Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện buồn ở phá Tam Giang

Thứ bảy, 07:57 27/06/2009 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - Kể từ khi phá Tam Giang không còn mênh mang cá tôm, cũng là lúc hàng trăm hộ dân vạn đò ở xã Vinh Hiền (Phú Lộc) chật vật mưu sinh. Vất vả, nhưng những người dân nơi đây vẫn đẻ nhiều khiến cuộc sống càng vất vả hơn…

Làm cật lực vẫn không đủ sống

Ánh hoàng hôn cuối cùng buông xuống, xóm vạn đò lại chìm sâu vào bóng tối. Sau bữa cơm chiều, người người nối nhau hối hả mang theo đồ nghề "gieo mình" xuống phá mưu sinh. Trên thuyền chỉ còn lại ông bà già và những đứa trẻ chung niềm hi vọng người thân được gặp may nơi nộ trò, nộ sáo.
 

Vì đẻ nhiều nên cuộc sống người dân đã vất vả càng vất vả hơn (Ảnh: PV).

Đã mấy ngày nay, lão ngư Trần Thịnh (70 tuổi) không buồn giăng lưới. "Ông vua sông nước" một thời chua xót: "Tôm cá phá Tam Giang giờ kiệt rồi". Nhấp chén rượu chát, ông nhớ lại thời kỳ "hoàng kim", cái thời mà ông nội của ông phiêu dạt đến đây cùng với nhiều ngư dân vạn đò khác lập thành "xóm thuyền" mặc sức tung hoành trên phá Tam Giang rộng lớn. Cái thời mà dân sông nước có thể ung dung sống với phương châm "ngày làm tháng ăn" khi lưới văng ra là cá tôm tự chui đầu vào và chỉ việc đem đi đổi gạo.

Nhưng rồi những chuyến "đi săn" của dân vạn đò không còn mang lại niềm vui khi cá tôm mỗi ngày một ít và hiện tại hầu như không còn.

Đã nghèo lại mặc sức đẻ…

Cuộc sống sông nước đã tạo "điều kiện" cho dân vạn đò Vinh Hiền mặc sức sinh đẻ. Từ chỗ ban đầu chỉ một vài hộ, trải qua năm đời con số đó đã tăng lên hàng trăm. Cứ một thế hệ mới ra đời, mỗi gia đình lại tách ra thành 7 - 8 hộ. Đời nay qua đời khác, dường như những cư dân vạn đò xem đẻ nhiều con cái là "niềm vui" để tiếp tục duy trì cuộc sống. Nhưng vui đâu chưa thấy mà chỉ thấy vất vả, nhọc nhằn…

Cả xóm có gần 150 hộ, thì nhà nào nhà nấy đều có số khẩu trên hàng chục người. Thậm chí cách đây 2 - 3 năm, dân vạn đò còn mang những suy nghĩ lạc hậu, cổ hủ như: Kết hôn không cần đăng ký, đẻ con không cần khai sinh... thì chuyện đẻ nhiều trở thành một "phong trào". "Ở cái xứ này, trẻ con cứ qua 15 tuổi là đã tính chuyện lập gia đình. Kiến  thức lẫn nhận thức đều không có nên sinh đẻ vô tội vạ. Mặc dù cán bộ dân số đã đi rã chân để tuyên truyền vận động bà con sinh đẻ ít nhưng xem ra còn vất vả nhiều mới chuyển biến được nhận thức của bà con…" - chị Trần Thị Hạnh, cán bộ dân số xã chua xót.
Cũng theo chị Hạnh, đã nhiều lần cán bộ dân số xã ra sức vận động nhưng "kế hoạch hóa gia đình" là cụm từ mà người dân ở đây hầu như ít khi nhắc đến. Những ông bố, bà mẹ dù tuổi đời chưa phải là nhiều nhưng cũng đã con đàn cháu đống. Lấy chồng từ năm 17 tuổi, đến nay vẫn ở ngưỡng đầu 2 mà chị Văn Thị Huê đã đẻ liên tục 8 đứa con. Chồng chị, anh Trần Tiến (45 tuổi) cũng là dân vạn đò trong xóm. Cả hai vợ chồng làm cật lực nhưng cũng không đủ cái ăn, cái mặc cho lũ trẻ. "Biết đẻ nhiều như thế mà không lo được cho con cái thì chúng sẽ khổ nhưng thuyền bè chật chội, công việc thì ít, rỗi rãi lại chẳng biết… làm gì?! Chỉ mong sao đến đời con, đời cháu mình sẽ thoát khỏi kiếp lênh đênh", anh Tiến tâm sự.
 

