Cơ hội và thách thức
GiadinhNet - Ngày 14/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2013/ QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu của giai đoạn này không chỉ tập trung vào giảm sinh mà còn mở rộng ra các mục tiêu về qui mô, cơ cấu và chất lượng dân số
![]() Việt Nam là quốc gia đã có bước phát triển đột phá về chương trình DS-KHHGĐ. Điều này đã đem đến kết quả khả quan trong mục tiêu nhằm sớm khống chế qui mô dân số ở mức hợp lý. Ảnh: Dương Ngọc |
Bức tranh về qui mô dân số tăng trưởng
Qua số liệu ta thấy giai đoạn 2001-2005, tỷ lệ tăng trưởng dân số giảm chậm thì mức tăng thu nhập cũng chậm, nhưng giai đoạn 2005-2010 tỷ lệ tăng trưởng dân số giảm nhanh thì mức thu nhập cũng tăng nhanh, đưa Việt Nam thoát ra khỏi các nước nghèo và thuộc vào nhóm nước có thu nhập trung bình. |
Để thực hiện đạt mục tiêu về qui mô dân số ngoài những chỉ tiêu kiểm định như tổng số dân số, mật độ dân số, qui mô hộ gia đình… các nhà nhân khẩu học thường đánh giá thông qua chỉ tiêu dự báo khoảng thời gian dân số tăng gấp đôi của từng vùng lãnh thổ, từng quốc gia.
Chỉ tiêu này sẽ cho biết qui mô dân số của một vùng sẽ tăng lên (gấp đôi hiện tại) với tốc độ như thế nào để phục vụ cho việc hoạch định các chiến lược, kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội. Trên toàn thế giới vào năm 1990 số năm tăng gấp đôi là gần 47 năm thì 20 năm sau nhờ những thay đổi về tỷ lệ tăng dân số, số năm dân số tăng gấp đôi là trên 58 năm (tăng hơn 10 năm). Tuy vậy sự khác biệt là rất khác nhau giữa các châu lục. Thời gian tăng dân số của châu Phi năm 1990 là 27,5 năm, sau 20 năm tình hình được cải thiện nhưng cũng chỉ là 29 năm vào năm 2010.
Châu Á là châu lục hiện nay có số năm dân số tăng gấp đôi ngang bằng với mức chung của thế giới. Tuy nhiên trong thời gian những năm 1990 có tăng nhanh hơn chút ít. Song nếu xét trong từng khu vực thuộc châu Á thì cũng có độ chênh lệch nhất định.
Qua các số liệu ta thấy dân số khu vực Đông Á có mức độ phát triển tiếp cận gần nhất với xu thế của các nước đã phát triển ở châu Âu và có nhịp độ phát triển nhanh, trong khi các khu vực khác có xu thế chuyển đổi chậm. Chính sự chuyển đổi nhanh về nhân khẩu học này đã là cơ sở cho khu vực Đông Á có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tốt nhất. Đặc biệt có những quốc gia có tốc độ phát triển thần kỳ như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tại Nhật Bản, do đã tiến hành thành công chương trình DS-KHHGĐ vào ngay những năm 70 của thế kỷ trước, nhờ vậy tỷ lệ phát triển dân số năm 1990 đã là 0,31 và số năm dân số tăng gấp đôi là 225,8 năm. Đến năm 2010 thì tỷ lệ phát triển dân số âm tương tự như các nước châu Âu phát triển, hiện nay đang phải thực hiện chương trình khuyến sinh. Thời gian qua Trung Quốc đã có tốc độ phát triển kinh tế thần kỳ và trở thành cường quốc đứng thứ hai thế giới, một phần quan trọng là nhờ sự quyết liệt thực hiện thành công chương trình dân số và khống chế được qui mô dân số hợp lý. Nếu năm 1990 tỷ lệ tăng dân số là 2,25 và số năm dân số tăng gấp đôi là 31,1 năm thì đến năm 2010 tỷ lệ tăng dân số chỉ là 0,5 và số năm dân số tăng gấp đôi là 140 năm.
Giữa tỷ lệ tăng trưởng về qui mô dân số (thời gian dân số tăng gấp đôi xét theo dài hạn) và kinh tế có quan hệ chặt chẽ mật thiết (đặc biệt là tổng thu nhập quốc nội tính theo đầu người). Mối quan hệ này được công nhận và đưa vào chương trình nghị sự trong hội nghị quốc tế về dân số và phát triển bền vững (ICPD 1994 tại Cairo - Ai Cập).
