Chuyện tình éo le của hoàng đế với nàng hát rong trên phố
Lưu Nga hoàng hậu vốn là cô đào hát rong trên phố. Dù có chồng rồi, nàng vẫn là nhân tình của vương tử trong 15 năm và cuối cùng trở thành mẫu nghi thiên hạ.

Triều đại nhà Tống có rất nhiều hoàng hậu, nhưng xuất thân hèn kém nhất, trải qua những chuyện lỳ kỳ, quyền lực lớn nhất và cũng gây nhiều tranh cãi nhiều nhất chính là Lưu Nga hoàng hậu của Tống Chân Tông Triệu Hằng. Xuất thân của Lưu Nga chính là một trong những vấn đế gây tranh cãi gay gắt. Trong sử sách có những ghi chép rất rõ, khi Tống Chân Tông vẫn đang là thái tử, là phủ doãn phủ Khai Phong thì gặp Lưu Nga và bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của nàng. Thái tử liền tìm cách đưa được mỹ nhân về Tương vương phủ. Từ đây hai người viết lên câu chuyện truyền kỳ về mối tình của một vương tử với một nàng hát rong. Ảnh minh họa chân dung Lưu Nga hoàng hậu.

Không chỉ xuất thân hèn kém, gia cảnh khốn khó mà Lưu Nga lúc đó đã có chồng. Tương truyền, người chồng trước của Lưu Nga tên là Cung Mỹ. Cung Mỹ là người nhanh trí cũng có chút tài văn học, giỏi trống ca cổ và cũng là tay thợ đánh bạc nổi tiếng. Hai người thích nhau nhưng gia đình Lưu Nga ngăn cấm nên cả hai đã bỏ trốn. Hàng ngày nàng hát rong trên phố, Cung Mỹ bán đồ bạc. Cuộc sống tuy vất vả nhưng ngập tràn hạnh phúc. Nhưng cuộc đời không ai học được chữ ngờ, khi Lưu Nga gặp được Triệu Hằng thì cuộc sống của nàng cũng rẽ sang một trang mới. Ảnh minh họa chân dung cô gái hát rong Lưu Nga.

Trong bỗng chốc, từ một cô gái hát rong giờ trở thành người phụ nữ được cưng chiều nhất trong phủ, đầu đội mũ phượng, mặc áo gấm thêu hoa lộng lẫy. Nhưng niềm vui đến chưa tày gang, được một năm sau, Thái Tông hoàng đế yêu cầu lập chính thê cho thái tử Triệu Hằng, từ đó rất nhiều mâu thuẫn bùng nổ. Triệu Hằng muốn lập Lưu Nga làm vợ nhưng trong đám thê thiếp của Triệu Hằng có rất nhiều người xuất thân từ những dòng tộc danh giá, hơn nữa khi Tống Thái Tông nghe tin việc thái tử mê đắm một nàng hát rong khiến tinh thần bê trễ thì nổi giận đùng đùng, yêu cầu đuổi nàng ra khỏi phủ. Triệu Hằng không còn cách nào khác đành lưu luyến tiễn Lưu Nga đi và lập Phan thị - con của trọng thần khai quốc Bắc Tống Phan Mỹ làm vương phi. Nhưng hai người vẫn lén lút đi lại với nhau trong suốt 15 năm. Ảnh minh họa chân dung Lưu Nga.

Vương Phi Phan Thị bất hạnh đã chết khi mới tròn 22 tuổi và không có con. Sau khi vương phi mất được hai năm, Thái Tông lại ban hôn Quách Thị cho thái tử. Sau đó Quách thị được phong là Lỗ quốc phu nhân, không lâu sau lại được sắc phong là Tần quốc phu nhân. Mãi đến 15 năm sau, khi Triệu Hằng kế vị, tuy chốn hậu cung hàng ngàn giai nhân, nhưng Triệu Hằng vẫn không hề quên mối tình đầu của mình nên đã phái người đón hai vợ chồng Lưu Nga vào cung. Lúc này Lưu Nga đã 36 tuổi, nhưng vẫn được hoàng thượng vô cùng sủng ái. Mọi người thường nói hoàng thượng là kẻ bạc tình nhưng Tống Chân Tông Triệu Hằng chính là ngoại lệ. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Tống Chân Tông Triệu Hằng.