Lũ trẻ làng chài rất ít có cơ hội đến trường (Ảnh: PG).

Những gia đình mà 3 thế hệ đều sống chung trên thuyền như ông Thịnh, ông Nghê... thì vào bữa ăn, số khẩu tham gia có khi lên tới hơn hai chục. Cuộc sống khắc nghiệt trên phá không làm giảm “công suất” của những “chiếc máy đẻ" mà ngược lại, càng thôi thúc họ hoạt động mạnh hơn.

Mặc dù đã có 5 đứa con nheo nhóc, nhưng vợ chồng anh Tăng chuẩn bị đón đứa thứ 6. "Cả hai vợ chồng đã nhiều lần quyết tâm không đẻ nữa nhưng không biết làm cách nào. "Trời sinh voi ắt sinh cỏ", đành mặc cho số phận vậy", anh Tăng thở dài.

Với nhận thức lạc hậu như thế, chắc chắn cuộc sống cư dân vạn đò còn vất vả nhiều. Những người làm công tác dân số như chị Hạnh  vẫn ngày đêm miệt mài đến từng con đò, phát thuốc, phát bao cao su, tuyên truyền để bà con nâng cao hiểu biết. Nhưng nếu đối tượng vẫn khăng khăng "ôm" cái tư duy lạc hậu ấy thì xem ra các cán bộ dân số còn phải vất vả nhiều…
 

Nheo nhóc, vất vả do đẻ nhiều (Ảnh: PV).

Có một điều hết sức đau lòng mà những người dân vạn đò có thể lấy cớ để đẻ nhiều là thỉnh thoảng trong xóm lại có trẻ em chết đuối. Cuộc đời ông Thịnh không biết đã bao lần chứng kiến những đứa trẻ bị "Hà bá" bắt đi. Bản thân ông cũng đã hai lần chịu nỗi đau mất con vì sông nước. "Con cái đông mà thuyền thì chật, sơ sẩy là chúng rớt xuống sông. Phát hiện kịp thì may ra còn cứu được chứ để chừng dăm ba phút là tai hoạ ngay. Tui luôn dặn con cái là phải hết sức canh chừng đám trẻ nhưng rồi cũng không tránh khỏi những mất mát thương tâm", ông Thịnh nói.

Thiếu ăn, thiếu mặc, những "mầm non" vạn đò trên phá vào đời từ rất sớm. Tuổi thơ của chúng chỉ kéo dài từ khi lọt lòng đến chừng 5 - 6 tuổi sau đó phải rong ruổi trên đầm, trên phá mưu sinh. Khi trẻ em những nơi khác chuẩn bị cắp sách đến trường thì với nhiều đứa trẻ vạn đò trên phá bắt đầu cuộc hành trình trở thành một "lao động chính". Với chúng, học chữ là một điều gì đó vô cùng xa lạ và "không quan trọng" bởi có một điều bức thiết hơn là kiếm sống qua ngày…

Quá khổ cực vì không biết chữ, ông Thịnh đã "hi sinh" 6 người con trước, tập trung dồn cho đứa con gái út tìm chữ. Trời nắng cũng như trời mưa, ông chèo thuyền đưa cháu Hân đến trường và nỗ lực của ông cũng đưa được con bé lên lớp 8. "Cho dù không đủ ăn đi nữa thì tui vẫn gắng cho con bé đến trường. Nó học cũng khá, chỉ mong lên được cấp III để làm gương cho mọi người phấn đấu", ông Thịnh mong muốn.

Cư dân  nơi đây rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng để ổn định cuộc sống, vơi bớt khó khăn. Nhưng vất vả vẫn mãi sẽ vất vả, nếu họ không "tự cứu mình" trước mà vẫn sinh đẻ vô tội vạ như thế!     

Hoàng Lê

 

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top