Theo những số liệu có được cho chúng ta thấy có mối quan hệ mật thiết giữa tăng trưởng dân số và kinh tế. Những vùng có số năm dân số tăng gấp đôi thấp (tăng dân số nhanh) thì có chỉ số PPP (thu nhập tương đương thực tế) bình quân đầu người thấp và ngược lại.
Năm 2010, số năm dân số tăng gấp đôi của toàn thế giới là 58,3 năm và mức thu nhập bình quân đầu người (tính theo PPP) là 10.000 USD. Châu Phi có số năm dân số tăng gấp đôi nhỏ nhất là 29,1 năm và mức thu nhập bình quân (tính theo PPP) là 2.630 USD. Châu Âu là nơi có số năm dân số tăng gấp đôi âm thì mức thu nhập bình quân là lớn nhất với 25.589 USD. Châu Mỹ là nơi có số năm dân số tăng gấp đôi 70 năm, mức thu nhập bình quân tương ứng là 23.370 USD. Nếu so sánh với châu Âu ta thấy chênh lệch không lớn, điều này có thể phần nào do khi dân số tăng trưởng âm, cơ cấu dân số già, nhưng chi phí về an sinh xã hội lớn sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế. Do vậy mục tiêu ổn định qui mô dân số ở mức hợp lý là mục tiêu phát triển bền vững. Châu Úc với mức tăng trưởng dân số hợp lý ở mức 63,6 năm đã có mức thu nhập bình quân là 24.380 USD. Điều này cũng còn phải tính đến các ưu đãi của tài nguyên thiên nhiên sẵn có.
Trong khu vực Đông Nam Á những nước có điều kiện kinh tế xã hội gần với Việt Nam như Indonesia số năm dân số tăng gấp đôi của 1990 từ 43,8 năm tăng lên 50 năm vào 2010 thì tương tự mức thu nhập bình quân (PPP) từ 580 USD tăng lên 3.830 USD. Tương tự của Malaysia là 30,4 năm tăng lên 43,7 năm và thu nhập là 3.400 USD tăng lên 13.740 USD. Singapore đã có bước phát triển thần kỳ với mức tăng dân số từ 24,6 năm lên 116,7 năm và thành quả tương ứng với mức thu nhập bình quân từ 29.610 USD tăng lên 47.940 USD.
Tại Việt Nam cũng có sự cải thiện rõ rệt với mức tăng trưởng dân số từ 31,8 năm tăng lên 58,3 năm và tương đương với cải thiện thu nhập từ 370 USD tăng lên 2.700 USD. Lào là nước giảm tốc độ tăng trưởng dân số chậm từ 27,9 năm tăng lên 33,3 năm thì mức độ cải thiện thu nhập tương đương là 280 USD tăng lên 2.060 USD. Philippines tuy cũng cải thiện tăng trưởng dân số chậm nhưng có xuất phát điểm tốt hơn từ 30,9 năm tăng lên 33,3 năm nên mức cải thiện thu nhập tương đương là 1.020 USD tăng lên 3.900 USD. Theo số liệu công bố của Tổng Cục Thống kê cũng cho thấy rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng qui mô dân số và thu nhập bình quân theo đầu người Việt Nam trong thập kỷ qua.
Theo kết quả của các cuộc Tổng điều tra dân số trong giai đoạn từ 1979 đến 1989 với tỷ lệ phát triển là 2,1% thì số năm dân số Việt Nam tăng lên gấp đôi là 33,3 năm. Đến giai đoạn 1989-1999 tỷ lệ phát triển dân số đã giảm xuống 1,7% thì số năm dân số tăng lên gấp đôi là 41,2 năm (tăng lên được 8 năm so với giai đoạn 10 năm trước). Đến giai đoạn 1999-2009, do thời gian này Việt Nam đạt thành công lớn về chương tình DS-KHHGĐ, tỷ lệ phát triển dân số đạt ở mức 1,2% nên số năm dân số tăng gấp đôi là 58,3 năm (tăng gần 20 năm so với giai đoạn 10 năm trước). |

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.