Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện ghi ở vùng đất có hai cổng trời

Thứ hai, 09:24 02/03/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Keng Đu trong tiếng Thái có nghĩa là vùng đất của gỗ đinh hương. Nằm ở độ cao hơn 1.100m so với mặt nước biển, quanh năm sương mùa bao phủ, bà con người Khơ Mú, Thái ở mảnh đất biên viễn xứ Nghệ này vẫn tự hào quê mình có hai cổng trời, sừng sững, vững chãi như cây đinh hương giữa mây ngàn gió núi.

 

Phụ nữ và trẻ em trên vùng đất Keng Đu.  	Ảnh: Hồ Hà
Phụ nữ và trẻ em trên vùng đất Keng Đu. Ảnh: Hồ Hà

 

Thủ phủ của thuốc phiện năm xưa

Xã Keng Đu cách thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An hơn 60km đường đèo. Đi qua xã Phà Đánh, Huồi Tụ, Na Loi, Đoọc Mạy… chúng tôi ngoái nhìn con đường như một sợi dây vắt vẻo lưng chừng núi. Hơn 9h sáng, phía đỉnh Huồi Lê mặt trời bắt đầu ló soi rọi những rẫy ngô trĩu bắp, những luống hoa cải nở vàng triền núi, những đám mây trôi chầm chậm len lỏi qua những mái nhà sàn bạc phếch.

Gió lồng lộng, xe đi như xuyên qua cung mây mất gần 30 phút mới lên được đỉnh cổng trời. Già làng Lương Phò Làng bước thoăn thoắt từ ngôi nhà sàn dưới vực lên đón khách. Đôi mắt tinh anh, khuôn mặt hiền, đôi tay chai sạn, già làng nắm chặt tay chúng tôi như những người thân lâu ngày. Già làng tâm sự, ai vượt được cổng trời Huồi Lê đều là khách quý của dân làng. Vừa nói, già làng dắt chúng tôi lên ngôi nhà gỗ được trang trí bằng những mảng màu xanh đỏ ở đầu kèo theo đặc trưng của người Khơ Mú. Ngồi trên nhà sàn, rít điếu thuốc từ chiếc tẩu cũ, già làng Lương Phò Làng chỉ tay về phía thung lũng…

Nơi đó, cách đây hơn 20 năm là những rừng hoa anh túc. Đất đai Huồi Lê, Huồi Pía tốt tươi, quanh năm mây quấn, rất hợp với cây thuốc phiện. Mùa thu, chỉ cần vãi hạt xuống là cây nảy mầm sinh sôi lớn nhanh như thổi. Cuối năm, chỉ cần lấy dao chích nhựa bán là có tiền tiêu. Thuốc phiện khiến nhiều nhà có tiền nhưng cũng sinh đủ thứ tệ nạn. Nhà nào trồng thuốc phiện cũng có bàn đèn, nhiều người nghiện ngập... Đến năm 1995, Nhà nước vận động xóa bỏ cây thuốc phiện. Huyện lập đoàn, xã lập tổ vào từng nhà vận động bà con không trồng cây thuốc phiện nữa. Ngày đó, già làng Lương Phò Làng được giao làm tổ trưởng xóa bỏ cây thuốc phiện bản Huồi Lê.

“Người Khơ Mú cũng có cái lý như người Mông, trồng cây thuốc phiện để bán làm thuốc, lại có tiền nên không ai muốn bỏ cây thuốc phiện. Nhưng khi thấy ta vác rạ đi phá hết 3 rẫy thuốc phiện của nhà ta rồi phá tiếp của mấy anh em ruột nữa thì bà con cũng bắt đầu làm theo. Mất khoảng 4 năm thì Huồi Lê sạch bóng cây thuốc phiện, các thung lũng khác trong xã Keng Đu như Huồi Phuôn, Hạt Tà Vén, Khe Linh, Kẹo Cơn cũng dần xóa được cây hoa anh túc”, già làng Lương Phò Làng vừa kể chuyện vừa mang một xấp giấy khen, bằng khen của tỉnh, huyện về thành tích xóa bỏ cây thuốc phiện được ông bọc kín trong túi bóng đặt trong chiếc rương gỗ màu nâu. Chúng tôi hiểu rằng, đó là thành quả của những tháng ngày trèo đèo, lội suối, tìm đến từng nương trại thuyết phục người dân từ bỏ cây thuốc phiện theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.

Vùng đất hai cổng trời

Ở độ cao hơn 1.100m so với mặt nước biển, ngoài cổng trời Huồi Lê, người dân Keng Đu còn tự hào bởi quê mình có thêm cổng trời Khe Linh. Nếu như Huồi Lê là “cổng mở” thì Khe Linh là “cổng đóng”. Đứng trên cổng trời Khe Linh có thể nhìn thấy rõ bản làng của nước bạn Lào. Trước đây, khi tình hình mua bán ma túy đang phức tạp, nhiều huyện, xã của Kỳ Sơn trở thành điểm nóng vì ma túy thẩm lậu từ bên kia biên giới thì Keng Đu vẫn khá yên lành. “Cũng nhờ cổng trời Khe Linh cao vút, chỉ cần đứng trên đỉnh có thể kiểm soát mọi động tĩnh nên không ai dám đưa ma túy qua đây. Vì thế, cổng trời Khe Linh còn được bà con dân bản gọi là cổng đóng”, anh Lương Văn Ngoan, cán bộ văn phòng xã Keng Đu vừa dắt chiếc xe máy lên dốc cổng trời vừa giải thích. Keng Đu có khí hậu rất khắc nghiệt, ban ngày nắng chói chang, đêm có khi xuống 0oC.

