Chuyện của những nhà giáo đang gieo chữ, trồng người giữa đại ngàn Trường Sơn
GiadinhNet - Bỏ mặc những lời khuyên của người thân, sự hiểm nguy luôn rình rập và bao khó khăn bủa vây, những giáo viên “cắm bản” vẫn ngày đêm miệt mài gieo chữ giữa đại ngàn Trường Sơn.
"Gieo con chữ" giữa đại ngàn Trường Sơn
Giữa màu xanh của những miền sơn cước tỉnh Quảng Bình vẫn ngân vang tiếng ê a của những em nhỏ, có bóng hình người giáo chức đang cần mẫn gieo những con chữ với ước mơ xây dựng tương lai tươi đẹp hơn cho những mầm non nơi đại ngàn.
Cô Cao Thị Hoằng tới nhà trò chuyện cùng phụ huynh và học trò
Để tới được Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS số 2 Trọng Hóa nằm trên địa bàn xã biên giới nghèo Trọng Hóa thuộc huyện Minh Hóa chúng tôi phải vất vả gần cả buổi sáng, vượt hàng chục km đường rừng hiểm trở.
Chia sẻ với chúng tôi, thầy Trần Trọng Lam, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, với những người dân xã Trọng Hóa, cái đói, cái nghèo luôn là nỗi lo thường trực, vậy nên việc học tập của con cái chưa được quan tâm đúng mức.
"Trọng Hóa có 8 điểm trường với 527 em học sinh, đa số các em là người dân tộc thiểu số nên việc dạy học cho các em gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng các thầy cô luôn nỗ lực hết mình để các em có được kiến thức, sau này có cuộc sống tốt hơn", thầy Lam cho biết.
Vào thăm Bản Si, trò chuyện cùng cô Cao Thị Hoằng, giáo viên cắm bản, chúng tôi trân quý hơn những hy sinh và đóng góp của những người gieo chữ giữa đại ngàn. Cô giáo Hoằng cho biết mình đã có gần 10 năm cắm bản ở các điểm trường vùng biên giới xã Trọng Hóa. Kể về những ngày đầu mới lên cắm bản, bao khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện ăn ở, đi lại cùng sự bất đồng ngôn ngữ bủa vây như muốn xua đuổi người người giáo viên trẻ khỏi núi rừng. Thế nhưng tình yêu thương đối với những đứa trẻ người Khùa, người Mày nơi đây đã là động lực để cô cùng đồng nghiệp vượt khó bám trụ.
"Ở giữa rừng, học sinh chủ yếu là người đồng bào nên việc dạy và học khó khăn rất nhiều so với vùng xuôi. Phương pháp dạy cũng cần có những thay đổi phù hợp với các em. Thương các em nên tôi mong sao kiến thức giúp tương lai của các em tốt đẹp hơn", cô Hoằng cho biết.
Cô giáo cắm bản Đỗ Thị Hồng Lê kể về những kỷ niệm với học sinh.
Tại bản Nước Đắng, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, cô Đỗ Thị Hồng Lê cũng hằng ngày "gieo con chữ" cho những em nhỏ người Bru – Vân kiều. Cô phải xa con, xa chồng, xa người thân, bạn bè, cuộc sống khó khăn thiếu thốn để hoàn thành ước mơ và nhiệm vụ trồng người giữa rừng.
"Lên đây, cuộc sống khó khăn, muốn vào bản phải đi thuyền cả tiếng từ trung tâm xã. Nhiều lúc, tôi khóc thầm vì nhớ con, nhớ nhà. Cũng may các em cũng có cố gắng học tập, dân bản thương yêu nên có thêm động lực để dạy dỗ các em", cô Hồng Lê cho biết.
Với những thầy cô đang cắm bản, họ phải trải qua những ngày tháng đầy gian khó. Họ phải đánh đổi biết bao mồ hôi, nước mắt, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng để gieo chữ, gieo tương lai cho những mầm non giữa đại ngàn.
Người thầy dầm mình trong cơn lũ giúp đỡ người dân
Không chỉ dạy cái chữ cho học sinh, một số nhà giáo còn dùng hành động thực tiễn của bản thân để dạy học sinh cách "làm người có ích". Thầy Võ Văn Chính (SN 1990), giáo viên Trường Tiểu học Quảng Phương A, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), người đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm để cùng nhóm bạn ứng cứu kịp thời, cấp phát lương thực cho nhiều người dân trong cơn lũ dữ sau giờ tan trường.
