để đón con nhưng anh ta lấy dao đòi đâm tôi trước mặt con. Tôi đành về và tìm trường con học để thăm bé. Khi biết chuyện, anh ta yêu cầu cô giáo không cho tôi thăm. Sau này, anh ta không thể yêu cầu nhà trường cấm tôi thăm con nên tôi tranh thủ qua trường với bé.

Anh ta rất coi thường luật pháp, tại tòa án, anh ta gây chuyện với thẩm phán và vắng mặt hai lần xét xử nên quyền nuôi con thuộc về tôi. Nhưng anh ta vẫn không trả con cho tôi. Đêm nào tôi cũng nhớ và nghĩ về con nhưng sợ con chứng kiến cảnh không hay của ba mẹ, rồi con cũng đang học dang dở nên tôi không muốn bé bị xáo trộn. Không thể nói chuyện với chồng cũ, tôi thuyết phục gia đình anh ta khuyên nhủ để tôi đón con về vào cuối tuần nhưng thất bại. Hiện con tôi sắp lên lớp một, tôi rất hoang mang không biết phải làm sao. Nhiều lần tôi dò ý con, bé thích ở với mẹ nhưng sợ ba, sợ ba mẹ cãi nhau, sợ ba la mẹ.

Giờ nếu để chồng cũ nuôi con, tôi sẽ rất khó gặp bé vì lớp một khác mẫu giáo. Còn nếu nhờ pháp luật, anh ta sẽ không để mẹ con tôi yên, bé sẽ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Hơn nữa, mỗi lần gặp chồng cũ là bệnh trầm cảm của tôi tái phát, cứ uất ức trong lòng và mất ngủ. Tôi cũng không thể ôm con đi nơi khác vì còn gia đình mới, còn ràng buộc công việc, hơn nữa anh ta sẽ tìm tới gia đình chồng tôi quậy phá. Thời gian không còn nhiều, tôi phải làm sao đây? Xin chuyên gia Nguyễn Bá Đạt và mọi người hãy tư vấn và cho tôi giải pháp.

Thủy

Chuyên gia tham vấn tâm lý Nguyễn Bá Đạt gợi ý:

Gửi Thủy,

Trong tình huống của bạn, theo pháp luật, bạn mới là người có quyền nuôi con. Tuy nhiên, vì muốn chia cắt trẻ với mẹ, hoặc muốn trả thù bạn, cũng có thể chồng cũ bạn suy nghĩ rằng con sống với anh ta sẽ tốt hơn ở với bạn, nên anh ta đã đón con về sống cùng. Với tính cách không tôn trọng pháp luật, có vẻ các quyết định của tòa án không có hiệu lực. Thời điểm này, nếu bạn dùng một cách nào đó để đón con về ở cùng, chồng cũ sẽ không để bạn được yên.

Từ hoàn cảnh thực tế, bạn có thể để chồng cũ nuôi con, bạn thường xuyên đến thăm con ở trường, ngay cả khi con bạn vào lớp một. Tuy nhiên, bạn không nên tuyên bố nhường quyền nuôi con cho chồng cũ để anh ta không thể lấy lý do bạn từ bỏ quyền nuôi con. Bạn hãy duy trì hình thức này trong khoảng 6 tháng đến một năm. Việc bạn và chồng cũ không xung đột sẽ tốt cho trẻ, con bạn sẽ yên tâm sống với bố và ổn định về mặt tâm lý. Để giảm việc nhớ con, bạn nên thăm con một tuần 3 lần sau giờ học. Giải pháp này cũng có lợi cho trẻ. Con bạn sẽ có cuộc sống ổn định trong một khoảng thời gian. Em bé mới sinh cũng cần bạn và gia đình bạn tránh khỏi chồng cũ quấy rối.

Khi chồng cũ bạn ổn định tâm lý, anh ta sẽ có người phụ nữ khác. Khi tái hôn hoặc sống với người phụ nữ khác, anh ta có thể bị sức ép về việc nuôi con riêng. Trong bối cảnh đó, nếu anh ta thu xếp ổn thỏa cho con bạn, chứng tỏ anh ta cũng có năng lực làm cha và nuôi con. Nếu anh ta không nuôi được con, bị vợ mới gây sức ép, bạn hãy đón con về ở cùng cũng chưa phải là muộn.

