Có cầu, hầm vượt, người đi bộ vẫn thản nhiên cắt dòng phương tiện băng qua đường
GiadinhNet - Tại những nơi có hầm, cầu bộ hành, người đi bộ vẫn chọn cách cắt ngang dòng phương tiện dày đặc để qua đường, bất chấp luật giao thông và nguy hiểm đến tính mạng.
Nhiều người sang đường, cầu và hầm đi bộ vẫn vắng người
Tình trạng người đi bộ không tuân thủ luật giao thông đường bộ vẫn đang xảy ra khá phổ biến. Trên nhiều tuyến đường, tình trạng người dân bất chấp tính mạng, cắt dòng phương tiện đang lưu thông, luồn lách qua các làn đường để đi tắt sang đường đang đáng báo động.
Trong khi đó, trên những tuyến đường này đã có nhiều cảnh báo cho sự vi phạm luật giao thông nguy hiểm này nhưng dường như không được nhiều người dân quan tâm.
Theo ghi nhận của phóng viên báo Gia đình & Xã hội, ngay tại những nơi có cầu vượt sang đường và hầm đi bộ như các tuyến đường ở Phạm Hùng, Xuân Thủy, Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Trần Duy Hưng (Hà Nội)… thì số người vi phạm băng qua đường vẫn nhiều gấp 2, 3 lần số người sử dụng hầm, cầu vượt.
Nhìn cảnh những học sinh, sinh viên, người cao tuổi vô tư cắt ngang đầu xe cộ không khỏi khiến chúng ta rùng mình lo lắng. Nhiều ô tô vì tránh người đi bộ mà va phải vào các xe khác, nhiều xe máy loạng choạng.
Khi được hỏi về lý do tại sao không sử dụng cầu và hầm vượt, thì đa phần câu trả lời đều là vì “cho tiện”, “quen rồi”.
Anh Nguyễn Đức Hùng (33 tuổi, Cầu Giấy) chia sẻ: “Tôi sợ nhất là đi qua mấy đoạn có các trường đại học, sinh viên cứ lao thẳng qua đường mà không nhìn trước sau. Xe lao qua ngay sát mặt, có lần đang đi thì từ đâu xuất hiện một tốp bạn sinh viên dàn hàng ngang qua đường ngay trước mũi xe khiến xe của tôi và mấy người nữa phải né tránh khiến va vào nhau loạng choạng suýt ngã”.




Tuyến đường Khuất Duy Tiến có nhiều xe tải, xe ben, xe container và nhiều xe máy qua lại nhưng nhiều người vẫn ung dung len lỏi để sang đường. Hầm đi bộ cách đó 250m nhưng bị ngó lơ.



Cầu vượt, hầm đi bộ bị ngó lơ là xử phạt người vi phạm?
Dù đã có những hình phạt được quy định trong Điều 32 luật Giao thông đường bộ, tuy nhiên việc xử lý người đi bộ vi phạm luật giao thông là điều “hiếm thấy” từ trước tới nay.
Anh Nguyễn Đức Toàn (30 tuổi, Nguyễn Trãi) cho hay: “Việc xử phạt những người đi bộ vi phạm khá bất cập, vì nếu phạt thì chắc nhiều lắm. Đây là do ý thức tham gia giao thông quá kém của một bộ phận người dân. Nhiều người vẫn có thói quen chọn đoạn đường ngắn nhất, vị trí thuận lợi nhất để đi dù gần đó có cầu vượt, hầm bộ hành. Nhà nước xây hầm, cầu tốn hàng chục tỷ nhưng chẳng mấy ai sử dụng”.
Những quy định xử phạt được đi bộ khi vi phạm Luật Giao thông đường bộ đều có cả những dường như không mấy ai quan tâm đến quy định này.
Tại Điều 32 Luật giao thông đường bộ có quy định về người đi bộ như sau: Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm.
Tại điều 9 Nghị định 46/2016/NĐ-CP hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng khi không đi đúng phần đường quy định, không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc, dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn; Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường…
Phải chăng hình phạt cho người đi bộ vi phạm luật là chưa đủ sức răn đe, nên ngày càng có nhiều người bất chấp tính mạng để “tiết kiệm” đôi ba phút cuộc đời.
Về việc người đi bộ vi phạm luật giao thông diễn ra phổ biến phần lớn ý kiến cho rằng do quy định về mức xử phạt qúa nhẹ không đủ sức răn đe. Bên cạnh đó, người dân cũng hiếm thấy lực lượng chức năng xử lý hành vi vi phạm này.
Để người đi bộ không cắt dòng phương tiện giao thông băng qua đường ngay cả khi có hầm, cầu vượt bên cạnh cơ quan chức năng cần nghiên cứu tăng mức xử phạt, đồng thời thực hiện nghiêm hình thức xử phạt với người vi phạm.
Thu Phương

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 14 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 14 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 15 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 16 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 18 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.