Đại diện Báo Gia đình và Xã hội trao quà cho giáo viên cắm bản tại hai bản Nước Đắng và Hôi Ráy, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình
Theo dòng hồi tưởng, đêm 18/10, nước từ thượng nguồn sông Gianh đổ về nhanh khiến vùng quê của thầy Chính bị nhấn chìm trong lũ. Nhiều người dân bị nước lũ bủa vây không kịp sơ tán, di dời đồ đạc.
Không thể khoanh tay đứng nhìn cảnh người dân gặp nguy hiểm, thầy Chính cùng nhiều người lập nhóm mượn 2 chiếc thuyền Combosite, gắn sẵn chân vịt của người dân ở xã Cảnh Dương và vài chiếc thuyền thúng để lên đường cứu người. Khi đi cứu người, vì sợ vợ và người thân lo lắng nên thầy Chính đã giấu và "lừa" vợ là đi trực lũ tại trường.
"Nếu mình nói ra thì sợ rằng vợ sẽ lo lắng không cho đi. Nhưng trước cảnh người dân kêu cứu trong cơn lũ thì mình đứng ngồi không yên. Vì vậy nên tôi quyết định vờ nói với vợ là đi trực trường để đi cứu người", thầy Chính cười cho biết.
Thầy Võ Văn Chính (ngoài cùng bên phải) cùng nhiều người dầm mình trong lũ giúp người dân
Hỏi trong cơn lũ dữ đã cứu giúp được bao nhiêu người thì thầy Chính cũng không nhớ rõ vì: "Lúc ấy chỉ biết nhanh chóng cứu người chứ cũng chẳng đếm để làm gì". Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất vẫn in sâu trong đầu của thầy.
Khi di chuyển đến xã Quảng Minh, nơi có nhiều người dân sống ở vùng cồn nổi. Lũ lớn đổ về khiến cả xã Quảng Minh chìm trong biển nước cả đoàn len lỏi tới từng nhà dân để tìm người cần giúp đỡ. "Nước lũ sông Gianh vây tứ phía, chảy xiết nên rất nguy hiểm. Chiếc thuyền chở anh em nhiều lần suýt bị lật úp. Tuy vậy, lúc đó cứ nghĩ đến cứu người cấp tốc nên ai cũng không biết sợ. Bây giờ nghĩ lại mới thấy sợ", thầy Chính hồi tưởng.
Mưa ngày càng nặng hạt, nước lũ càng dâng cao, thầy Chính cùng nhóm tìm đến nhà người phụ nữ mới sinh chừng 5 hôm đang bị mắc kẹt. Lúc ấy, trong nhà chỉ có 2 mẹ con, nước lũ lúc này đã dâng ngập hơn 3m, người mẹ phải bế con leo lên nóc nhà tránh lũ. Ướt do nước lũ, hai mẹ con họ run cập cập, đứa con lạnh và đói sữa khóc như đứt hơi.
Tiếp cận và đưa hai mẹ con lên thuyền, các thành viên trong đoàn nhanh chóng lấy áo ấm khoác cho hai mẹ con mẹ rồi đưa cho người mẹ hộp cơm ăn tạm chống đói, rồi chở 2 mẹ con tới trụ sở xã tránh lũ an toàn.
Thầy Chính còn kêu gọi và chuyển đến người dân nhiều phần quà.
Cùng với việc mò mẫm trong đêm cứu người, thầy Chính cùng nhóm lái thuyền tiếp tế lương thực cho người dân ở các thôn Minh Tiến, Minh Hà, Tân Định… (xã Quảng Minh) và các thôn La Hà Tây, La Hà Đông (xã Quảng Văn).
Trở về nhà sau 3 ngày dầm mình trong dòng nước lũ, thầy Chính mới biết nhà mình cũng bị ngập hơn 1m. Các vật dụng tivi, tủ lạnh, máy giặt… cùng mấy tạ thóc không được di chuyển lên chỗ cao bị ngâm nước hư hỏng. Vợ thầy Chính vì lo và thương chồng nên có những câu "trách yêu", nhưng trong suy nghĩ luôn ủng hộ việc làm tốt của chồng.
Trao đổi cùng thầy Dương Ngọc Tú, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Quảng Trạch được biết, Trường Tiểu học Quảng Phương A đã đề xuất để làm quy trình lên cấp trên khen thưởng vì hành động dũng cảm cứu người nhưng thầy Chính đã từ chối. "Mong rằng sẽ có nhiều hành động đẹp tuyên dương của một nhà giáo vì dân như thầy Chính, đây là hành động đẹp, xả thân mình để cứu dân. Rất đáng biểu dương và khâm phục", thầy Tú cho biết.
Hùng Trần
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 7 phút trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 9 phút trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 49 phút trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.