Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện về bé "Vít" bị bỏ rơi ở nhà hoang trong chiều mưa tại tâm dịch TPHCM

Thứ tư, 08:50 20/10/2021 | Đời sống

Hơn một tháng vừa căng mình chống dịch, vừa phải mang bé trai bị bỏ rơi trước nhà hoang về chăm sóc, nữ cán bộ phường ở TPHCM đã coi bé như con ruột của mình.

Chuyện về những trẻ sơ sinh bị cha mẹ bỏ rơi sau đại dịch Covid-19 ở TPHCMChuyện về những trẻ sơ sinh bị cha mẹ bỏ rơi sau đại dịch Covid-19 ở TPHCM

"Cứ gọi là cha mẹ lại bảo đang cách ly, vài bữa sẽ đến đón. Họ hứa 5-6 lần rồi nhưng đến giờ vẫn biệt tăm" - bác sĩ nói khi ôm trong tay cậu bé bị bỏ rơi, bơ vơ suốt 5 tháng trời trong viện.

Buổi chiều mưa lạnh, một học viên Trường Đại học Cảnh sát nhân dân phát hiện bé nằm co ro trong chiếc giỏ xách trước hiên ngôi nhà hoang gần chốt kiểm soát dịch. Trên tay bé có chiếc vòng viết tên như vừa sinh trong bệnh viện, nhưng ai đó đã cố làm nhòe đi để không thể nhận ra danh tính của mẹ ruột…

Con phải đi chống dịch, mẹ phụ chăm giúp bé

Chúng tôi tìm đến căn nhà nhỏ ở khu phố 5, phường Trường Thọ, TP Thủ Đức (TPHCM) khi trời đã chập choạng tối, sau nhiều lần hẹn nhưng không gặp được chị Ngô Thị Kim Ngân, cán bộ chuyên trách trẻ em của phường.

Bước vào trong đã thấy một cậu bé ngủ ngon lành trên giường. Bên cạnh, cô Hồ Thị Ngọc Thủy (54 tuổi, mẹ ruột chị Ngân) đang kê gối cho đứa bé tựa đầu vào. Đây là cảnh quen thuộc của gia đình hơn một tháng qua.

Chuyện về bé "Vít" bị bỏ rơi ở nhà hoang trong chiều mưa tại tâm dịch TPHCM - Ảnh 2.

Cô Thủy chăm sóc bé Vít suốt một tháng qua (Ảnh: Hoàng Lê).

"Bé vừa đầy tháng hôm chủ nhật tuần rồi. Lúc mới mang về nó ốm nhom, người còn dính đầy ghét bẩn. Trên tay bé có đeo vòng ghi tên mẹ, hình như tên Diệu hay tên Duy gì đó, mà người ta bôi mờ rồi, không thể nhìn rõ được" - cô Thủy nói khi vào phòng, lấy chiếc giỏ nhựa màu xanh dương, kỷ vật còn sót lại của bé với người đã sinh ra mình cho chúng tôi xem.

Đó là một buổi chiều mưa của ngày 10/9. Nhận tin báo, chị Kim Ngân lật đật chạy ra xem tình hình như bao lần tiếp nhận trẻ bị bỏ rơi. Đứa bé khoảng 4 ngày tuổi, chưa rụng rốn, giới tính nam. Thời điểm phát hiện, bé mặc áo thun màu xanh da trời, mang bao tay màu xanh, quấn khăn màu vàng có hình con gấu. Ngoài ra, không có giấy tờ gì kèm theo.

4 ngày đầu, bé được cán bộ phường Trường Thọ thay phiên nhau chăm sóc, dù công việc bận tối mặt. Vì phát hiện giữa mùa dịch Covid-19, họ gọi cậu bé bằng cái tên vừa thân thương mà cũng vừa nhắc nhớ cho hoàn cảnh hiện tại: bé Vít.

8 ngày tuổi, bé Vít có dấu hiệu bị nhiễm trùng rốn. Thấy ở phường chật chội, việc chăm sóc khó đảm bảo và cũng dễ nguy hiểm, sau khi đưa bé đến bệnh viện chăm sóc sức khỏe, chị Ngân về thủ thỉ với mẹ: "Đứa nhỏ này tội nghiệp quá. Con phải đi chống dịch. Mẹ ở nhà ráng phụ chăm giúp bé ít bữa dùm con…". Sẵn công ty đang tạm ngưng vì dịch và thấy đứa nhỏ dễ thương, người mẹ cũng nhẹ nhàng đồng ý.

