Chứng kiến bức ảnh chụp ở khoang hạng nhất máy bay, tôi nhận ra đây chính là cách người giàu truyền lại tài sản của mình cho con cháu
Bức ảnh đã khiến nhiều người không khỏi suy ngẫm.
01
Mới đây, một cư dân mạng đã chụp được một bức ảnh trong khi đang đi du lịch. Bức ảnh ghi lại cảnh tượng tại khoang hạng nhất của máy bay, một vài đứa trẻ đang chăm chỉ học tập.
Những đứa trẻ có thể ngồi ghế hạng nhất, điều kiện gia đình của chúng chắc chắn không tệ. Nhưng trong suốt chuyến đi, chúng không hề cắm mặt vào điện thoại mà cần mẫn cúi đầu học hành.
Chúng ta luôn tâm niệm con cái của những người có điều kiện mặc nhiên sẽ có tương lai tươi sáng mà chẳng cần vất vả học hành. Tuy nhiên, sự thật về giáo dục là: người càng có tiền thì càng coi trọng việc giáo dục của con cái hơn.
Trước đây từng có một cuộc khảo sát nổi tiếng cho ra kết quả, những gia đình mà ông bà, cha mẹ đều là công nhân hoặc nông dân bình thường có khả năng không phải ai cũng coi trọng giáo dục, thành ra nhiều thế hệ trong gia đình sẽ quẩn quanh ở tầng lớp thấp, muốn vươn lên sẽ khó khăn hơn. Ngược lại, với những gia đình có vận mệnh được thay đổi nhờ học hành, họ hiểu rõ tầm quan trọng của việc học và thường đầu tư mạnh mẽ vào việc giáo dục thế hệ sau. Những gia đình như vậy thường có thể duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài và tiếp tục tích lũy của cải.
Có lẽ đây chính là bí quyết truyền thừa tài sản của người giàu. Tóm lại, có thể tóm tắt trong mấy chữ: Chú trọng giáo dục.
"Ông trùm sòng bài" Hà Hồng Sân từng nói trong một bài diễn thuyết ở đại học rằng: Tôi có thể cho thế hệ sau bất cứ thứ gì, nhưng thứ duy nhất tôi không thể cho là kiến thức. Bởi vì kiến thức phải tự mình học, tự hỏi và nỗ lực hấp thụ.
Vì vậy, ông chỉ có một yêu cầu đối với các con mình, đó là phải chăm chỉ học tập.
Con trai của ông, Hà Du Quân, dù xuất thân từ một gia đình giàu có, sinh ra đã ngậm thìa vàng, không cần cố gắng cũng có thể có được mọi thứ nhưng anh lại là một "học bá" chính hiệu.
Năm 18 tuổi, anh được nhận vào cả Oxford và MIT nhờ thành tích học tập xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp chương trình đại học, anh trở thành "người trẻ nhất trong lịch sử" nhận bằng thạc sĩ tài chính của MIT.
Có câu nói: Khởi nghiệp đã khó, duy trì sự nghiệp còn khó hơn.
Làm thế nào thế hệ sau có thể tiếp nối và bảo toàn khối tài sản mà thế hệ trước để lại? Đối với một gia đình, nếu không có nhân tài chống đỡ thì gia đình đó khó có thể tồn tại lâu dài.
02
Năm 2021, Viện nghiên cứu Hurun đã phát hành "Báo cáo Giáo dục quốc tế Trung Quốc". Vào thời điểm đó, Viện nghiên cứu Hurun đã khảo sát hơn 600 gia đình có thu nhập cao trên toàn Trung Quốc. Số liệu khảo sát cho thấy giáo dục con cái là chủ đề được các gia đình có thu nhập cao quan tâm nhất, tiếp theo mới là đầu tư tài chính.
Nói cách khác, người có tiền đều đang đầu tư cho thế hệ tương lai của họ.
Trong khi trẻ em từ các gia đình bình thường đang giảm bớt gánh nặng và ủng hộ nền giáo dục hạnh phúc thì những người có tiền lại âm thầm cố gắng và không bao giờ nói về giáo dục phóng khoáng.
Triệu Tích Thành - Chủ tịch Foremost Group từng nói: Thành công trong sự nghiệp của chính bạn mới chỉ là một nửa thành công. Giáo dục con cái thành công mới là thành công thực sự.
Người ta thấy của cải được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trên thực tế, đằng sau sự truyền thừa của cải từ thế hệ này sang thế hệ khác là kiến thức và trình độ học vấn của thế hệ này sang thế hệ khác.
