Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện chưa kể xung quanh công dân thứ 90 triệu

Thứ năm, 13:18 30/01/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đúng 2h45 phút ngày 1/11/2013, công dân thứ 90 triệu của Việt Nam – bé Nguyễn Thị Thùy Dung (quê tại thôn Hoàng Xá, xã Nam Chính, huyện Nam Sách, Hải Dương) đã cất tiếng khóc chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội).

Chuyện chưa kể xung quanh công dân thứ 90 triệu 1

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đón công dân thứ 90 triệu  tại BV Phụ sản Trung ương. Ảnh: Chí Cường

 
Đây là sự kiện đặc biệt, có ý nghĩa rất lớn, được xem là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của đất nước nói chung và công tác DS-KHHGĐ nói riêng.
 
“Án binh” trong bụng mẹ

Một ngày giáp Tết Giáp Ngọ 2014 (gần 3 tháng sau khi bé Dung chào đời), chúng tôi tìm về thôn Hoàng Xá, xã Nam Chính – quê hương của công dân thứ 90 triệu. “Chị cứ hỏi “Đường Bác Hồ về thăm”, đi thẳng khoảng gần 1km là tới nhà em chị ạ!”, chị Lê Thị Duyên (mẹ bé Dung) nhắn khi biết tin chúng tôi về thăm gia đình.

Bế con ra đón chúng tôi từ đầu ngõ, vừa đi anh Nguyễn Văn Dũng (SN 1982), bố bé Dung vừa chỉ tay giới thiệu cơ ngơi của gia đình gồm ao cá, vườn cây, khu vực nuôi lợn (gần 100 con) được quy hoạch khá bài bản. “Hồi trước tất cả đây đều là ruộng. Mùa nước lên ngập cả cánh đồng, có dạo còn ngập đến thắt lưng.
 
Từ năm 2003, xã Nam Chính có chính sách cho phép người dân trong xã ra lập trang trại và được sử dụng đất trong 50 năm rồi hoàn trả nhà nước, tôi cũng mạnh dạn “tách làng” ra đây. Ban đầu cũng khó khăn lắm! Đào ao, đắp đất dựng nhà, rồi năm 2006 xây dựng gia đình! Mới đó mà đã 10 năm rồi! Giờ chỗ này thành ra lại là chỗ cao nhất làng đấy!”, ông bố trẻ hào hứng!
 
Chuyện chưa kể xung quanh công dân thứ 90 triệu 2

TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ chào đón công dân thứ 90 triệu. Ảnh: Lương đảng

Ngôi nhà nhỏ hai gian xinh xắn rộng chừng gần 30m2 của vợ chồng chị Duyên (SN 1986) được cất lên sau bao cố gắng. Trong gian phòng khách giản dị, bức ảnh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến rạng rỡ bế bé Dung trên tay được phóng to, treo trang trọng. “Kỷ niệm không thể quên nhà báo ạ! Con gái út được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan bế cơ mà!”, anh Dũng hồ hởi.

Trên vị trí cao nhất giá sách của bé Thùy Dương – cô con gái lớn là hộp quà chúc mừng của Văn phòng Chủ tịch nước, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, Tổng cục DS - KHHGĐ vẫn được gói cẩn thận. Thấy tôi ngạc nhiên, anh Nguyễn Văn Hoài - Phó phòng Truyền thông - Giáo dục, Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh Hải Dương góp chuyện: “Hôm gia đình và bé Dung về, Chi cục và Trung tâm DS - KHHGĐ huyện đã về thăm, chúc mừng. Hôm đó, bố mẹ cháu bé còn chưa “chịu” mở quà của Phó Chủ tịch nước, định giữ gìn mãi để làm kỷ niệm đấy!”.
 
Chuyện chưa kể xung quanh công dân thứ 90 triệu 3

Niềm hạnh phúc đến bất ngờ với gia đình anh Nguyễn Văn Dũng khi con gái trở thành công dân “đặc biệt”.

Khi tôi hỏi thăm sức khỏe công dân thứ 90 triệu của đất nước, chị Duyên mỉm cười: “Trộm vía, cháu ngoan, ăn tốt! Đêm không mấy khi quấy mẹ đâu!”. Bên cạnh chị Duyên, anh Dũng cười vang: “Ôi, công dân 90 triệu, nhiều sự kiện lắm! Nhà tôi cũng bị xáo trộn cuộc sống đi chút đấy!”.

