Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chóng mặt khi đi ô tô riêng

Thứ ba, 08:59 02/07/2019 | Sống khỏe

Những tưởng, chóng mặt chỉ là triệu chứng “dành riêng” cho người đi tàu xe công cộng chứ hoàn toàn miễn nhiễm với người đi ô tô riêng, Grab Car hay xe gia đình. Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngày càng nhiều người chóng mặt, khó chịu dù đi ô tô riêng. Vì sao thế?

Nguyên nhân chính nằm ở nền nhiệt độ những ngày này đang ở mức đỉnh điểm trên 36 độ, có nơi lên đến trên 40 độ. Với nhiệt độ nền cao như thế thì trong khoang xe ô tô khi đậu bên ngoài nắng không có mái che, thì theo thử nghiệm của Tiến sĩ Bar-Or (Đại học Hamilton, Canada) cho thấy, khoang xe của một chiếc xe nhỏ (không bật điều hoà) có thể đạt 50 độ chỉ sau 20 phút và lên tới 65,5 độ sau 40 phút. Hiện tượng nóng trong khoang xe thường được chúng ta gọi là heatstroke hay hyperthermia.

Với nhiệt độ như thế, nếu một người vừa từ môi trường máy lạnh hoặc đang ngoài đường mồ hôi nhễ nhại vào xe liền dễ sốc nhiệt. Khi đó, cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, thân nhiệt cao, đầu óc choáng váng, chóng mặt, lừ đừ, mặt đỏ gay như say rượu. Nếu không xử lý kịp thời như hạ tất cả kính xe xuống, bật điều hoa của xe kèm gió thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc thậm chí là ngất xỉu.

Chính vì thế, khi sử dụng ô tô đã đậu lâu dưới trời nắng, các chuyên gia thường khuyên rằng nên mở cửa xe xuống để nhiệt độ trong xe và bên ngoài cân bằng trước khi sử dụng. Sau đó, người trong xe ô tô bật điều hòa từ vừa đến mát dịu, tránh làm lạnh nhanh, không tốt cho sức khỏe.

Việc mở cửa xe trước khi sử dụng khi xe đã bị “nung” nhiều giờ cũng giúp thoát khi benzen có trên bề mặt nhựa của bảng điều khiển, ghế, ống dẫn khí, nội thất ôtô… Ngưỡng cho phép khi tiếp xúc với benzen không quá 1 ppm, thế nhưng một chiếc ô tô đậu ngoài trời có mức benzen cao hơn nhiều lần so ngưỡng cho phép, do đó khi tiếp xúc sẽ gậy ra tình trạng chóng mặt, khó chịu ngay tức thì.

Bước lên ô tô quá nóng cũng chóng mặt, bước xuống cũng có thể bị chóng mặt theo một cách...ngược lại. Khi đang mát mẻ dễ chịu với nhiệt độ trung bình 25 độ trong ô tô, khi dừng xe ta bước ngay ra nắng nóng mùa hè 40 độ khiến chúng ta “sốc toàn tập”. Cơ thể không thể nào điều chỉnh nhiệt độ cách biệt nhiều đến thế mà không có bất kỳ nguy cơ nào ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, trước khi xuống xe, chúng ta cũng nên mở kính xe để nhiệt độ cân bằng hoặc điều chỉnh lại nhiệt độ xe hay chỉ sử dụng quạt gió để khỏi sốc nhiệt, ngã quỵ khi ra khỏi xe. Khi ra khỏi xe, người đi ô tô cũng nên bước vào bóng râm, mái che hay có ô dù để che chắn.

Trong trường hợp có người nhà sốc nhiệt do lên, xuống xe ô tô không đúng cách như trên trong những ngày nắng nóng kinh điển này, người thân hay người trợ giúp nên đưa người bệnh vào chỗ mát, cho uống nước ngay nếu còn tỉnh, cởi bỏ áo ngoác hay vật dụng không cần thiết để thoáng khí, đưa dần vào máy điều hòa đồng thời chườm túi đá vào nách, bẹn, lưng hay các khớp để hạ nhiệt cho họ. Trong trường hợp người bệnh quá chóng mặt gây hoang mang, ảnh hưởng tâm lý nhất thời thì có thể cân nhắc sử dụng thuốc có chứa Acetyl-dl-leucine để nhanh chóng cắt cơn chóng mặt giúp cho việc sơ cứu hiệu quả hơn.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Y tế - 32 phút trước

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Thấy bất thường ở ngực, người phụ nữ 38 tuổi ở Hà Nội đi khám bất ngờ phát hiện khối u hiếm gặp

Thấy bất thường ở ngực, người phụ nữ 38 tuổi ở Hà Nội đi khám bất ngờ phát hiện khối u hiếm gặp

Sống khỏe - 37 phút trước

GĐXH - U diệp thể tuyến vú thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trưởng thành. Đặc điểm lâm sàng của bệnh như: Khối không đau, phát triển nhanh, kích thước trung bình 3-5cm.

Người bệnh thoái hóa khớp gối tập luyện thế nào cho phù hợp?

Người bệnh thoái hóa khớp gối tập luyện thế nào cho phù hợp?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Tập thể dục có thể ngăn ngừa thoái hóa sụn, mất xương, ức chế viêm, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho khớp ở người thoái hóa khớp gối…

Uống sữa vào thời điểm nào hiệu quả nhất? 7 nhóm người này tốt nhất không nên dùng

Uống sữa vào thời điểm nào hiệu quả nhất? 7 nhóm người này tốt nhất không nên dùng

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Làm thế nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của sữa? Uống sữa như thế nào để không gây hại cho cơ thể? Những ai không nên uống sữa?... là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Y tế - 15 giờ trước

Lãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Y tế - 17 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Top