Nếu bạn chăm tìm tòi, bạn sẽ nhận ra con cái của những tỷ phú, triệu phú nổi tiếng mà chúng ta biết đều học ở những trường hàng đầu.
Con gái út của tỷ phú Bill Gates, Phoebe Bates mới tốt nghiệp Đại học Stanford, ngành ngành Sinh học cách đây không lâu.
Con gái út của ông chủ Huawei Nhậm Chính Phi là Yao Anna đã tốt nghiệp Đại học Harvard với bằng cử nhân về kỹ thuật máy tính và thống kê.
Moon Seo Yoon - một trong những tiểu thư Gen Z của gia tộc tài phiệt Samsung hiện là sinh viên Đại học Columbia, Mỹ - một trong những trường đại học hàng đầu thế giới.
Tri thức không chỉ có thể thay đổi vận mệnh của một cá nhân mà còn quyết định hướng đi tương lai của một gia đình. Nếu một gia đình không chú trọng đến giáo dục, không kế thừa văn hóa, tri thức thì giống như cái thùng thiếu miệng, dù có bao nhiêu nước cũng khó giữ lại và sẽ suy tàn theo thời gian.
Một gia đình không có mùi thơm của sách thì dù có giàu có đến mấy cũng không thể giữ được.
03
Nhìn đến đây, có thể có người sẽ nói, người giàu có tiền, có nguồn lực, gia đình bình thường không thể sánh kịp. Thế nhưng, thực tế là, việc coi trọng giáo dục chưa bao giờ là đặc quyền của người giàu.
Khi người có tiền đều đang cố gắng hết sức mình trong giáo dục, nếu chúng ta - những gia đình bình thường vẫn không coi trọng giáo dục, thì con cái của chúng ta sẽ không bao giờ có thể phá vỡ vận mệnh được.
Một giám đốc điều hành cấp cao của một công ty niêm yết đã chia sẻ hai sự kiện về ông và người bạn thời thơ ấu của mình.
Sự kiện đầu tiên, là về lớp học thêm.
Ở vùng nông thôn lúc bấy giờ, các lớp tiếng Anh tiểu học do giáo viên dạy các môn khác dạy xen kẽ, nhiều học sinh tốt nghiệp mà không nhận biết được hết 26 chữ cái tiếng Anh.
Lúc đầu, cha anh muốn thuê một sinh viên đại học dạy kèm tiếng Anh cho anh. Nhưng sau nhiều đắn đo, cuối cùng cha anh đã tìm đủ mọi cách để tìm một giáo viên dạy tiếng Anh có thâm niên trong thị trấn tới dạy kèm. Dù học phí cao hơn gấp đôi so với sinh viên đại học nhưng cha anh vẫn cắn răng đăng ký và đều đặn chở anh lên thị trấn để học mỗi cuối tuần.
Còn cha người bạn thơ ấu của anh lại giễu cợt, ông cho rằng việc học thêm là lãng phí tiền bạc. Sau khi lên cấp hai, người bạn thơ ấu kia của vị giám đốc dễ dàng thích nghi song tiếng Anh đã trở thành điểm yếu lớn nhất của người đó.
Sự kiện thứ hai, là chuyện hồi lên cấp 2.
Vào thời điểm đó, chưa có khái niệm về nhà ở khu học chánh, chỉ cần đủ điểm là học sinh có thể tự do lựa chọn trường học.
Khi đó, điểm của vị giám đốc cấp cao và người bạn thơ ấu đều đủ để vào trường cấp hai tốt nhất thành phố. Ngôi trường này có nguồn lực giáo viên tốt nhất và đương nhiên, học phí cũng là đắt nhất.
Khi đó, họ đứng trước hai lựa chọn.
Một là chọn trường tốt nhất nhưng lại phải gánh khoản học phí đắt đỏ.
Hai là chọn trường công lập bình thường, học phí rẻ.
Cha vị giám đốc đã chọn ngôi trường đầu tiên không chút do dự, còn người cha người bạn thời thơ ấu của anh đã chọn ngôi trường thứ hai.
Sau đó, cả hai hoàn toàn dấn thân vào những quỹ đạo cuộc sống khác nhau.
Anh tốt nghiệp một trường đại học tuyến đầu và nỗ lực từng bước trở thành giám đốc điều hành của một công ty niêm yết. Trong khi đó, người bạn thời thơ ấu tốt nghiệp đại học tuyến hai và giờ đây vẫn đang loay hoay với mức lương ba cọc ba đồng.
