Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện về bánh mỳ tại Không gian văn hóa Làng Gà Trống

Thứ hai, 09:19 25/03/2024 | Câu chuyện văn hóa

GĐXH - Tại không gian văn hóa Làng Gà Trống (34 Châu Long, Tây Hồ, Hà Nội) đã diễn ra sự kiện "Chuyện về Bánh mỳ" nhân kỷ niệm ngày "Bánh mỳ Việt Nam" được thế giới công nhận và đưa vào từ điển Oxford của Anh, bổ sung món bánh mỳ vào danh sách từ mới.

Tham gia chia sẻ tại sự kiện "Chuyện về Bánh mỳ" có TS. Vũ Thế Long - Chuyên gia nghiên cứu ẩm thực; Ông Lê Văn Thao - Nhà báo, Nhà nghiên cứu Văn hóa; TS. Trần Thu Dung - Chủ tịch Hội trao đổi Văn hóa Việt Nam tại Pháp cùng các khách mời là Founder nhà hàng, thương hiệu bánh mỳ nổi tiếng của Hà Nội…

Bà Phạm Thanh Hà – Chủ tịch Hội Truyền thông TP. Hà Nội cho biết, thông qua việc tổ chức sự kiện Chuyện về Bánh mỳ, chúng tôi mong muốn thu hút sự quan tâm của những nhà nghiên cứu văn hóa ẩm thực, các đầu bếp, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh mỳ cùng thảo luận, chia sẻ để tìm ra những giải pháp bền vững, sáng kiến hay phát triển Bánh mỳ Việt Nam trong nước và ra quốc tế.

Chuyện về bánh mỳ tại Không gian văn hóa Làng Gà Trống - Ảnh 1.

Các chuyên gia tham dự chương trình

Trả lời câu hỏi "Bánh mỳ từ đâu tới?" TS. Vũ Thế Long - Chuyên gia nghiên cứu ẩm thực chia sẻ: Những năm 50 của thế kỷ trước, ở miền Bắc Việt Nam, người ta gọi bánh mỳ là bánh Tây (tức là thứ bánh của người phương Tây, cụ thể là người Pháp đưa vào). Do hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh địa lý và thăng trầm kinh tế mà cái "bánh Tây" hay bánh mỳ đã dần dần được xâm nhập vào đời sống của dân Việt.

Từ chỗ bị từ chối bởi tâm lý kỳ thị quân xâm lược Pháp như cụ Nguyễn Đình Chiểu - nhà yêu nước chống Pháp (1861) trong Văn tế Nghĩa sỹ Cần Giuộc đã từ chối bánh mì Tây mà than: "Sống làm chi mã tà chia rượu nhạt, gậm bánh mỳ nghe càng thêm hổ", rồi dần dần bánh mỳ đã đi vào đời sống của dân Việt từ Nam ra Bắc. Từ chỗ bột mỳ là thứ bột đắt tiền, khó mua; bánh mỳ là thứ thực phẩm sang mà chỉ dân thành phố năm thì mười họa mới được ăn, dân nông thôn hiếm có dịp biết tới… đến chỗ phải ăn mỳ thay gạo là một nỗi vất vả.

Chuyện về bánh mỳ tại Không gian văn hóa Làng Gà Trống - Ảnh 2.

Ông Tạ Đức – nhà nghiên cứu dân tộc học là con của ông Tạ Văn Phồn có cửa hàng sản xuất bánh mỳ Gia Long danh tiếng ở Hà Nội thời những năm 1950 kể kỷ niệm về cửa hàng bánh mỳ ở phố 48 Bà Triệu (xưa gọi là phố Gia Long). Đây là nơi cung cấp bánh mỳ ngon cho người dân nức tiếng một thời. Hồi đó, Đại sứ quán Pháp và Liên Xô (cũ) cũng đặt bánh của nhà ông.

TS. Trần Thu Dung - Chủ tịch Hội trao đổi Văn hóa Việt Nam tại Pháp chia sẻ: "Ảnh hưởng của Ẩm thực của Pháp đến Ẩm thực Việt Nam rất nhiều, đặc biệt trong ngôn từ. Chữ "bánh mỳ" tiếng pháp là Pain de mie. Ở nước ngoài bây giờ rất nhều người thích ăn bánh mỳ Việt Nam. Việt Nam nên đăng ký bản quyền bảo hộ thương hiệu "Bánh mỳ Việt Nam" và phát triển ra các nước trên thế giới.

Chuyện về bánh mỳ tại Không gian văn hóa Làng Gà Trống - Ảnh 3.

Rất đông các bạn trẻ đến tham gia và tìm hiểu về văn hóa, ẩm thực tại Không gian văn hóa Làng Gà Trống


Bánh mỳ được chế biến đa dạng, không còn đơn giản như xưa

Ngoài sự kiện Chuyện của bánh mỳ, hàng tuần, tại không gian văn hóa Làng Gà Trống sẽ diễn ra nhiều chủ đề liên quan đến ẩm thực và văn hóa để kết nối mọi người cùng giao lưu, chia sẻ, từ đó thêm yêu và gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Chuyện về bánh mỳ tại Không gian văn hóa Làng Gà Trống - Ảnh 5.

