Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô gái gốc Á chỉ dám ra ngoài khi có bạn trai da trắng ở Mỹ

Thứ hai, 21:07 03/08/2020 | Bốn phương

Người Mỹ gốc Á đang phải đối mặt với làn sóng phân biệt chủng tộc liên quan đến nguồn gốc của đại dịch Covid-19.

Cô gái gốc Á chỉ dám ra ngoài khi có bạn trai da trắng ở Mỹ - Ảnh 1.

Gia đình của Arvin Shao đã mở nhà hàng China King Buffet ở Woodbridge, Virginia từ cách đây gần thập kỷ. Công việc kinh doanh khá ổn định cho đến khi họ buộc phải đóng cửa vào tháng trước. Shao cho biết khách hàng trung thành, những người ăn ở quán hàng tuần và luôn thân thiện với gia đình anh, giờ đột ngột không tới nữa.

Anh tin rằng quan điểm phân biệt chủng tộc với người gốc Á liên quan đến đại dịch và tâm lý "kích thích nỗi sợ hãi" đã khiến nhiều người từ bỏ việc đến ăn ở nhà hàng của gia đình anh.

Cô gái gốc Á chỉ dám ra ngoài khi có bạn trai da trắng ở Mỹ - Ảnh 2.

Michael Lofthouse, CEO của một công ty công nghệ ở California, bị bắt gặp tuôn ra những lời lẽ phân biệt chủng tộc với một gia đình gốc Á ở nhà hàng. Ảnh: Instagram.

"Có vẻ như không ai muốn làm gì với chúng tôi cả. Có nhiều khách hàng từng rất thân thiết với cha tôi, luôn hỏi thăm cha tôi, biết tên của cha tôi và bắt tay ông ấy mọi lần họ tới. Tôi không bao giờ nghĩ là họ sẽ ngừng tới và tin vào mấy thứ họ nghe trên truyền thông, và họ ngừng tới vì sợ hãi điều gì đó", anh Shao chia sẻ.

Người gốc Á ở Mỹ bị xa lánh

Nhà hàng của gia đình Shao phải đóng cửa vào thời điểm mà 2 báo cáo mới nhất cho thấy định kiến với người châu Á và tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ gốc Á và người gốc Thái Bình Dương đều tăng cao.

Nghiên cứu mới của Đại học UCLA cho thấy kể từ khi dịch bệnh bùng phát, 83% người lao động gốc Á với trình độ học vấn cấp 2 hoặc thấp hơn đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở California, bang có số dân gốc Á lớn nhất ở Mỹ. Tỷ lệ này ở các bộ phận dân số còn lại chỉ là 37%.

Cùng lúc, thống kê cho thấy sự phân biệt đối xử với người gốc Á cũng đang tăng nhanh. Hơn 2.300 người Mỹ gốc Á đã báo cáo về các vụ việc cho thấy định kiến phân biệt chủng tộc với họ, theo Hội đồng hoạch định và chính sách châu Á - Thái Bình Dương (A3PCON).

Đối với nhiều người, như trong trường hợp của gia đình Shao, hai vấn đề này có liên quan trực tiếp đến nhau.

Báo cáo của UCLA, được công bố tuần trước, tìm cách đánh giá tác động của virus corona đối với lực lượng lao động gốc Á ở California. Nó cho thấy những người gốc Á đang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì đại dịch.

Ông Paul Ong, một người tham gia vào nghiên cứu, cho rằng bên ngoài tình hình khó khăn chung của các ngành dịch vụ, mọi người đang từ bỏ các cửa hàng có yếu tố châu Á vì thành kiến.

"Đây là lý do tại sao những cách gọi mang tính phân biệt chủng tộc với dịch Covid-19 đã gây ra hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội. Chúng tôi đã thấy điều này trong sự gia tăng các lời lẽ miệt thị và tấn công người gốc Á, cũng như với tình trạng thất nghiệp và thất bại trong kinh doanh", ông Ong chia sẻ.

Donald Mar, một nhà nghiên cứu khác góp phần thực hiện báo cáo của UCLA, cho rằng một trong những lý do là có nhiều người Mỹ gốc Á làm việc trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Cứ có 4 người Mỹ gốc Á thì 1 người làm việc trong ngành khách sạn, giải trí và bán lẻ, cũng như dịch vụ làm đẹp.