Khi cha mẹ chia tay nhau, điều quan trọng nhất với trẻ không phải là trẻ sống với ai, mà cuộc sống của trẻ phải ổn định, không chứng kiến cảnh cha mẹ đẻ tiếp tục xung đột, trẻ nhận được sự chăm sóc của cả cha và mẹ: đến thăm, chu cấp tiền chăm sóc, mua quà, đưa trẻ đi chơi, có mặt trong những sự kiện quan trọng của trẻ. Mong bạn sớm ổn định tâm lý và vượt qua khó khăn này.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Con trai tôi từng không chịu xin lỗi, nhưng rồi một phân cảnh trong Sex Education đã giúp tôi 'gỡ rối'

Con trai tôi từng không chịu xin lỗi, nhưng rồi một phân cảnh trong Sex Education đã giúp tôi 'gỡ rối'

Gia đình - 7 giờ trước

GĐXH - Sex Education dạy tôi rằng: Nếu con bạn chưa sẵn sàng nói "xin lỗi", hãy đừng lo. Hãy ở bên con đủ lâu – bằng tình yêu, sự tin tưởng và cả sự kiên nhẫn – rồi con sẽ biết lúc nào cần lên tiếng, và khi ấy, lời xin lỗi ấy sẽ thật sự có ý nghĩa.

Người Nhật dễ thành công và giàu có bởi từ nhỏ họ đã được cha mẹ dùng 5 cách cực hay để dạy về tiền bạc

Người Nhật dễ thành công và giàu có bởi từ nhỏ họ đã được cha mẹ dùng 5 cách cực hay để dạy về tiền bạc

Nuôi dạy con - 8 giờ trước

GĐXH - Hãy xem các gia đình Nhật giáo dục con cái về quản lý tài chính như thế nào.

Nhờ một chi tiết khi xem phim Sex Education, tôi ngừng 'đòi con phải vui vẻ' mọi lúc, và điều kỳ diệu đã xảy ra!

Nhờ một chi tiết khi xem phim Sex Education, tôi ngừng 'đòi con phải vui vẻ' mọi lúc, và điều kỳ diệu đã xảy ra!

Gia đình - 9 giờ trước

GĐXH - Sex Education – dù là một bộ phim nói nhiều về giới tính – nhưng lại dạy tôi điều quan trọng hơn cả: Cảm xúc, nếu không được đối diện, sẽ luôn âm thầm lớn lên thành tổn thương. Và đôi khi, bài học nuôi dạy con không nằm ở việc giúp con vượt qua nỗi buồn thật nhanh, mà nằm ở chỗ cùng con bước qua nỗi buồn ấy một cách chậm rãi và tử tế.

Một người mẹ hỏi DeepSeek: 'Tại sao càng thương con, con càng xa cách?' - AI lạnh lùng đáp: 'Vì tình thương không đi kèm sự tôn trọng'

Một người mẹ hỏi DeepSeek: 'Tại sao càng thương con, con càng xa cách?' - AI lạnh lùng đáp: 'Vì tình thương không đi kèm sự tôn trọng'

Nuôi dạy con - 10 giờ trước

Người mẹ này từng nghĩ rằng chỉ cần yêu thương, con sẽ luôn gần gũi và lắng nghe, nhưng hóa ra chị đã sai.

Tăng Thanh Hà ngày càng được yêu mến vì dạy con khéo, đưa con đến những nơi 'nhiều điều đáng để học'

Tăng Thanh Hà ngày càng được yêu mến vì dạy con khéo, đưa con đến những nơi 'nhiều điều đáng để học'

Gia đình - 11 giờ trước

GĐXH - Dù tất bật với công việc kinh doanh, Tăng Thanh Hà luôn cố gắng dành thời gian ở bên cạnh các con.

5 câu nói này khi vợ chồng cãi nhau sẽ hủy hoại cuộc đời đứa trẻ

5 câu nói này khi vợ chồng cãi nhau sẽ hủy hoại cuộc đời đứa trẻ

Nuôi dạy con - 12 giờ trước

Không phải đòn roi, mà chính lời nói đã đẩy đứa trẻ vào cơn khủng hoảng.

Sau khi thông báo chia đều tài sản, mẹ vợ giả ốm thử lòng, con rể lộ ngay bộ mặt thật khiến bà hủy di chúc

Sau khi thông báo chia đều tài sản, mẹ vợ giả ốm thử lòng, con rể lộ ngay bộ mặt thật khiến bà hủy di chúc

Gia đình - 14 giờ trước

Con rể mặt tái mét, lắp bắp không nói được gì. Tôi đứng dậy bỏ ra khỏi phòng.

Bố chồng đi họp lớp mang về vòng vàng 100 triệu: Về đến nhà, đơ người vì 1 câu nói của con dâu

Bố chồng đi họp lớp mang về vòng vàng 100 triệu: Về đến nhà, đơ người vì 1 câu nói của con dâu

Gia đình - 20 giờ trước

Tôi không ngờ bố chồng lại giấu diếm cả nhà làm hành động này.

Top