Tiếp lời chồng, chị Duyên thật thà kể: “Có bao giờ nhà tôi nghĩ tới chuyện đó đâu! Người ta bảo sinh con so (con đầu lòng) thường sớm ngày, con rạ thường đúng ngày dự sinh, có chệch thì cũng chỉ vài ngày. Nhưng bé Dung lại quá mất gần 10 ngày mà chưa có dấu hiệu gì “đòi ra”. Hoảng quá, vợ chồng chở nhau lên bệnh viện huyện khám thai. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán tim thai yếu và chuyển thẳng lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Nằm tại bệnh viện tỉnh 4 ngày trời mà vẫn chưa thấy “động đậy” gì, gia đình cũng sốt ruột. Bố cháu quyết định đưa tôi lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương”.

Vậy là chiều 31/10, hai vợ chồng cùng mẹ đẻ chị Duyên đã có mặt tại khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương. “Ở quê, chúng tôi có biết thông tin về công dân thứ 90 triệu đâu. Hay là cháu biết chuyện nên cố tình “án binh nằm chờ” trong bụng mẹ?”, chị Duyên hóm hỉnh nói.

Sinh con gái sướng thế đấy!

Anh Dũng cho biết, sau sinh khoảng gần 2 giờ đồng hồ, vợ chồng, con cái được “đoàn tụ”. Điều dưỡng trưởng Bệnh viện Phụ sản Trung ương Nguyễn Thị Vinh cùng chị Vũ Thị Liên Hương – Phó Vụ trưởng Vụ Qui mô Dân số - KHHGĐ (Tổng cục DS – KHHGĐ) đã có mặt tại giường sản phụ và thông báo: Bé Dung của gia đình đã may mắn được chọn là công dân thứ 90 triệu của nước Việt Nam.

“Nói thật là lúc đó tôi chưa hiểu gì. Hoàn toàn bất ngờ và rất xúc động! Vợ khỏe con khỏe là tôi mừng rồi, vậy mà còn được chọn là công dân đặc biệt nữa!”, anh Dũng tâm sự. “Trước đó nhà tôi có bao giờ nghĩ tới điều đó đâu. Con dâu đi sinh trên Hà Nội, ai ở nhà cũng chỉ mong “mẹ tròn con vuông”. Sáng hôm 1/11, Dũng gọi điện về bảo tôi mở tivi mà xem nhà con lên truyền hình, tôi còn chưa kịp hiểu chuyện, phải giải thích một lúc thì mới biết tin vui. Tivi nhà lại hỏng, thế là tận trưa tôi mới sang nhà hàng xóm xem nhờ khi chương trình phát lại”, bà Phạm Thị Nhanh (mẹ anh Dũng) nói.
 
Chuyện chưa kể xung quanh công dân thứ 90 triệu 4

Bé Thùy Dung khi đầy tháng. Ảnh: V.Thu

Tôi hỏi chuyện cảm xúc và suy nghĩ của anh lúc được “diện kiến” trực tiếp Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, anh Dũng, chị Duyên mỉm cười: “Cũng run lắm chứ. Ngày 1/7/2012, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã về xã Nam Chính phát động phong trào Vệ sinh yêu nước, ngày đó tôi chỉ có dịp nhìn từ xa vì đông người quá, chứ chưa một lần nghĩ có thể gặp Phó Chủ tịch nước, Bộ trưởng trực tiếp đến vậy. Con tôi lại còn được các vị lãnh đạo bế trên tay, căn dặn, tặng quà nữa, còn niềm hãnh diện nào bằng”.

Sau hai ngày sinh em bé, ngày 3/11, gia đình đã được Bệnh viện đưa về tận nhà. Từ hôm đó, nhà bé Dung lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười, lời hỏi thăm của họ hàng, bè bạn. Nhưng cũng có những  chuyện rất buồn cười đã xảy ra.

“Tôi ra chợ, có người bảo: “Nhà Dũng thế mà sướng, vừa được con vừa được tiền! Những 90 triệu cơ mà!”. Hóa ra là bà con nghe bập bõm qua tivi, đài báo chỉ nghe được câu “90 triệu”, họ cứ tưởng em tôi được “thưởng” 90 triệu đồng”, chị Nguyễn Thị Nhiệm (chị gái anh Dũng) bật cười kể.

