Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chủ tịch xã được quyền cách ly nạn nhân

Chủ nhật, 10:29 04/11/2007 | Gia đình

Giadinh.net - Chiều 1/11, các đại biểu quốc hội (ĐBQH) sôi nổi thảo luận dự Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ). Đây là dự luật mang tính xã hội cao nên được khá nhiều ĐB thảo luận, mổ xẻ, kể cả những “băn khoăn” về tính khả thi khi luật đi vào cuộc sống.

Chiều 1/11, các đại biểu quốc hội (ĐBQH) sôi nổi thảo luận dự Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ). đây là dự luật mang tính xã hội cao nên được khá nhiều ĐB thảo luận, mổ xẻ, kể cả những “băn khoăn” về tính khả thi khi luật đi vào cuộc sống.

Là người được Chủ tịch đoàn đề nghị phát biểu đầu tiên, ĐB Nguyễn Thị Kim Thuý (TP Đà Nẵng) thẳng thắn kiến nghị với cơ quan soạn thảo là Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội không nên đưa quy định về hành vi BLGĐ đối với nam, nữ không kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng vào phạm vi điều chỉnh của dự luật này, bởi nó đã được quy định rõ trong Luật Hôn nhân và Gia đình. Hơn nữa, Luật Hôn nhân và Gia đình không công nhận việc nam, nữ sống chung với nhau không có đăng ký kết hôn là vợ chồng.

Giải trình về vấn đề này, Báo cáo tiếp thu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, thực tế có nhiều thanh niên tổ chức kết hôn mà không đăng ký, sống chung với nhau như vợ chồng, hoặc có vợ chồng đã ly hôn sau đó quay lại với nhau nhưng không đăng ký lại. Vì thế, hành vi bạo lực xảy ra giữa những đối tượng này cũng cần được điều chỉnh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân và xử lý người có hành vi bạo lực.

Thiếu tướng Võ Văn Liêm (ĐB Vĩnh Long) cho rằng, BLGĐ xảy ra ở cả những gia đình có đời sống vật chất và văn hoá cao, do đó việc xây dựng dự luật này góp phần xây dựng gia đình văn hoá Việt Nam ngày càng tốt đẹp.

Tuy vậy, ĐB Liêm cũng băn khoăn: “Cha mẹ quát mắng con cái, thậm chí đánh chửi nhằm dạy bảo con cái vì con lười học, ham chơi có xác định là hành vi BLGĐ hay không? Bên cạnh đó, cha mẹ góp ý, khuyên bảo, định hướng con cái trong hôn nhân khi con mình còn quá trẻ để có thể nhận thức hết những vấn đề phải đối mặt. Khi con cái không nghe, cha mẹ buồn lòng, có khi ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ và tinh thần. Vậy ai là người có hành vi BLGĐ?”.

Trả lời về tính khả thi của dự luật cũng như một số băn khoăn của không ít ĐB, ĐB Trương Thị Thu Hằng (Sóc Trăng) cho rằng, BLGĐ không còn là mối quan tâm hay là chuyện riêng của mỗi gia đình. ĐB Hằng chứng minh, thống kê của ngành toà án cho thấy, trong 5 năm qua có 352.000 vụ việc được giải quyết, trong đó có 186.000 vụ có liên quan đến BLGĐ, chiếm 51,3%. “BLGĐ ảnh hưởng đến sức khoẻ, kinh tế, sang chấn tâm lý, tinh thần, nhất là với trẻ thơ, là nỗi đau của mỗi gia đình trong xã hội. Tôi cho rằng, dự luật này là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay”, ĐB Thu Hằng nói.

Tán thành với nhiều quy định của dự luật, tuy nhiên ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) lại cho rằng, quy định về “biện pháp cách ly” người gây ra bạo lực nếu không khéo lại gây ra những tổn hại cho gia đình.

Ví như, sau khi người chồng (vợ) bị cách ly, người vợ (chồng) lại phải nuôi con một mình. Khi đoàn tụ, họ lại có những “lục đục” với nhau do vợ hoặc chồng (nạn nhân) đã báo cáo với chủ tịch xã, nặng nề hơn, nếu nạn nhân bị xử lý hình sự thì quan hệ tình cảm trong gia đình lại khó khăn hơn.

Vì vậy, trước khi cách ly, chủ tịch xã được giao nhiệm vụ này cần được một hội đồng tư vấn, bởi không phải chủ tịch xã nào cũng hiểu biết tâm lý tốt. “Đàn ông, trong một số trường hợp cũng là nạn nhân của BLGĐ mà người vợ gây ra, vậy có “cách ly” người vợ hay không?”, ĐB Xuân kiến nghị cụ thể.

Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Trương Thị Mai: Mục tiêu là bảo vệ hạnh phúc gia đình

Thưa bà, bà nhận xét gì trước nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của Luật Phòng, chống BLGĐ?.

Tôi nghĩ, luật nào thì tính khả thi cũng có những căn cứ nhất định với điều kiện thực tiễn của xã hội Việt Nam hiện nay, nhất là đối với một đạo luật mang tính xã hội nhân văn như Luật Phòng, chống BLGĐ. Bởi vì, các vấn đề này lâu nay chúng ta điều chỉnh bằng đạo đức và dư luận xã hội. Nhưng cũng có những vấn đề mà đạo đức và dư luận xã hội không điều chỉnh được, cần sự can thiệp của luật pháp.