Trước đây, vùng đất này có rất nhiều cây đinh hương cổ thụ. Nhưng quá trình khai thác của con người đã khiến loài cây này cạn dần và sắp tuyệt chủng. Hiện nay, ở Keng Đu, dự án phục hồi rừng đinh hương đang được kiểm lâm và người dân thực hiện, những cây gỗ nhỏ đang phát triển nhưng để trở thành rừng, dự kiến cũng phải mất cả trăm năm nữa. Keng Đu cũng là thủ phủ của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ, với 9/10 bản có 100% đồng bào Khơ Mú sinh sống. Những năm trước đây, tỷ lệ hộ nghèo ở xã biên giới này lên đến hơn 90%.

Nói về công cuộc đi lên của Keng Đu, lại nhớ đến câu chuyện của ông Bùi Trầm, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, cách đây gần 10 năm, khi đường vào Keng Đu chưa thông xe ô tô, đoàn cán bộ của huyện phải đi bộ gần 2 ngày trời mới vào được đến trung tâm xã. Vừa đến bản Huồi Phuôn, gặp ngay câu khẩu hiệu “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Keng Đu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Cả đoàn ai cũng cười thầm và câu chuyện về câu khẩu hiệu này được đưa ra bàn trong các cuộc họp sau đó của huyện Kỳ Sơn với xã Keng Đu.

Mục tiêu của Keng Đu là phải thay đổi tư duy, từng bước thoát nghèo, mỗi bản phải xây dựng được vài mô hình kinh tế chứ không thể nghĩ đến chuyện công nghiệp hóa, hiện đại hóa được…

Người đầu tiên biết “làm kinh tế” ở Keng Đu là gia đình ông Tang Phò Lan ở bản Hạt Ta Ven. Từ một con trâu của gia đình, ông Lan vay tiền của Ngân hàng Chính sách xã hội mua thêm mấy con trâu giống nữa về nuôi để nhân đàn. Do khí hậu khắc nghiệt của xứ sở “ruồi vàng, bọ chó, gió Keng Đu” khiến đàn trâu của ông Lan mắc bệnh. Sau đó ông làm chuồng trại, nuôi nhốt tập trung, đến nay gia đình ông đã có đàn trâu 30 con, 5 con bò, 10 con lợn, 100 con gà.

Từ mô hình này, người dân Keng Đu bắt đầu nhận thấy những tiềm năng của mình là nuôi trâu, lợn đen, gà thả đồi. Cán bộ xã cũng phổ biến, xây dựng mô hình để phát triển kinh tế hộ gia đình theo hình thức trang trại, gia trại. Nhiều cơ quan, ban, ngành cũng hướng về mảnh đất hai cổng trời giúp đỡ, để bà con thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Bên cạnh chăn nuôi, bà con cũng đã bắt đầu quen dần với việc trồng ngô lai trên đất dốc, trồng lúa nước ở thung lũng. Hiện, cả xã có hơn 20 ha lúa nước, diện tích ngô lai trên rẫy đang tiếp tục được dân bản mở rộng từng ngày.

Đến Keng Đu bây giờ, không còn cảnh những người đàn ông, đàn bà ngồi bên cạnh cửa sổ, nhìn ra con đường, quanh năm chỉ biết vui với chum rượu cần, để say sưa suốt ngày tháng mỏi mòn, đói kém. Họ đã lên rẫy chăm chỉ, hết mùa trỉa lúa, trỉa ngô, trồng cải, lại chăm lo đàn gà, con bò, con trâu. “Trước đây không chỉ người dân mà cán bộ cũng uống rượu nhiều. Nay thì khác rồi, sáng, trưa không ai uống rượu nữa, công việc giải quyết nhanh hơn. Ai cũng lo làm ăn, không say sưa như trước nữa”, Bí thư Đảng ủy xã Lô Văn Mằn nói vui.

Ông Lương Văn Ngam, Chủ tịch UBND xã Keng Đu cho biết, hiện tỷ lệ hộ nghèo  vẫn chiếm tới 67%, nhưng so với con số 90% trước kia, đã là một kỳ tích. Cuối tháng 12/2014 vừa qua, đường tiểu ngạch qua lối mở Keng Đu được phép hoạt động, thực hiện việc mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa với nước bạn Lào. Trong tương lai không xa, khi lối mở trở thành cửa khẩu thì chắc chắn hai cổng trời ở Keng Đu sẽ đều là “cổng mở”, vùng đất biên viễn này sẽ trở nên sầm uất.

Chúng tôi chia tay những con người Keng Đu khi những cành đào đá bên hiên nhà đã bừng khoe sắc thắm, những bông hoa mơ, hoa mận đã bung lên trong cái nắng dịu đầu xuân. Câu chuyện về vùng đất có hai cổng trời, về sự đổi thay trong nhận thức của bà con người Thái, Khơ Mú ở nơi “thâm sơn cùng cốc” này chắc chắn sẽ còn được nói đến nhiều hơn nữa…

Hồ Hà 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 14 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Top