“Còn có người hỏi, được cả nửa xe sữa để nuôi con à?”; “Lại còn được nhà nước trợ cấp nuôi đến tận 18 tuổi. Sinh con gái sướng thế đấy!”… Nhiều lắm! Lại có người góp vui: Sau này cả xã được nhờ rồi!. “Nhờ” thì chưa dám nói, nhưng gia đình được niềm vui, kết nối được họ hàng, anh em từ những miền quê khác là được rồi”, bà Nhanh phấn khởi nói.

Tết – anh em đông đủ hơn nhờ em bé 90 triệu

Đôi vợ chồng trẻ cũng cho biết, từ hôm được “lên tivi”, anh chị liên tục nhận được rất nhiều cuộc điện thoại chúc mừng của anh em bạn bè từ phương xa. Riêng ngày hôm đó (1/11), anh Dũng đã phải đổi sim điện thoại sang máy khác để có thể dùng pin lâu hơn.
 
Chuyện chưa kể xung quanh công dân thứ 90 triệu 5

Bé Dung và chị gái. Ảnh: Võ Thu

Đón chào một sự kiện lớn không chỉ của riêng gia đình mà của cả xã hội, tôi hỏi: “Vậy chắc Tết năm nay sẽ khác biệt mọi năm, phải không ạ?”. Anh Dũng cười vui: “Hẳn rồi! Từ hôm biết tin cháu Dung may mắn trở thành công dân thứ 90 triệu của đất nước, được cả thế giới biết đến, nhiều anh chị em hai họ gọi điện về không chỉ cho tôi mà còn cho ông bà nội ngoại để chúc mừng. Quan trọng nhất là ai cũng hứa hẹn sẽ về quê hương sum họp. Anh chị em toàn người ở xa, kẻ Nam, người Bắc, ngày lễ, ngày Tết đi lại cũng khó khăn, cách trở. Nhiều người mấy năm nay chưa về quê. Nhưng vì sự kiện trọng đại này, anh chị em sẽ về tụ họp, thế là hạnh phúc, ấm áp lắm rồi nhà báo ạ!”.

“Vậy thì bà nội, chị Duyên lại vất vả chuẩn bị đồ Tết đón chào con cháu xa quê rồi!”, tôi nói vui. Bà nội bé Dung cười lớn: “Chỉ sợ các cháu ăn không hết thôi! Nhà báo cũng tranh thủ về với gia đình cháu lần nữa nhé!”.

 

Phóng viên thức đêm chờ… đẻ

“Đời nông dân như tôi chưa bao giờ gặp nhà báo, nói gì đến chuyện bị nhiều nhà báo “quây” cùng một lúc như hôm đó.
 
Chị là nhà báo đầu tiên tôi gặp đấy, lúc đó còn bình tĩnh chút. Sau đó tự nhiên một lúc ùa vào bao nhiêu là anh chị nhà báo, ai cũng hân hoan chúc mừng. Tôi đâm ra luống cuống. Lúc đó nói thật là tôi chỉ biết cười, các nhà báo hỏi gì trả lời nấy chứ cũng không nghĩ ra gì thêm. Có anh nhà báo cầm máy ảnh to lắm, bảo nhỏ với tôi: “Vì anh chị, vì bé Dung, cả đêm chúng em ngồi chờ đấy!”. Tôi có hiểu gì đâu! Có ai nghĩ đến chuyện trong này vợ mình đẻ, ngoài kia phóng viên thức trắng đêm chờ đâu”, anh Dũng tâm sự.

Em bé của sự may mắn

Bà Phạm Thị Nhanh – bà nội bé Dung hồi hởi cho biết: “Hôm bé được xe của Bệnh viện đưa về tận nhà, ai cũng bảo đây là “em bé may mắn”!
 
Ngay hôm sau, cả nhà lại đón tin vui nữa, vì nước sạch đã về tận nhà. Vậy là từ nay, gia đình đã có nước sạch dùng, khỏi phải dùng nước giếng khoan, đi xách nước sạch từ nơi khác về nữa. Ngày trước, nước giếng khoan ở đây đỏ quạch, bẩn lắm! Nhà tôi không mê tín, nhưng nghe đâu, năm Quý Tỵ 2013 thuộc mệnh Thủy (Trường lưu thủy - dòng nước lớn), cháu nội tôi đúng là mang nước về cho cả nhà cô ạ!”.
 
Võ Thu
hoangthanhthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Top