Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ"

Thứ sáu, 08:27 18/02/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đó là ý kiến của bà Trần Thị Vân, Trợ lý Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam trước thông tin Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã hoàn thiện hồ sơ trình LHQ về Giải thưởng Dân số lần thứ 2, nhân dịp Việt Nam kỷ niệm 50 năm làm công tác DS-KHHGĐ.

Bà Trần Thị Vân.

Bà đánh giá như thế nào về những hoạt động của công tác DS - KHHGĐ tại Việt Nam trong suốt thời gian qua?
- Qua kết quả của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam gần đây (1989, 1999, 2009) có thể thấy công tác DS-KHHGĐ tại Việt Nam đạt được những ấn tượng đáng kể. Công tác giảm sinh đạt tốc độ nhanh đã đưa TFR (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) giảm từ 2,33 năm 1999 xuống còn 2,03 năm 2009.
 
Các thành tựu trong lĩnh vực DS-SKSS đã góp phần giúp Việt Nam đạt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ như giảm tỷ suất chết mẹ, chết trẻ em. Tỉ suất chết mẹ đã giảm đáng kể từ 160/100.000 ca sinh trong các năm 1990 xuống còn 69/100.000 (2009), tỉ suất chết trẻ dưới 1 tuổi giảm từ 36,7%o xuống còn 16%o; đóng góp vào tăng cường bình đẳng giới, giúp phụ nữ được nâng cao vị thế.

Những thành tựu này đã đóng góp nhiều vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, góp phần đưa chất lượng sống của người dân được nâng cao; tuổi thọ và thu nhập bình quân đầu người tăng...Điều đó cũng đã giúp Việt Nam thoát khỏi ngưỡng nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình trên thế giới.

Năm 2011 là năm đánh dấu mốc 50 năm thực hiện công tác DS-KHHGĐ tại Việt Nam. Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đang đề xuất và mong muốn được nhận Giải thưởng dân số của Liên Hợp Quốc lần thứ 2. Ý kiến của UNFPA tại Việt Nam như thế nào, thưa bà?

- Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ cho việc Việt Nam đề cử nhận Giải thưởng này. Năm 1999, Việt Nam rất xứng đáng nhận được giải thưởng này. Giải thưởng đã ghi nhận nỗ lực của Chính phủ và người dân Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho người dân, cùng đó là những kết quả tốt về sức khỏe, giáo dục, bình đẳng giới...

Từ đó đến nay, công tác DS-KHHGĐ tiếp tục phát triển, các chỉ số về tỉ lệ chấp nhận các biện pháp tránh thai hiện đại, an toàn khá cao, chăm sóc SKSS bà mẹ và trẻ em ngày càng được cải thiện khá nhiều so với những năm 90 của thế kỷ trước. Đặc biệt thông qua kết quả của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 cho thấy việc thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
 

Công tác chăm sóc SKSS bà mẹ và trẻ em ngày càng được cải thiện. Ảnh: Dương Ngọc

 
Ở các địa phương, điều kiện, cơ sở vật chất và trình độ cán bộ dân số - y tế được nâng cao nhiều, nhận thức của người dân về quyền tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, hiểu biết của họ về dự phòng, tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS và KHHGĐ được cải thiện rất rõ.
 
Qua các số liệu khảo sát điều tra đầu kỳ và cuối kỳ của các chương trình nâng cao chất lượng chăm sóc và sử dụng dịch vụ SKSS mà chúng tôi hợp tác với Chính phủ Việt Nam ở các tỉnh đã ghi nhận sự chuyển đổi nhận thức và hành vi của người dân, đặc biệt là nam giới và vị thành niên trong việc phòng chống HIV, phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tránh mang thai ngoài ý muốn, các hiểu biết về chăm sóc thai nghén, chăm sóc bà mẹ và trẻ em trước và sau sinh, kiến thức về bình đẳng giới, phòng chống bạo hành gia đình...
 

Bà Trần Thị Vân cho biết: “Trong giai đoạn mới, mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực DS-SKSS song vẫn cần nỗ lực nhiều hơn, nhất là việc thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn”.

Bà đánh giá như thế nào về những cơ hội và thách thức của công tác DS-KHHGĐ trong giai đoạn tới, khi Việt Nam bắt đầu bước vào thực hiện Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011 - 2020?
 
- Trong 10 năm tới, nhìn về cơ cấu dân số Việt Nam có thể thấy, cơ cấu "dân số vàng" cho chúng ta nhiều cơ hội, nhưng cơ hội đó có trở thành hiện thực, có biến thành lợi thế cho đất nước hay không, đòi hỏi phải có chính sách phù hợp. Nếu không, cơ hội sẽ biến thành thách thức. Thách thức lớn nhất là nâng cao chất lương nguồn nhân lực trẻ, chất lương giáo dục và đào tạo nghề để thanh niên vừa có kiến thức, kỹ năng và tăng thêm nhiều cơ hội việc làm cho thanh niên.
 
Tiếp theo là đảm bảo đầy đủ các phương tiện tránh thai an toàn khi số thanh niên bước vào độ tuổi sinh đẻ tăng nhưng lại kết hôn muộn. Bên cạnh đó, trong chiến lược DS-KHHGĐ giai đoạn mới cần phải chú ý đến việc mất cân bằng giới tính khi sinh đang gia tăng, với những hệ lụy đã được cảnh báo. Đáng lưu ý là tâm lý thích sinh con trai trong người dân còn nhiều, trong đó có không ít người có trình độ văn hóa, có thu nhập cao vẫn còn tư tưởng này.

Theo bà, Việt Nam cần làm gì để thực hiện được tốt Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011 - 2020?

- Việt Nam đã đạt được mức sinh thay thế nhưng không có nghĩa là không cần đầu tư tiếp cho công tác DS-KHHGĐ. Đầu tư nguồn lực cần tiếp tục và nhiều hơn để đảm bảo duy trì được thành tựu và ứng phó với những thách thức mới. Việt Nam cần có các nghiên cứu, và thực hiện các chiến lược tuyên truyền, giáo dục sâu rộng nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi cho các đối tương, đặc biệt là sự tham gia tích cực hơn của nam giới. Các chương trình an sinh xã hội cho người cao tuổi, chăm sóc trước sinh và sơ sinh... cần có sự vào cuộc, tham gia phối hợp của các ngành khác.

Chất lượng dân số qua chăm sóc sàng lọc trước sinh và chăm sóc sơ sinh ở nhiều nơi đã được quan tâm lớn và họ đã tiến rất xa. Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến nâng cao chất lượng dân số. Do đó, theo tôi để có những công dân khỏe mạnh đáp ứng được nguồn nhân lực cao trong tương lai, đòi hỏi phải đầu tư để đảm bảo đứa trẻ khoẻ mạnh, tránh được dị tật bẩm sinh ngay từ khi còn trong bụng mẹ... Sự đầu tư đó cũng không chỉ là về máy móc, kỹ thuật mà còn cả về con người - cụ thể là các cán bộ dân số, y tế ở cơ sở cần có đủ năng lực, trình độ đáp ứng được công tác chăm sóc SKSS/KHHGĐ trong giai đoạn mới. 

Trân trọng cảm ơn bà!

          Hà Thư

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Collagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Hạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Khi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ngày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Top