Triệu Hằng cảm kích công sức Cung Mỹ đã thay ông ta chăm sóc chu đáo cho Lưu Nga trong 15 năm lưu lạc ở ngoài, để trả ơn Cung Mỹ và cũng muốn bịt mồm đám đại thần trong triều nên ông ta đã đổi họ cho Cung Mỹ thành họ Lưu để trở thành huynh trưởng của Lưu Nga. Từ đó Lưu Mỹ cũng bắt đầu được hưởng cuộc sống của giới quý tộc thượng lưu. Vì muốn bù đắp những thiệt thòi của người tình, Tống Chân Tông đầu tiên sắc phong cho nàng là nhị phẩm Tu nghi. Không lâu sau lại phong làm nhất phẩm Đức phi. Năm thứ tư Cảnh Đức tức năm 1007, Quách hoàng hậu qua đời, Tống Chân Tông bắt đầu mưu tính đưa Lưu Nga lên làm hoàng hậu, nhưng đã gặp phải sự phản đối dữ dội của các đại thần trong triều. Ảnh minh họa chân dung Đức phi Lưu Nga.

Tống Chân Tông không có cách nào khác đành phải để trống vị trí hoàng hậu ở hậu cung. Mãi đến năm 1012 cuối cùng ông ta quyết định lập Lưu Nga làm hoàng hậu. Đây có thể gọi là việc làm chấn động lịch sử. Lúc đó Lưu Nga đã 44 tuổi. Tương truyền, tuy được hoàng thượng sủng ái nhất mực nhưng có những việc Lưu Nga nỗ lực mãi cũng không thành công đó là việc không sinh được con nối dõi. Lúc đó có người thị nữ họ Lý thấy hoàng hậu vật vã đau khổ cảm thấy vô cùng lo lắng và nói với hoàng hậu rằng mình nằm mơ có thai. Thế là Lưu Nga sắp xếp cho nàng thị nữ được lâm hạnh và nhanh chóng có thai sinh ra một hoàng tử và lưu truyền đó là con trai do Lưu Nga sinh ra. Đứa trẻ đó chính là Tống Nhân Tông Triệu Trinh. Ảnh minh họa chân dung hoàng hậu Lưu Nga.

Tuy văn hóa học thức không cao nhưng vốn là người thông minh khéo léo, nên nàng học hỏi rất nhanh. Bản thân luôn cầu thị và nỗ lực học hành để nâng cao tri thức. Không chỉ học trong sách, nàng còn quan sát và học hỏi từ những việc đại sự trong triều. Mỗi lần có tấu chương cần phê chuẩn Tống Chân Tông thường bàn bạc trao đổi tham khảo ý kiến Lưu hoàng hậu. Chính vì thế Lưu hoàng hậu tương đối thạo việc triều chính. Năm thứ 4 Thiên Hi tức năm 1020, do trúng phong nên Tống Chân Tông phải năm liệt giường. Từ đó Lưu hoàng hậu vừa bận rộn chăm sóc thái tử nhỏ tuổi, vừa chăm sóc hoàng thượng nằm liệt giường, vừa lo việc triều chính và nàng đã không làm Tống Chân Tông phải thất vọng. Ảnh minh họa chân dung hoàng hậu Lưu Nga.

Càn Hưng nguyên niên tức năm 1022 Tống Chân Tông qua đời, thái tử kế vị, tức Tống Nhân Tông lúc đó mới 13 tuổi; vì thế hàng ngày Lưu thái hậu đã cùng hoàng thượng thượng triều lo việc triều chính. Tuy bị phản đối kịch liệt từ các đại thần nhưng Lưu thái hậu vẫn bình tĩnh ứng phó. Trong suốt 11 năm buông rèm chấp chính, Lưu thái hậu không bao giờ quên nhiệm vụ của một người mẹ. Thái hậu vừa lo việc triều chính, vừa chăm sóc tiểu hoàng thượng, dạy hoàng thượng xử lý triều chính đồng thời yêu cầu hoàng thượng tập trung việc học hành. Thái hậu đã cho bố trí một căn phòng phía tây điện Sùng Chính làm chỗ cho Tống Nhân Tông chuyên tâm đọc sách. Lưu thái hậu yêu cầu hoàng thượng ngoài việc không ngừng học tập, cũng phải không ngừng tu thân, lập đức. Đây chính là nền tảng quan trọng để sau này thiên hạ của Tống Chân Tông trở thành triều đại hưng thịnh. Ảnh minh họa chân dung hoàng hậu Lưu Nga.