Gia đình chị Ngân chăm sóc bé Vít rất kỹ. Ngoài cô Thủy còn có hai em gái của chị Ngân túc trực 24/24h. Một ngày, bé được bú 8-10 lần. Tã sữa và quần áo cứ chưa kịp hết thì mạnh thường quân vì biết thông tin đã tìm đến tận nhà tặng. Và cũng từ đó, bé Gia Huy (7 tuổi, con chị Ngân) vui vẻ hẳn lên khi bất ngờ có thêm đứa em trai.

"Nó cứ chọc và hôn em hoài. Cũng phụ trông em cho ngoại nữa. Còn mẹ nó thì đi chống dịch, phát tiền cho mọi người suốt, có hôm 11-12h đêm mới về.

Có khi mấy ngày không thấy mặt vì vào chỗ nguy hiểm, sợ lây bệnh cho cả nhà nên phải chờ có kết quả xét nghiệm" - cô Thủy kể tiếp.

Chuyện về bé "Vít" bị bỏ rơi ở nhà hoang trong chiều mưa tại tâm dịch TPHCM - Ảnh 3.

Bé Gia Huy, con chị Ngân rất thích chơi với cu Vít (Ảnh: Hoàng Lê).

Hỏi Gia Huy, có khi nào nhớ mẹ, lấy điện thoại gọi cho mẹ không. Cậu bé hồn nhiên trả lời, rằng có gọi cũng không được. Bà ngoại giải thích, rằng lúc làm việc chị Ngân rất bận, ít khi nào giữ máy. Như hôm nay, đến tối mịt rồi vẫn chưa thấy tăm hơi.

Niềm an ủi lớn nhất của chị Ngân có lẽ là luôn nhận được sự đồng cảm, ủng hộ hết lòng của gia đình. Anh Đỗ Duy Khánh, chồng chị Ngân làm nghề shipper, là một trong những người đầu tiên làm chỗ dựa tinh thần cho vợ. Hôm nào chị vắng nhà, anh sẽ chủ động chăm sóc bé Huy và phụ trông bé Vít.

Hơn 10 năm làm công tác hỗ trợ trẻ em từ khu phố ra phường, nhưng bé Vít mới là trường hợp đầu tiên mà chị Ngân mang về nhà chăm sóc. Mới hồi tháng 7, khi dịch bệnh ở TPHCM đang diễn biến phức tạp, chị Ngân cũng tiếp nhận một cậu bé khác bị bỏ trước Làng Thiếu niên Thủ Đức.

"Đứa bé khoảng 10 ngày tuổi, cũng chưa rụng rốn. Bảo vệ trực cổng phát hiện bé lúc hơn 21h đêm nên mang đến báo phường. Chúng tôi đưa bé đi kiểm tra tim phổi và test Covid-19. Bé hoàn toàn bình thường" - chị Ngân kể với phóng viên qua điện thoại.

Chuyện về bé "Vít" bị bỏ rơi ở nhà hoang trong chiều mưa tại tâm dịch TPHCM - Ảnh 4.

Chuyện về bé "Vít" bị bỏ rơi ở nhà hoang trong chiều mưa tại tâm dịch TPHCM - Ảnh 5.

Chỉ 5-6 ngày sau khi được phường vận động, cha mẹ ruột đã đến đón bé. Họ nói với phường không đăng ký kết hôn, bản thân người cha vừa té gãy chân, mùa dịch cũng khó khăn, nên hành động bộc phát…

Nhưng bé Vít thì không có được may mắn như vậy.

Mong Vít sống với cha mẹ mới thật hạnh phúc

18h, trời bắt đầu đổ mưa. Bỗng có 2 nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ kín chạy đến trước cửa nhà chị Ngân. Họ báo phải làm test nhanh cho bé Vít, vì hôm 15/10, người tiếp xúc với bé ở phường đã có kết quả dương tính. Nếu bé nhiễm bệnh, cả nhà cán bộ phường Trường Thọ cũng phải làm xét nghiệm lại.