Có sự cộng tác của cộng đồng người dân và của chính những gia đình nạn nhân, cùng với pháp luật thì tôi nghĩ, luật này sẽ có tính khả thi.

Mục tiêu của chúng ta là bảo vệ cho gia đình hoà thuận, hạnh phúc và bền vững. Bên cạnh đó, chúng ta cũng bảo vệ một giá trị rất cao của xã hội mang tính đạo đức, tính nhân văn cao. Tuy nhiên, thực tế chúng ta vẫn phải thừa nhận có nhiều nạn nhân bị BLGĐ ở mức độ nghiêm trọng. Tôi nghĩ, đến mức như vậy thì pháp luật phải can thiệp, điều đó cũng là đạo đức xã hội.

BLGĐ phải được ngăn chặn trong tức khắc, nhưng trong Luật lại quy định cho chủ tịch xã khoảng thời gian là 12 giờ để áp dụng biện pháp cách ly. Liệu như vậy có đảm bảo được tính ngăn chặn?

Chúng tôi đang rất cân nhắc vấn đề này và sẽ nghiên cứu thêm. Đúng là trên thực tế có những xã rất là xa, nếu không cho khoảng thời gian 12 tiếng thì chủ tịch xã không đủ thời gian để xử lý. Nếu không xử lý kịp thì nạn nhân sẽ tố cáo chủ tịch xã vi phạm pháp luật. Vấn đề là làm sao phải kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực, thứ hai là đảm bảo cho người có thẩm quyền có đủ điều kiện để quyết định các biện pháp luật định. Chúng tôi đang cân nhắc quy định theo hướng chậm nhất là sau 12 tiếng, chủ tịch xã phải có quyết định và biện pháp ngăn chặn.    

H. Sơn (ghi)

 Hồng Sơn

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Con trai tôi từng không chịu xin lỗi, nhưng rồi một phân cảnh trong Sex Education đã giúp tôi 'gỡ rối'

Con trai tôi từng không chịu xin lỗi, nhưng rồi một phân cảnh trong Sex Education đã giúp tôi 'gỡ rối'

Gia đình - 15 giờ trước

GĐXH - Sex Education dạy tôi rằng: Nếu con bạn chưa sẵn sàng nói "xin lỗi", hãy đừng lo. Hãy ở bên con đủ lâu – bằng tình yêu, sự tin tưởng và cả sự kiên nhẫn – rồi con sẽ biết lúc nào cần lên tiếng, và khi ấy, lời xin lỗi ấy sẽ thật sự có ý nghĩa.

Người Nhật dễ thành công và giàu có bởi từ nhỏ họ đã được cha mẹ dùng 5 cách cực hay để dạy về tiền bạc

Người Nhật dễ thành công và giàu có bởi từ nhỏ họ đã được cha mẹ dùng 5 cách cực hay để dạy về tiền bạc

Nuôi dạy con - 15 giờ trước

GĐXH - Hãy xem các gia đình Nhật giáo dục con cái về quản lý tài chính như thế nào.

Nhờ một chi tiết khi xem phim Sex Education, tôi ngừng 'đòi con phải vui vẻ' mọi lúc, và điều kỳ diệu đã xảy ra!

Nhờ một chi tiết khi xem phim Sex Education, tôi ngừng 'đòi con phải vui vẻ' mọi lúc, và điều kỳ diệu đã xảy ra!

Gia đình - 17 giờ trước

GĐXH - Sex Education – dù là một bộ phim nói nhiều về giới tính – nhưng lại dạy tôi điều quan trọng hơn cả: Cảm xúc, nếu không được đối diện, sẽ luôn âm thầm lớn lên thành tổn thương. Và đôi khi, bài học nuôi dạy con không nằm ở việc giúp con vượt qua nỗi buồn thật nhanh, mà nằm ở chỗ cùng con bước qua nỗi buồn ấy một cách chậm rãi và tử tế.

Một người mẹ hỏi DeepSeek: 'Tại sao càng thương con, con càng xa cách?' - AI lạnh lùng đáp: 'Vì tình thương không đi kèm sự tôn trọng'

Một người mẹ hỏi DeepSeek: 'Tại sao càng thương con, con càng xa cách?' - AI lạnh lùng đáp: 'Vì tình thương không đi kèm sự tôn trọng'

Nuôi dạy con - 17 giờ trước

Người mẹ này từng nghĩ rằng chỉ cần yêu thương, con sẽ luôn gần gũi và lắng nghe, nhưng hóa ra chị đã sai.

Tăng Thanh Hà ngày càng được yêu mến vì dạy con khéo, đưa con đến những nơi 'nhiều điều đáng để học'

Tăng Thanh Hà ngày càng được yêu mến vì dạy con khéo, đưa con đến những nơi 'nhiều điều đáng để học'

Gia đình - 18 giờ trước

GĐXH - Dù tất bật với công việc kinh doanh, Tăng Thanh Hà luôn cố gắng dành thời gian ở bên cạnh các con.

5 câu nói này khi vợ chồng cãi nhau sẽ hủy hoại cuộc đời đứa trẻ

5 câu nói này khi vợ chồng cãi nhau sẽ hủy hoại cuộc đời đứa trẻ

Nuôi dạy con - 19 giờ trước

Không phải đòn roi, mà chính lời nói đã đẩy đứa trẻ vào cơn khủng hoảng.

Top