Chuyện kể về đạo sỹ dùng võ gồng độc chiến mãnh tượng núi Cấm
GiadinhNet - Theo như hậu duệ của ông Ba Đạo ở Thất Sơn (An Giang) kể thì sinh thời, ông từng tu ở ngọn núi thiêng Tà Lơn (Campuchia) và luyện thành công môn võ gồng huyền bí nên sức khỏe phi thường, đao thương bất nhập.
|
Di ảnh đạo sĩ Ba Đạo lúc tu ở Tà Lơn. Ảnh: T.G |
Có thể nói, Thất Sơn (An Giang) là chốn địa linh nhân kiệt, sản sinh ra những bậc kỳ tài, trong đó đạo sĩ hình thành như một hiện tượng văn hóa mang tính đặc thù riêng mà không nơi nào trên dải đất Việt Nam có. Ở đây, những đạo sĩ theo đúng nghĩa phải là bậc chân tu được rèn ở “lò luyện” núi thiêng Tà Lơn bên Campuchia, sau đó mới về lại núi Cấm ở An Giang hành đạo. Họ sống vì nghĩa và chân lý nhiều hơn là vật chất, thường đem khả năng của mình để giúp dân chúng nên luôn được nể phục gọi là “ông đạo”. Ông đạo được gọi kèm với lối tu, ví dụ người ăn ớt để tu thì được gọi đạo ớt, nằm tu thì gọi đạo nằm, đi ngựa tu thì gọi đạo ngựa… Nhưng, lịch sử núi Cấm từng có một ông đạo mà không bị gán với lối tu nào, nhưng rất nổi tiếng giai đoạn đầu thế kỷ 20, đó là ông Ba Đạo.
Ông Ba Đạo là một đạo sĩ cao siêu từng trải qua quá trình rèn luyện khắc nghiệt ở núi Tà Lơn. Tinh thông võ nghệ, giỏi bùa ngải, ông thường vận dụng khả năng của mình vào trị bệnh giúp dân chúng. Sau khi về Việt Nam, ông lên đỉnh núi Cấm lập chùa thu phục đệ tử với lực lượng rất hùng hậu khiến thực dân Pháp coi là “tiểu vương quốc đáng gờm”. Không ai biết, đạo sĩ Ba Đạo tu bằng cách nào, thế nhưng công năng đạt đến độ phi phàm, trong đó có chuyện một mình ông vật lộn với mãnh tượng (voi) và thu phục cả hổ dữ trên núi Cấm, mà đến nay dân chúng vẫn truyền tai nhau như một niềm tự hào.
Mong mỏi tìm hiểu lại giai thoại này, chúng tôi phải mất nhiều ngày dò hỏi mới biết được một hậu duệ ông Ba Đạo hiện đang sống trên núi. Xuyên qua những quãng đường rừng mây phủ, người viết tìm đến vồ Ông Bướm (chóp núi nhỏ trên núi cấm theo tiếng địa phương - PV). Người dân ở đây cho biết, hồi đầu thế kỷ 20 chỏm núi này từng là “đại bản doanh” của ông Ba Đạo, nơi ông lập chùa tu hành. Qua bao biến động thời gian, nay đã bị phá làm đường, mở khu du lịch với nhiều nhà nghỉ, khách sạn... chốn hoang vu giờ chỉ còn lại trong dĩ vãng. Đang thoáng chút tần ngần, chúng tôi gặp một người phụ nữ từ trong chiếc am cạnh đó đi ra hỏi han và tự giới thiệu tên là Trần Thị Cẩm Tiên (60 tuổi), là cháu ngoại đời thứ ba của ông Ba Đạo. Hiện đang sống ngay sát bên vồ Ông Bướm, bà cùng chồng ở đây để trông giữ phần đất của tiền nhân để lại.
Trong căn nhà nhỏ, chúng tôi được bà kể lại những câu chuyện khá thú vị về ông đạo danh tiếng này. Theo đó, đạo sĩ Ba Đạo tên thật là Nguyễn Thành Đạo, quê gốc Tiền Giang nhưng phiêu bạt khắp Nam Kỳ lục tỉnh, sau đó dạt về An Giang rồi mất năm 1947 do thực dân Pháp sát hại. Sinh thời, tướng mạo ông cao lớn, phốp pháp, râu hùm, hàm én, tính khí ngang tàng, sống vì đạo nghĩa. Thuở thanh niên, ông tìm sang tận đất Campuchia rồi đến núi Tà Lơn để tu luyện võ nghệ và phép thuật. Tại đây, ông học võ gồng, bùa ngải và luyện phép trừ tà. Sau thời gian chăm chỉ rèn luyện, công lực của ông Ba Đạo đã đạt đến độ phi phàm. Tương truyền, khi ông gồng lên thì có dùng đao bén, thương nhọn đâm chém cũng không hề hấn gì, thậm chí đạn chì của súng bắn cũng không thể xuyên lọt. Không những thế, ông còn có sức mạnh phi thường, dùng bàn tay chặt đá, gạch vỡ vụn là chuyện thường. Không chỉ giỏi võ, ông còn thông thạo bùa, phép nên thú dữ mà gặp ông thì sợ bạt vía.
