Có ít nhất 19 thực hành có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái
GiadinhNet - “Uớc tính mỗi năm Việt Nam sẽ thiếu hụt 40.800 trẻ sơ sinh gái, tức 40.800 bé gái tại Việt Nam mỗi năm sẽ không có cơ hội chào đời chỉ vì mình là con gái”.
Đây là thông tin được đưa ra tại sự kiện Công bố Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới năm 2020: “Trái với ý muốn của tôi: Xóa bỏ những thực hành làm tổn hại tới phụ nữ và trẻ em gái và gia tăng bất bình đẳng” do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức ngày 17/7 tại Hà Nội.

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam phát biểu tại lễ công bố. Ảnh: Minh Quyết
Phát biểu tại sự kiện này, bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết: Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới năm 2020 được công bố trên toàn thế giới vào ngày 30/6/2020 đã chỉ ra rằng, có ít nhất 19 thực hành có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái. Những thực hành này bị cả thế giới lên án là hành vi xâm hại và vi phạm quyền con người.
Tuy nhiên, trong số này, có 3 thực hành vẫn ngang nhiên xảy ra ở nhiều khu vực, đó là: Cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ; tảo hôn; lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới. Tại Việt Nam, báo cáo tập trung vào vấn đề liên quan mật thiết nhất, đó là vấn đề lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới.
Theo Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, tình trạng lựa chọn giới tính dựa trên cơ sở định kiến giới và tư tưởng ưa thích con trai, xem nhẹ con gái tồn tại hàng thập kỷ đã dẫn tới sự thiếu hụt dân số lên tới 140 triệu trẻ em gái.
Khi số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới, các vấn đề xã hội có thể nảy sinh, làm trầm trọng hơn các hình thức bạo lực trên cơ sở giới như hiếp dâm, cưỡng ép quan hệ tình dục, bóc lột tình dục, buôn bán người và tảo hôn. Đặc điểm chung của những hành vi có hại này là chúng đều xuất nguồn từ sự bất bình đẳng giới và mong muốn kiểm soát cơ thể và cuộc sống của phụ nữ.
"Những tổn hại đối với từng cá nhân mỗi người phụ nữ và trẻ em gái đã rất nghiêm trọng, nhưng hậu quả mà thế giới và các thế hệ trong tương lại phải gánh chịu thậm chí còn tồi tệ hơn. Một khi sức khỏe của phụ nữ và trẻ em gái giảm sút, một khi họ không được tiếp cận với giáo dục và tiềm năng của họ bị hạn chế, cả nhân loại cũng bị ảnh hưởng", bà Naomi Kitahara nhấn mạnh.
Theo báo cáo của UNFPA, trong nhiều thập kỷ qua, bình đẳng giới tại Việt Nam đã có những bước tiến. Tuy nhiên, lựa chọn giới tính dựa trên cơ sở định kiến giới là một thực hành làm tổn hại tới phụ nữ và trẻ em gái và tình trạng này vẫn còn tồn tại ở Việt Nam.

Theo các chuyên gia, cần chấm dứt tình trạng "trọng nam khinh nữ" để thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam. Ảnh minh họa
Tâm lý ưa thích con trai - một truyền thống không lấy gì làm tốt đẹp chính là sản phẩm của hệ thống định kiến giới luôn đặt nam giới và trẻ em trai ở địa vị xã hội cao hơn phụ nữ và trẻ em gái, cũng như ưa thích trẻ em trai hơn trẻ em gái.
Tình trạng lựa chọn giới tính dựa trên cơ sở định kiến giới có thể nhìn nhận trực tiếp qua tỷ số giới tính khi sinh và tỷ số này của Việt Nam thể hiện sự mất cân bằng giới tính khi sinh rất lớn. Tình trạng này được phát hiện lần đầu tại Việt Nam vào năm 2004 và từ năm 2005, tỷ số giới tính khi sinh đã gia tăng nhanh chóng.
Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, tỷ số này ở ngưỡng 111,5 bé trai được sinh ra so với 100 bé gái, trong khi tỷ số "tự nhiên" hoặc "bình thường" dao động khoảng 105-106 bé trai/100 bé gái.
Các bằng chứng cho thấy nguyên nhân dẫn tới mất cân bằng nhân khẩu học là do tình trạng lựa chọn giới tính trước khi sinh, tức là bỏ thai khi thai nhi được xác định là con gái, hay nuôi cấy phôi trước để xác định và lựa chọn được luôn giới tính, hay "lọc tinh trùng" phục vụ thụ tinh trong ống nghiệm.
"Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới ước tính mỗi năm Việt Nam sẽ thiếu hụt 40.800 trẻ sơ sinh gái, tức 40.800 bé gái tại Việt Nam mỗi năm sẽ không có cơ hội chào đời chỉ vì mình là con gái. Thực trạng này cần phải được thay đổi", Naomi Kitahara khẳng định.
Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam kêu gọi: "Chúng ta phải chấm dứt tình trạng "trọng nam khinh nữ" để thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam. Việt Nam đang đạt được tiến bộ nhưng những tiến bộ ấy cần được đẩy mạnh nhanh hơn nữa trong Thập kỷ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Để triển khai nhiệm vụ này, nam giới cần đóng vai trò đặc biệt. Tôi kêu gọi nam giới tại Việt Nam hãy nâng cao giá trị của trẻ em gái và yêu cầu đối xử bình đẳng, quyền bình đẳng cho trẻ em gái. Chúng tôi đặc biệt cần nam giới và trẻ em trai góp sức thực hiện nỗ lực này".
Tại lễ công bố, ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ bình đẳng giới (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết: Chính phủ Việt Nam luôn coi bình đẳng giới vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển bền vững. Theo đó, Việt Nam đã xây dựng và đang tiếp tục hoàn hiện hành lang pháp lý để thực hiện ngày càng tốt hơn lĩnh vực này.
"Việc đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên cũng là một trong những mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 mà chúng tôi đang xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2020 này", ông Phạm Ngọc Tiến thông tin.
N.Mai

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 17 giờ trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 1 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMột nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.