Lisa Lee đang ở một cửa hàng tạp hoá tại Philadelphia hồi cuối tháng 3 thì một người đàn ông da trắng lớn tuổi nhìn thấy cô và hét lên: "Quay về Trung Quốc đi!". Khi cô nói rằng mình không đến từ Trung Quốc, người đàn ông nói tiếp: "Vậy hãy quay về Philippines hoặc bất cứ nơi nào cô đến đó".

Cô gái gốc Á chỉ dám ra ngoài khi có bạn trai da trắng ở Mỹ - Ảnh 3.

Khu phố Tàu ở New York vào cuối tháng 4, thời điểm thành phố bị tác động nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Ảnh: Getty.

Lee, một nghệ sĩ sinh sống ở Philadelphia, cho biết giờ cô chỉ ra ngoài nếu có một người bạn nam da trắng đi cùng. "Sau đại dịch, tôi tự hỏi liệu mình có thể thực sự sống sót ở đây không? Mình có thể thực sự làm việc ở đây không?", Lee, người đến từ Hàn Quốc , chia sẻ.

Mặc dù tình trạng thù ghét người gốc Á lần đầu tăng vọt khi đại dịch bùng phát, nó vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này được ghi nhận với 500 báo cáo mới về sự hung hăng, bắt nạt, quấy rối, ngôn từ kích động và hành động bạo lực với người gốc Á trong khoảng từ tháng 6 đến giữa tháng 7.

Cách gọi miệt thị

Ông Russell Jeung, giáo sư nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại Đại học San Francisco State, người đã theo dõi dữ liệu về tình trạng phân biệt chủng tộc với người gốc Á cho Stop Hate - một tổ chức chống phân biệt chủng tộc - cho rằng tình trạng này đạt đỉnh trùng với thời điểm Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên sử dụng những thuật ngữ gây tranh cãi để gọi virus corona.

Ông Jeung cho biết nhóm Stop Hate không thể khẳng định một mối liên hệ trực tiếp giữa thuật ngữ mà ông Trump sử dụng với tình trạng phân biệt chủng tộc gia tăng với người gốc Á, nhưng dữ liệu cho thấy các vụ việc kiểu này "vẫn đang tăng".

"Điều này không bất ngờ, vì tổng thống vẫn đang sử dụng những thuật ngữ để phi nhân cách người gốc Á ở Mỹ", ông Jeung nhận xét.

Tổng thống Trump bắt đầu sử dụng thuật ngữ "virus Trung Quốc" từ đầu tháng 3 và cũng nhiều lần gọi Covid-19 là "kung flu" (một cách chơi chữ từ kungfu).

Trong khi các chuyên gia chỉ ra rằng những phát biểu của ông Trump có thể nguyên nhân chính gây ra sự kỳ thị với người gốc Á, họ cũng chỉ ra các yếu tố khác. Số người tử vong vì Covid-19 lên tới 145.000 và sự căng thẳng của mối quan hệ Mỹ - Trung trước cuộc bầu cử tổng thống cũng đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh nước Mỹ hiện tại.

Cô gái gốc Á chỉ dám ra ngoài khi có bạn trai da trắng ở Mỹ - Ảnh 4.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần sử dụng thuật ngữ như "virus Trung Quốc", "kung flu"... Ảnh: Getty.

Việc chính quyền các bang nhanh chóng mở cửa cũng tạo thêm cơ hội cho các vụ phân biệt chủng tộc, và các chuyên gia xã hội cũng như các lãnh đạo cộng đồng quan ngại rằng, khi các trường học mở cửa trở lại, tình trạng bắt nạt học sinh gốc Á sẽ tăng vọt.

Bà Manjusha Julkarni, giám đốc điều hành của A3PCON, cho rằng chắc chắn điều này sẽ xảy ra, và so sánh nó với việc người Hồi giáo, người Arab và người Nam Á ở Mỹ bị phân biệt đối xử sau vụ tấn công khủng bố 11/9.

"Nếu chúng ta có được bài học nào từ 11/9, thì đó là việc phân biệt chủng tộc sẽ tiếp tục trong một thời gian rất dài", bà Julkarni nói.

Theo Zing.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đồng hồ của người giàu nhất thế giới trên tàu Titanic đạt giá 1,5 triệu USD

Đồng hồ của người giàu nhất thế giới trên tàu Titanic đạt giá 1,5 triệu USD

Bốn phương - 1 giờ trước

Chiếc đồng hồ vàng của người giàu nhất thế giới có mặt trên tàu Titanic vừa được đem ra rao bán đấu giá và đạt mức giá 1,5 triệu USD (tương đương 38 tỷ đồng).