Bà Cẩm Tiên bên bàn thờ ông ngoại (đạo sĩ Ba Đạo). Ảnh: T.G |
Trở về đất mẹ sau khi tu thành chính quả, tiếng tăm của ông vang xa, nhiều người đến bái phục xin theo làm đệ tử. Ngày ngày, đạo sĩ luyện tập võ nghệ, phất cờ đi hành đạo khắp vùng chữa bệnh, giải trừ tà ma cho dân lành, đánh bại những đám phỉ, cướp từ bên kia biên giới sang nhũng nhiễu. “Lúc mẹ tôi còn sống kể lại rằng ông ngoại (Ba Đạo) sống rất nghĩa hiệp, giúp người là chính mà không cần ơn huệ nên được người dân rất sùng kính”, bà Tiên nhớ lại.
Bà Tiên kể rằng, hồi trước ở núi Cấm hoang vu chỉ có cây rừng nguyên sinh, vô vàn thú dữ, ngày đêm cọp gầm, rắn hổ mây khổng lồ gáy, voi hú… vô cùng rùng rợn, vì thế, chỉ những ẩn sĩ võ nghệ cao siêu mới dám sinh sống. Hồi đó, trong vùng có một con voi đực khổng lồ, ngà dài hơn sải tay người lớn, lại vô cùng hung hăng. Con voi già đời sức mạnh phi thường, bước chân nó đi đến đâu thì tàn phá đến đó. Nhiều lần đói ăn, nó thường xuống núi, mò vào những rẫy sắn, ngô của dân rồi dùng vòi quật nát, thậm chí dẫm đổ cả nhà cửa. Dân trong vùng chỉ biết chịu đựng, sống trong sợ hãi chứ tuyệt nhiên không ai dám ra mặt xua đuổi vì mãnh thú quá lớn và dữ dằn.
Ngày nọ, một chủ rẫy chuối chạy đến ông Ba Đạo cầu cứu rằng con voi lại xuất hiện đang quật ngã hết những buồng chuối trĩu quả. Vốn là người nghĩa hiệp, đạo sĩ Ba Đạo quyết định đứng ra trừ họa. Ông cùng hai đệ tử cầm chiếc thương sắt nhọn tìm voi quyết chiến một trận. Khi đạo sĩ đến nơi, thì con voi hung hãn cũng đã tàn phá gần hết rẫy chuối bạt ngàn. Thấy bóng người, nó dừng lại rồi lập tức lao vào tấn công. Đạo sĩ liền thủ thế võ gồng tiếp đòn trong khi những đệ tử khiếp vía đều chạy dạt ra xa trốn chạy. Giữa vườn chuối, một mình đạo sĩ tả xung hữu đột, ra những đòn thương chuẩn xác nhưng dường như con voi khổng lồ chẳng hề hấn gì. Trong khi sơ suất, một cú quật vòi của con voi khiến đạo sĩ ngã sõng xoài dưới nền đất, chưa kịp chồm dậy thì nó đã bước tới dùng vòi quấn chặt thân đạo sĩ nhấc bổng lên cao rồi vập mạnh xuống. Trong tình thế đó, ông lập tức dùng công năng võ gồng để đỡ lực nên không bị thương dù sức nện của vòi voi mạnh đến nỗi hòn đá bên dưới vỡ tan. Con voi giơ chân, định bụng đạp đạo sĩ một đòn chí mạng. Tuy nhiên, một lần nữa, ông Ba Đạo lại dụng khí công võ gồng biến thân mình cứng như thép. Dưới bàn chân hộ pháp của mãnh tượng, vị đạo sĩ bình tĩnh, một tay với chiếc thương sắt rồi hết sức đâm thẳng vào ức nó, trúng đòn chí tử con voi rống lên một tiếng vang trời rồi buông vòi, chạy thục mạng vào rừng sâu không dám quay đầu lại.
Cho đến khi con voi chạy khuất dạng, mấy đệ tử mới đến dìu sư phụ dậy. Thật bất ngờ là chỉ thấy trên thân lão đạo sĩ một vài vết xây xước không đáng kể. Nói về điều này bà Cẩm Tiên cho biết: “Mẹ tôi kể, lần đánh voi đó, ông ngoại chỉ bị sưng mấy lằn ở sườn và ngực nhưng sau đó ông dùng công năng chữa bệnh thì trở lại bình thường ngay. Đều đáng nói, những người chứng kiến trận đánh đó còn kể lại rằng, chỗ con voi quấn ngoại tôi quật xuống nền đất, bên dưới có hòn đá bể nát đó là chuyện hoàn toàn có thật”.
Vì hành hiệp trượng nghĩa nên đạo sĩ Ba Đạo được nhiều người sùng kính, mến mộ. Bà Tiên cho hay, sinh thời, ông Ba Đạo còn giúp cách mạng. Ngôi chùa nơi ông tu tập là nơi các cán bộ Việt Minh hồi trước năm 1945 đến tá túc hoạt động. Khi quan Pháp và tay sai nghi ngờ, chúng đã cho quân bố trí vây ráp bắt sống ông và buộc tội chống chính quyền mẫu quốc. Bọn chúng đã giam cầm và dùng những đòn tra tấn rất tàn độc, dùng gậy, roi đánh, dùng điện giật cho đến chết. Sau khi giết đạo sĩ Ba Đạo, bọn Pháp trả xác lại cho đệ tử mang về an táng, sau này con cháu cải táng về quê Tiền Giang. Ngôi chùa 16 mái biểu tượng của một phái đạo nổi tiếng trên đỉnh núi Cấm bị chúng đốt phá tàn lụi, cuộc đời của vị đạo sĩ danh tiếng chấm dứt từ đó.
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 3 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 3 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 5 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 5 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 5 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 6 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.