Hàng tuần, Không gian văn hóa Làng Gà Trống sẽ tổ chức nhiều sự kiện về văn hóa, ẩm thực

 

T.H
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ba thế hệ chung một giấc mơ nghệ thuật trong gia đình NSƯT Chiều Xuân

Ba thế hệ chung một giấc mơ nghệ thuật trong gia đình NSƯT Chiều Xuân

Câu chuyện văn hóa - 8 giờ trước

Gia đình NSƯT Chiều Xuân có ba thế hệ cùng đam mê nghệ thuật, từ âm nhạc cổ điển, sân khấu, đến nhạc trẻ. Ở lĩnh vực nào, họ cũng có những thành công nhất định.

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân cúi đầu xin lỗi vì điều 'hồ đồ nhất'

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân cúi đầu xin lỗi vì điều 'hồ đồ nhất'

Câu chuyện văn hóa - 1 ngày trước

Nguyễn Trần Trung Quân lần đầu lên tiếng về biệt danh "Nguyễn Trần Trung Quốc", thừa nhận sai lầm, xin lỗi khán giả và khẳng định luôn tự hào là người con Việt Nam.

Miu Lê khủng hoảng

Miu Lê khủng hoảng

Câu chuyện văn hóa - 1 ngày trước

Từ cảm xúc hưng phấn tột độ ở vòng lập đội cho Live Stage 3, Miu Lê khủng hoảng tinh thần khi danh sách Em xinh bị loại được công bố. Miu Lê muốn chịu trách nhiệm thay thành viên nhưng điều đó không thể xảy ra.

Món quà đặc biệt MC Hồng Phúc VTV dành tặng 2 con

Món quà đặc biệt MC Hồng Phúc VTV dành tặng 2 con

Câu chuyện văn hóa - 2 ngày trước

MC Hồng Phúc cho biết vì 2 con thi đậu trường công lên lớp 10 và lớp 6 nên anh thực hiện lời hứa tặng món quà là đưa các con du lịch tại Mỹ.

'Nữ hoàng vai phụ' phim Việt giờ mắc nhiều bệnh, suốt 10 năm chưa bước ra đường

'Nữ hoàng vai phụ' phim Việt giờ mắc nhiều bệnh, suốt 10 năm chưa bước ra đường

Câu chuyện văn hóa - 2 ngày trước

Từng là gương mặt quen thuộc trong các bộ phim truyền hình, song nữ nghệ sĩ này vắng bóng suốt nhiều năm qua vì bệnh nặng.

Quốc Trường: "Nếu tôi có người yêu, cô ấy phải chịu áp lực khi công khai"

Quốc Trường: "Nếu tôi có người yêu, cô ấy phải chịu áp lực khi công khai"

Câu chuyện văn hóa - 2 ngày trước

Quốc Trường chia sẻ anh không công khai chuyện tình cảm vì sợ ảnh hưởng tới đối phương. Nếu anh có người yêu, cô ấy muốn công khai cũng được nếu chịu được áp lực dư luận, chứ nam diễn viên không hề giấu diếm.

Một tháng, 6 người đẹp đăng quang hoa hậu: Bội thực đến phát ngán!

Một tháng, 6 người đẹp đăng quang hoa hậu: Bội thực đến phát ngán!

Câu chuyện văn hóa - 3 ngày trước

Đã đến lúc ngành công nghiệp sắc đẹp cần một cuộc soi chiếu nghiêm túc để vẻ đẹp không chỉ để ngắm nhìn.

Dàn diễn viên phim "Về nhà đi con" ngày ấy - bây giờ

Dàn diễn viên phim "Về nhà đi con" ngày ấy - bây giờ

Câu chuyện văn hóa - 3 ngày trước

Năm 2019, bộ phim truyền hình "Về nhà đi con" tạo nên cơn sốt với câu chuyện gia đình gần gũi, cùng dàn diễn viên có diễn xuất đầy cảm xúc. Sau 6 năm, những gương mặt từng ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả như NSND Trung Anh, Bảo Thanh, Quốc Trường... nay đã có nhiều thay đổi trong sự nghiệp và cuộc sống cá nhân.

Tài tử nổi tiếng thập niên 90, từng được so sánh với Lý Hùng giờ ra sao?

Tài tử nổi tiếng thập niên 90, từng được so sánh với Lý Hùng giờ ra sao?

Câu chuyện văn hóa - 3 ngày trước

Nổi tiếng từ thập niên 1990, cùng thời với Lý Hùng, Diễm Hương, Hữu Nghĩa, nam diễn viên này hiện 63 tuổi, tóc điểm bạc với dung mạo in dấu vết thời gian.

Bà ngoại bị nhầm là mẹ và chuyện hài hước đặc biệt về á hậu Đỗ Cẩm Ly

Bà ngoại bị nhầm là mẹ và chuyện hài hước đặc biệt về á hậu Đỗ Cẩm Ly

Câu chuyện văn hóa - 4 ngày trước

Trong đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, Đỗ Cẩm Ly có khoảnh khắc hài hước khi bị nhầm lẫn bà ngoại thành mẹ trong bức ảnh chụp chung.

Dàn diễn viên phim "Về nhà đi con" ngày ấy - bây giờ

Dàn diễn viên phim "Về nhà đi con" ngày ấy - bây giờ

Câu chuyện văn hóa

Năm 2019, bộ phim truyền hình "Về nhà đi con" tạo nên cơn sốt với câu chuyện gia đình gần gũi, cùng dàn diễn viên có diễn xuất đầy cảm xúc. Sau 6 năm, những gương mặt từng ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả như NSND Trung Anh, Bảo Thanh, Quốc Trường... nay đã có nhiều thay đổi trong sự nghiệp và cuộc sống cá nhân.

Top