11 năm khoác áo thượng triều, thiên hạ đại sự Lưu thái hậu đều lo ổn thỏa, nghiêm minh trên dưới ngay cả với người nhà cũng không bao giờ dung túng. Dưới thời Lưu thái hậu chuyên quyền, phò tá ấu đế, đám trọng thần trong triều gần như không còn dám lời ra lời vào hay chê trách, đả kích thái hậu. Năm thứ hai Minh Đạo tức năm 1033, thái hậu Lưu Nga biết thời gian của mình sắp cạn nên đã khoác áo long cổn, đầu đội mũ nghi thiên bước vào thái miếu hành lễ nhận tôn hiệu “Ứng thiên tề thánh hiển công sùng đức nhân từ bảo thọ hoàng thái hậu” do các đại thần trong triều dâng tặng. Thái hậu cũng giao trả quyền lực lại cho Tống Nhân Tông, không lâu sau Lưu thái hậu bị bệnh qua đời thọ 65 tuổi. Ảnh minh họa chân dung thái hậu Lưu Nga.

Sau khi bà mất trong triều lại dậy sóng tâu lên Tống Nhân Tông rằng bà chuyên quyền, bà không phải là mẹ đẻ mà là Lý phi, thậm chí còn nói chính thái hậu đã hạ độc Lý Phi. Tống Nhân Tông đau lòng ra lệnh khai quật mộ Lý Phi để chứng minh có bằng chứng mẹ con không thì không có. Bản thân Lưu Nga cũng rất trọng tình, không chỉ coi trọng và yêu thương Tống Nhân Tông như con mình sinh ra mà đối với Lý phi cũng như chị em ruột. Lúc sống cũng như chết đều hưởng nghi lễ như nhất phẩm phu nhân. Sau khi hiểu được mọi chuyện Tống Nhân Tông cảm thấy vô cùng hối hận và hổ thẹn vì đã nghi ngờ thái hậu. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Tống Nhân Tông.

Trong suốt thời gian cuối đời, tuy già yếu bệnh tật nhưng không một ngày nào không chỉn chu xử lý việc nước. Thiên hạ của Tống Chân Tông bình yên và sự thịnh vượng của thiên hạ dưới triều Tống Nhân Tông có một phần đóng góp vô cùng to lớn của Lưu Thái Hậu. Ảnh minh họa chân dung thái hậu Lưu Nga.
Theo Kiến thức

Nhà hàng đặc biệt nơi "Wi-Fi chỉ là lời đồn" và hàng nghìn tờ tiền được dán phủ kín tường
Chuyện đó đây - 3 giờ trướcMột nhà hàng đặc biệt xuất hiện tại Florida của Mỹ.

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000
Tiêu điểm - 6 giờ trướcThành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa
Tiêu điểm - 8 giờ trướcKhông chỉ có trong chuyện cổ tích, những kho báu ẩn giấu đôi khi thực sự xuất hiện trong đời thật.

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển
Chuyện đó đây - 18 giờ trướcTrong khi dắt chó đi dạo trên bãi biển gần bến tàu Margate ở New Jersey, Mỹ vào tháng trước, người đàn ông đã vô tình phát hiện ra một kho rượu whisky cổ.

Treo dòng chữ bên hông xe, chủ nhân bất ngờ được nhà sản xuất đề nghị: Chi 3,5 tỷ để mua lại
Tiêu điểm - 1 ngày trướcDòng chữ của chủ xe này ghi nội dung gì?

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGiá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcBức tranh được vẽ năm 1937 đã khiến cư dân mạng hoang mang, không thể lý giải.

Loài cây quái dị bậc nhất thế giới: Có thể "sinh con" như động vật, tại Việt Nam cũng xuất hiện
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcĐây được coi là loài cây điển hình cho sự kỳ lạ.

Thảm họa động đất ở Myanmar: Hy vọng tìm thấy người sống sót tắt dần, thương vong tiếp tục tăng
Tiêu điểm - 2 ngày trướcGĐXH - Số người chết trong trận động đất tại Myanmar tiếp tục tăng thêm, ghi nhận 2.056 trường hợp tính đến ngày 31/3. Hy vọng tìm thấy thêm người sống sót dưới đống đổ nát sau động đất Myanmar tại Mandalay đang dần tắt.

Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng ra đi ở tuổi 46: Hệ quả từ sai lầm của cha mẹ?
Tiêu điểmGĐXH - Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng lại nhận cái kết cay đắng, khiến nhiều người xót thương.