Một nhà giáo dục đã từng nói thế này:
"Trong thời đại đầy biến động này, các bậc cha mẹ đều đang tìm kiếm cách đầu tư tốt nhất để đảm bảo tương lai của con cái không cần lo cơm áo gạo tiền. Trên thực tế, khoản đầu tư tốt nhất thực sự ở ngay bên cạnh chúng ta - đó là con cái chúng ta".
Giáo dục tốt cho con cái, giúp chúng trở thành những người có học thức, có văn hóa, chính là khoản đầu tư tốt nhất cho nửa đời còn lại của bạn.
Kết
Khi trẻ em Do Thái vẫn còn chưa biết gì, cha mẹ chúng đã lấy ra một cuốn Kinh thánh và nhỏ một giọt mật ngọt lên đó. Sau đó, trong khi để trẻ hôn mật ong trên sách, họ sẽ nói với chúng một cách nghiêm túc: Sách rất ngọt ngào.
Dù nghèo hay giàu, hãy tạo cho con bạn một môi trường gia đình tôn trọng và kính nể tri thức. Cố gắng hết sức để giáo dục con cái là bí quyết để có một gia đình thịnh vượng.
7 điều quan trọng cha mẹ không nên bỏ qua để nuôi dạy con trai thành người đàn ông tốt
Nuôi dạy con - 16 giờ trướcGĐXH - Nếu có con trai bạn nhất định phải dạy con 7 điều này để chúng trở thành một người đàn ông đích thực.
Trẻ có 3 dấu hiệu này thì không nghi ngờ gì nữa: Trí thông minh cảm xúc vượt trội, tương lai xán lạn vô cùng
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcCon bạn có những dấu hiệu nổi bật về trí thông minh cảm xúc này không?
Nếu cha mẹ ‘lười’ làm 3 việc này thì xin chúc mừng: Con lớn lên càng dễ thành công, giàu có trong tầm tay
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcBạn sẽ không ngờ sự lười biếng này lại đem đến những lợi ích cho tương lai con.
Bố mẹ cho rằng họ đã dạy con tốt nhưng chỉ tôi mới biết, những lời trách mắng năm ấy đã để lại trong lòng tôi bao nhiêu tổn thương
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Khi sống trong môi trường bị chỉ trích, con trẻ sẽ gánh những tổn thương lâu dài rất khó hồi phục để tìm giá trị của bản thân.
8 thói quen tốt cha mẹ vun đắp con từ nhỏ còn hơn cho chúng 8 ngôi nhà
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Sức mạnh của thói quen mạnh đến mức có thể đưa một người lên thiên đường hoặc kéo họ xuống địa ngục.
4 thói quen thuở nhỏ giúp con thành công ở tương lai nhưng ít cha mẹ để ý rèn giũa
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Việc nuôi dưỡng một đứa trẻ thành tài không thể trong ngày một ngày hai mà cần cả quá trình rèn luyện.
Cách cha mẹ thông minh nuôi dạy con: Có 7 nguyên tắc áp dụng từ thuở bé
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Đối với những cha mẹ thông thái, họ có cách nuôi dạy con rất khác. Để con trở thành đứa trẻ hiểu chuyện, ngoan ngoãn thì ngay từ khi con còn nhỏ, họ đã áp dụng một số nguyên tắc dưới đây.
Con EQ cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào cách giáo dục của cha mẹ
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Một số bậc cha mẹ khi con còn nhỏ chỉ chú ý đến chỉ số thông minh IQ mà không hề biết rằng chỉ số EQ mới ảnh hưởng lớn đến sự thành công sau này của trẻ.
6 kiểu gia đình khó có thể nuôi dạy ra những đứa trẻ hiếu thảo
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Những đứa trẻ lớn lên bất hiếu thường liên quan nhiều đến cách giáo dục của cha mẹ từ khi còn nhỏ.
Bà mẹ cảnh báo các bậc phụ huynh tuyệt đối không được làm 1 điều khi con tựu trường: 'Hãy cẩn thận'
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcTheo phân tích, việc "vô tình" chia sẻ có thể mang đến những rủi ro trong tương lai.
6 kiểu gia đình khó có thể nuôi dạy ra những đứa trẻ hiếu thảo
Nuôi dạy conGĐXH - Những đứa trẻ lớn lên bất hiếu thường liên quan nhiều đến cách giáo dục của cha mẹ từ khi còn nhỏ.