Tiệc chia tay đời độc thân của nàng dâu gia tộc giàu nhất châu Á

Tiệc chia tay đời độc thân của nàng dâu gia tộc giàu nhất châu Á

Bốn phương - 3 giờ trước

Radhika Merchant sẽ kết hôn với Anant Ambani - con trai của tỷ phú giàu nhất châu Á Mukesh Ambani - trong tháng 7 năm nay. Mới đây, cô đã tổ chức tiệc chia tay đời độc thân với bạn bè.

Thân vương William và Vương phi Kate đối mặt với vấn đề nan giải mới

Thân vương William và Vương phi Kate đối mặt với vấn đề nan giải mới

Bốn phương - 4 giờ trước

Mọi ánh mắt đều sẽ đổ dồn vào ban công điện Buckingham vào ngày hè đó, để chứng kiến hình ảnh của một gia đình hoàng gia đang vượt qua thử thách.

Phi hành gia mắc kẹt trên vũ trụ, trở thành 'công dân Liên Xô cuối cùng'

Phi hành gia mắc kẹt trên vũ trụ, trở thành 'công dân Liên Xô cuối cùng'

Bốn phương - 5 giờ trước

Vào thời điểm Liên Xô sụp đổ, phi hành gia Sergei Krikalev đang ở trong không gian và đã "mắc kẹt" trong một khoảng thời gian trước khi được trở về Trái đất.

Bị tố giả làm luật sư trên TikTok để lừa đảo, cô gái nói với phóng viên: 'Thế sao tôi không bị bắt?'

Bị tố giả làm luật sư trên TikTok để lừa đảo, cô gái nói với phóng viên: 'Thế sao tôi không bị bắt?'

Bốn phương - 7 giờ trước

Một người phụ nữ đã giả mạo luật sư để lừa gạt nhiều người trên mạng xã hội.

Thảm cảnh tại các khu văn phòng Mỹ: Tòa nhà mất giá 98%, bị bỏ hoang hàng loạt, không dễ tìm được 1 hàng McDonald's

Thảm cảnh tại các khu văn phòng Mỹ: Tòa nhà mất giá 98%, bị bỏ hoang hàng loạt, không dễ tìm được 1 hàng McDonald's

Chuyện đó đây - 7 giờ trước

Thành phố phải 'trao thưởng' hơn 1 tỷ đồng cho những ai tới đây kinh doanh!

Chân dung tuyệt đẹp của Vương hậu Mary gợi nhớ đến Vương phi Kate, xứng danh 2 biểu tượng thời trang hoàng gia hiện đại

Chân dung tuyệt đẹp của Vương hậu Mary gợi nhớ đến Vương phi Kate, xứng danh 2 biểu tượng thời trang hoàng gia hiện đại

Bốn phương - 9 giờ trước

Vương hậu Mary của Đan Mạch và Vương phi Kate hiện là những thành viên hoàng gia có gu thẩm mỹ và thời trang ấn tượng nhất hiện nay.

Châu Á quay cuồng trong cái nóng như thiêu như đốt

Châu Á quay cuồng trong cái nóng như thiêu như đốt

Bốn phương - 12 giờ trước

Toàn khu vực Nam Á và Đông Nam Á đang hứng đợt nắng nóng cực kỳ khắc nghiệt. Các chính quyền phát cảnh báo về nguy cơ sức khỏe, còn người dân phải tìm đến công viên và trung tâm thương mại để chống chọi.

Lan đột biến không là gì, đây là loại cây có giá 9.000 tỷ đồng: Thân gỗ tỏa sáng như vàng ròng nhưng vì sao cho giống cũng không ai dám trồng?

Lan đột biến không là gì, đây là loại cây có giá 9.000 tỷ đồng: Thân gỗ tỏa sáng như vàng ròng nhưng vì sao cho giống cũng không ai dám trồng?

Bốn phương - 12 giờ trước

Đây là loại cây độc nhất vô nhị có những thớ gỗ lấp lánh ánh vàng, được vua chúa yêu thích từ thời xưa.

Nam sinh thủ khoa đại học Thanh Hoa hiện ra sao sau 7 năm gây sửng sốt vì nghị lực phi thường?

Nam sinh thủ khoa đại học Thanh Hoa hiện ra sao sau 7 năm gây sửng sốt vì nghị lực phi thường?

Chuyện đó đây - 13 giờ trước

GĐXH - Câu chuyện truyền cảm hứng của chàng thủ khoa đại học Thanh Hoa đã khiến nhiều người cảm động.

Top