Chương trình tổng thể BCS tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020: Tránh “cháy hàng”, dư thừa
GiadinhNet - "Chương trình tổng thể bao cao su (BCS) có ý nghĩa rất lớn đối với công tác DS-KHHGĐ, phòng chống HIV, phòng chống tệ nạn mại dâm, phòng chống các bệnh lây lan qua đường tình dục".
Theo TS Dương Quốc Trọng, thời gian qua, dù tỉ lệ sinh giảm và Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế nhưng nhu cầu về các phương tiện tránh thai (PTTT) đang ngày càng tăng. Việt Nam có 25 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và sẽ tiếp tục tăng cao, đạt cực đại vào giai đoạn 2020 - 2025. Vì vậy, nhu cầu về các biện pháp tránh thai (BPTT) không hề giảm đi mà tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.
Việt Nam đang bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng và giai đoạn này sẽ kéo dài 30 - 40 năm. Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn cũng đồng nghĩa với việc những người này có hoạt động tình dục, cần được bảo vệ tránh thai ngoài ý muốn, phòng ngừa HIV và phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD). Bên cạnh đó, kết quả Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên (VTN,TN) Việt Nam (SAVY) lần thứ 2 cho thấy, tỉ lệ sinh hoạt tình dục ở VTN,TN tăng cao cũng khiến cho nhu cầu sử dụng BPTT, đặc biệt là các biện pháp tạm thời như BCS, thuốc viên tránh thai sẽ tăng lên.
Trong 10 năm tới, đòi hỏi nhu cầu hàng tỷ chiếc BCS, trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Theo dự báo, tổng nhu cầu BCS giai đoạn 2011 - 2020 cần tới 2,147 tỉ BCS. Tuy nhiên, nguồn BCS tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu trước năm 2009 chủ yếu phụ thuộc viện trợ, thì sau năm 2010 - khi Việt Nam thoát khỏi ngưỡng nước nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình - thì chưa có nhà tài trợ nào cam kết viện trợ BCS cho chương trình DS-KHHGĐ. Chỉ có 62 triệu chiếc BCS do PEPFAR hỗ trợ cho chương trình phòng chống HIV/AIDS. Trong khi đó, việc phân phối BCS chưa có sự liên kết thống nhất giữa các chương trình DS-KHHGĐ, phòng chống các bệnh LTQĐTD, phòng chống HIV/AIDS (thuộc Bộ Y tế) và chương trình phòng chống tệ nạn xã hội (thuộc Bộ LĐ, TB&XH) dẫn đến giảm hiệu quả đầu tư do chồng chéo, phân tán nguồn lực.
Chia sẻ khó khăn, bà Lê Thị Hà - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, (Bộ LĐ, TB&XH) cho biết, theo kết quả giám sát trọng điểm năm 2010 tỉ lệ nhiễm HIV ở nhóm nữ bán dâm là 4,6% và có xu hướng tăng dần, chiếm tỉ lệ lớn hơn so với trước đây. Đánh giá chung 6 tháng đầu năm 2011, tình hình dịch HIV vẫn ở trong giai đoạn tập trung, chủ yếu ở nhóm có hành vi, nguy cơ cao. Còn ông Phạm Đức Mạnh - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, nếu ước tính nhu cầu BCS, cho chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV tại Việt Nam, theo nguồn chi trả thì giai đoạn 2011 - 2020 cần hơn 452 triệu BCS (khoảng 271 tỉ đồng).
![]() |
Công tác truyền thông để người dân sử dụng BCS phòng tránh thai, phòng HIV là hết sức cần thiết. |
"Công tác truyền thông thay đổi hành vi, để người dân sử dụng BCS phòng tránh thai, phòng chống HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục là cần thiết, bền bỉ, lâu dài và cần tăng cường hơn nữa trong thời gian tới." |
Ông Đỗ Ngọc Tấn, Vụ trưởng Vụ DS-KHHGĐ, Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, Chương trình tổng thể về BCS nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, thực hiện công tác xã hội hoá và phát triển bền vững của từng chương trình. Đặc biệt, chương trình tổng thể này cũng là phần không tách rời trong các chương trình, dự án bảo đảm an ninh hàng hóa SKSS/KHHGĐ để thực hiện Chiến lược DS-SKSS và Chiến lược phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2011 - 2020 và chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015.
Ngay sau khi phê duyệt Chương trình tổng thể, Bộ Y tế đồng thời ban hành quyết định thành lập Ban Điều phối và Tổ Chuyên trách của Chương trình nhằm giúp các chương trình liên quan đến BCS có sự phối kết hợp chặt chẽ để quản lý, cung ứng, sử dụng BCS một cách hiệu quả nhất. TS Dương Quốc Trọng - Trưởng ban Điều phối khẳng định, vai trò của Ban Điều phối là chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, kỹ thuật và chỉ đạo xây dựng kế hoạch hành động, đánh giá sát nhu cầu.
Ông Phạm Nguyên Bằng - đại diện UNFPA đánh giá cao quyết định phê duyệt Chương trình Tổng thể BCS của Bộ Y tế, coi đây là sự khẳng định cam kết đối với công tác chăm sóc SKSS/KHHGĐ.
Đại diện UNFPA cho rằng, Chương trình tổng thể BCS là một chiến lược, cách thức để khuyến khích mọi người có nguy cơ đều được tiếp cận và sử dụng BCS vào lúc cần và với mức giá có thể chi trả được, khuyến khích họ sử dụng đúng cách.
Theo đó, Việt Nam đang trải qua giai đoạn đặc biệt của sự phát triển kinh tế - xã hội với sự thay đổi mạnh mẽ của cơ cấu dân số. Lực lượng lao động "dân số vàng" đòi hỏi cấp thiết những nhu cầu cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Theo đại diện của UNFPA, Chương trình tổng thể đã có thể bao gồm can thiệp (lập trình) ngay từ khi BCS được sản xuất, nhập khẩu, phân phối đến tay người tiêu dùng và cách thức sử dụng. Ông Bằng cũng lưu ý vai trò truyền thông của tiếp thị xã hội (TTXH) BCS để thúc đẩy mở rộng thị trường, đảm bảo cung cấp cho khách hàng mua và sử dụng đúng. Chương trình cũng đòi hỏi sự điều phối của các bên tránh dư thừa, cháy hàng và quá hạn của BCS.
Ông Bằng nhấn mạnh, UNFPA sẽ hỗ trợ Chương trình cả bằng kỹ thuật và sự vận động đảm bảo kinh phí cung cấp BCS nam, nữ trong các chương trình mục tiêu quốc gia như HIV và DS-KHHGĐ.
TS Dương Quốc Trọng cho biết, đồng thời với Chương trình Tổng thể BCS giai đoạn 2011 - 2020, Bộ Y tế cũng phê duyệt Đề án TTXH các PTTT dùng trong KHHGĐ. Tổng cục DS-KHHGĐ đã thành lập Ban quản lý mô hình TTXH các PTTT; đẩy mạnh TTXH, không để thiếu BCS. Còn đối với người dân nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, Nhà nước sẽ có chương trình cung cấp BCS miễn phí. TS Trọng đề nghị các nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và PTTT để giúp Việt Nam cung cấp và đảm bảo nhu cầu tổng thể về BCS trong giai đoạn tới.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 13 giờ trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.