"Con gái là tui nhận nuôi rồi, thấy thương quá. Mà nhà giờ đã 2 thằng con trai rồi" - chị Đoàn Thị Thuận, nhân viên y tế, trạm y tế phường Trường Thọ vừa nói, vừa chọc que thử vào mũi Vít. 5 phút trôi qua thật chậm, cả gia đình từ hồi hộp đến thở phào. Cậu bé đã âm tính.

Chuyện về bé "Vít" bị bỏ rơi ở nhà hoang trong chiều mưa tại tâm dịch TPHCM - Ảnh 6.

Nhân viên y tế phường Trường Thọ đến tận nhà test nhanh Covid-19 cho bé (Ảnh: Hoàng Lê).

Chị Thuận kể, mình là người xét nghiệm Covid-19 đầu tiên cho Vít, thời điểm vừa phát hiện bé ở nhà hoang. Vì bé vừa tội nghiệp vừa kháu khỉnh, dễ nuôi nên ai cũng mến. Do đó mà khi nghe tin đã có một cặp vợ chồng làm thủ tục nhận Vít làm con nuôi, chị Thuận vừa vui, mà cũng vừa buồn.

"Cha mẹ nuôi của bé ở quận 9, làm công chức. Họ cưới 8-9 năm rồi mà không có con. Hồi bé mới về là họ theo sát ngay từ đầu. "Mẹ Ngân" phải qua xác minh kỹ nơi ở, nơi làm việc, cuộc sống thế nào. Phải đàng hoàng mới đồng ý làm thủ tục, theo đúng quy định pháp luật. Lỡ về thằng nhóc bị bạo hành thì sao. Rồi sau này cũng phải theo dõi dài dài" - cô Thủy nói với khách ghé thăm bé Vít.

Tháng 11, Vít sẽ về với nhà mới khi tròn 2 tháng tuổi. Ai cũng hy vọng bé sống thật hạnh phúc, bù đắp cho sự thiếu thốn tình cảm từ khi mới lọt lòng.

Trao đổi với Dân trí, một đại diện Sở Lao động - Thương binh và xã hội TPHCM cho biết, trong mùa dịch Covid-19, nhiều bệnh viện tại TPHCM như Hùng Vương, Từ Dũ… đều có trẻ bị cha mẹ bỏ rơi. Còn số lượng trẻ bị bỏ rơi ở bên ngoài không nhiều.

Trong bối cảnh phải chống dịch và đảm bảo an toàn lây nhiễm, việc tiếp nhận các bé vào các Trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn gặp một số khó khăn nhất định. Chủ yếu, Sở cố gắng tiếp nhận những trường hợp trẻ sống lang thang ngoài đường vào các cơ sở cộng đồng.

Chuyện về bé "Vít" bị bỏ rơi ở nhà hoang trong chiều mưa tại tâm dịch TPHCM - Ảnh 7.

Tháng 11, bé Vít sẽ về với cha mẹ nuôi (Ảnh: Hoàng Lê).

Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) cho biết, hiện khoa Sơ sinh của bệnh viện đang chăm sóc tổng cộng 7 trường hợp trẻ vô thừa nhận, không liên lạc được với gia đình. Các bé đều hơn 4 tháng tuổi, bị bỏ lại vào thời điểm dịch Covid-19 căng thẳng.

Bà Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng, Chi hội luật sư thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM cho biết, Hội vẫn đang hỗ trợ nhiều trường hợp trẻ có cha mẹ mất vì Covid-19, trẻ bị bỏ rơi mùa dịch về thủ tục bàn giao vào các mái ấm hay thủ tục nhận con nuôi.

Theo bà Nữ, trẻ bị bỏ rơi không chỉ là trẻ sơ sinh mà còn có trẻ lớn. Như cách đây ít ngày, một cô bé khoảng 6-7 tuổi được hàng xóm dẫn đến nhờ bà hướng dẫn thủ tục nhận nuôi. Mẹ bé đã bỏ đi từ nhỏ, đến mùa dịch thì người cha cũng biệt tích. Bé sống bằng sự cưu mang của "người dưng" suốt mấy tháng qua.

Chuyện về bé "Vít" bị bỏ rơi ở nhà hoang trong chiều mưa tại tâm dịch TPHCM - Ảnh 8.

Mời độc giả theo dõi video hấp dẫn trên giadinh.net.vn

Đặc sản tắc đường trở lại

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Đời sống - 9 phút trước

GĐXH - Ô tô tải gặp tai nạn khiến hơn 100 con dê trên xe chết và bị thương. Phát hiện sự việc, người dân đăng tải lên mạng xã hội, kêu gọi người khác thu mua để hỗ trợ tài xế.

Lý lịch tư pháp là gì? Giá trị pháp lý loại giấy tờ này mang lại có thể người dân chưa biết hết

Lý lịch tư pháp là gì? Giá trị pháp lý loại giấy tờ này mang lại có thể người dân chưa biết hết

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của mình. Vậy lý lịch tư pháp là gì? Loại giấy tờ này mang giá trị pháp lý gì?

Nam Định: Dự án nhà máy nước sạch Hải Minh hiện ra sao sau 8 năm thi công?

Nam Định: Dự án nhà máy nước sạch Hải Minh hiện ra sao sau 8 năm thi công?

Đời sống - 18 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm, dự án xây dựng nhà máy xử lý nước sạch xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, Nam Định vẫn "dậm chân tại chỗ". Hiện trong bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, người dân xung quanh và trên địa bàn huyện vẫn sử dụng nước giếng khoan, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khoẻ.

Tin mới nhất về đợt gió mùa Đông Bắc sắp đổ bộ miền Bắc sau đợt nắng nóng như ‘đổ lửa’

Tin mới nhất về đợt gió mùa Đông Bắc sắp đổ bộ miền Bắc sau đợt nắng nóng như ‘đổ lửa’

Đời sống - 20 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng sau ngày 30/4, trong 1-2 ngày đầu tháng 5 khả năng có không khí lạnh yếu gây ra hiện tượng mưa dông, chấm dứt nắng nóng ở phía Đông Bắc Bộ.

Du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố cáp ngầm ở Hà Nội trong đêm

Du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố cáp ngầm ở Hà Nội trong đêm

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Đang đi bộ trên vỉa hè, nữ du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố thi công cáp ngầm tại đường Xuân Diệu, Hà Nội và bị gãy xương đùi.

'Nắng nóng nung người', người dân đổ về công viên nước ngày nghỉ lễ

'Nắng nóng nung người', người dân đổ về công viên nước ngày nghỉ lễ

Đời sống - 1 ngày trước

Nắng nóng lên đến 40 độ C, rất nhiều người dân, du khách đã chọn công viên nước Hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) để "giải nhiệt" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.

8 lỗi cơ bản vi phạm luật giao thông, lái xe dễ ‘ăn phạt’ khi đi du lịch dịp nghỉ lễ

8 lỗi cơ bản vi phạm luật giao thông, lái xe dễ ‘ăn phạt’ khi đi du lịch dịp nghỉ lễ

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Dưới đây là những lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến mà lái xe thường mắc phải khi đi du lịch dịp nghỉ lễ cùng với mức xử phạt hành chính được quy định.

Cơ quan công an cần điều tra, làm rõ tố cáo của các nhà đầu tư đối với Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà

Cơ quan công an cần điều tra, làm rõ tố cáo của các nhà đầu tư đối với Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi phát hiện nhiều bất thường tại dự án mình bỏ hơn chục tỉ đồng đặt cọc, các nhà đầu tư đã có đơn tố cáo gửi tới nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền. Văn phòng cơ quan CSĐT và Thanh tra Bộ (Bộ Công an) cũng đã có phiếu chuyển đơn gửi Thủ trưởng Cơ quan CSĐT và Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an TP Hà Nội xem xét, giải quyết.

Nói dối bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn, TikToker bị phạt 5 triệu đồng

Nói dối bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn, TikToker bị phạt 5 triệu đồng

Đời sống - 1 ngày trước

Làm việc với Sở TT&TT Hà Nội, TikToker V.M.L thừa nhận chủ quán phở không nói câu "cái ngữ này", thông tin đăng tải lên mạng xã hội là sai sự thật.

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Suốt thời gian qua tại làng nghề đúc nhôm tại thôn Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đang “bức tử” hầu hết các sông ngòi, kênh mương, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân sinh sống nơi đây và các vùng lân cận.

Top