Có một phần trong trái dừa tốt cho tim mạch, giúp "thăng hạng" nhan sắc nhưng phụ nữ hay vứt đi
Tuy đây là phần ngon, bổ bậc nhất của trái dừa nhưng nhiều người lại hay vứt đi khi uống nước dừa. Nếu biết tận dụng còn giúp giảm cân nhanh.
Dừa là một trong những loại quả đa dụng bậc nhất, bởi mọi thứ trong quả dừa đều có thể tận dụng triệt để. Tuy nhiên, chúng ta thường chỉ tập trung vào nước dừa mà bỏ qua phần cơm dừa vốn cũng bổ dưỡng không kém. Nó không chỉ là món ăn vặt khi buồn miệng mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
Cơm dừa, hay còn gọi là cùi dừa, thịt dừa... tùy theo mỗi địa phương, là phần ruột màu trắng nằm bên trong cùng và tiếp xúc trực tiếp với nước dừa . Đa phần ai cũng nạo phần này ra ăn khi uống nước dừa hoặc dùng để nấu chè, làm dầu dừa, làm kẹo mứt... Thế nhưng, nhiều người lại bỏ phần này vì không có dụng cụ chặt dừa hoặc do uống nguyên quả ngoài quán vỉa hè, rất đáng tiếc.

Uống nước dừa phải kèm theo cơm dừa thì mới ngon và đúng chuẩn hương vị.
Trong lịch sử, người ta đã sử dụng cơm dừa như một phần của y học cổ truyền nhờ tác dụng chống lại một số chất độc, bảo vệ chống lại bệnh tật, giảm viêm, diệt vi khuẩn... Nếu sử dụng điều độ và thường xuyên, bạn còn giúp cơ thể hấp thu được những lợi ích như:
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa
- Tốt cho hệ tim mạch
- Giúp giảm cân
- Cải thiện hệ miễn dịch, chống ung thư
- Cung cấp năng lượng, bảo vệ não bộ
Cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Cơm dừa không những vừa giòn, ngọt, bùi mà còn chứa nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Loại thực phẩm này cũng giàu hàm lượng chất béo tốt, làm cơ thể dễ hấp thu các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo như vitamin D, E, K, A… tốt hơn bình thường.

Cơm dừa càng non lại càng mềm và ngon, chưa kể còn tốt cho hệ tiêu hóa tổng thể.
Thêm vào đó, trong cơm dừa có chứa một chất béo đặc biệt tên là triglycerine chuỗi trung bình giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột. Nếu bổ sung thường xuyên sẽ phòng chống viêm nhiễm và hội chứng chuyển hóa – một loại bệnh gây nên cao huyết áp, cholesterol cao… và tăng khả năng mắc đột quỵ hoặc tiểu đường loại 2.
2. Tốt cho hệ tim mạch
Trong cơm dừa sở hữu lượng dầu tốt giúp tăng cholesterol có lợi HDL và giảm cholesterol có hại LDL, duy trì ăn đều đặn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã cho tình nguyện viên dùng 3 loại dầu dừa, dầu ôliu và bơ nhạt để kiểm tra lượng cholesterol. Kết quả cho thấy, nhóm tình nguyện dùng dầu dừa đã tăng đáng kể HDL so với 2 nhóm còn lại.
Bên cạnh đó, nhờ lượng chất xơ dồi dào của cơm dừa nên khi đi vào cơ thể, chúng sẽ hấp thụ và loại bỏ nhiều cholesterol xấu gây bệnh tim mạch. Vậy nên đừng bỏ qua phần cơm dừa quý giá này, hãy chăm ăn nhiều hơn khi uống nước dừa vào mùa hè.
3. Giúp giảm cân
Một vài người nói rằng trong cơm dừa chứa nhiều chất béo nên không phù hợp cho việc ăn kiêng. Tuy nhiên, chất béo triglycerine chuỗi trung bình của cơm dừa sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó tránh được tình trạng ăn quá nhiều. Chưa kể loại chất béo này còn giúp đốt cháy calo và chất béo nên hỗ trợ giảm cân nhanh hơn.

Ăn cơm dừa một cách khoa học, điều độ có thể giúp bạn giảm cân mà không hay biết.
Một nghiên cứu kéo dài 90 ngày trên 8 người trưởng thành đã cho thấy, ăn 100g cơm dừa hàng ngày giúp giảm cân nhiều hơn so với việc ăn cùng một lượng đậu phộng. Ngoài ra, lượng protein trong cơm dừa cũng hỗ trợ tăng cường cơ bắp và ngăn mỡ thừa tích tụ, phụ nữ nên tranh thủ ăn khi dừa còn tươi ngon.
4. Cải thiện hệ miễn dịch, chống ung thư
Cơm dừa chứa nhiều mangan cùng các chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm nhiễm và làm da dẻ mịn màng hơn. Bên cạnh đó, chất béo triglycerine cũng chứa các đặc tính chống virus, kháng nấm lẫn ức chế khối u nên hỗ trợ cơ thể kháng các loại bệnh tốt hơn.
Đặc biệt hơn, trong cơm dừa non cũng chứa các hợp chất có khả năng chống lại các tế bào gây bệnh ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Chưa kể nó cũng bổ sung nhiều chất sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

5. Cung cấp năng lượng, bảo vệ não bộ
Cơm dừa chứa nhiều khoáng chất quan trọng như mangan, đồng, triglycerine… giúp thúc đẩy quá trình hoạt động của các enzyme và chuyển hóa chất béo thành năng lượng, hỗ trợ hình thành xương lẫn bảo vệ sức khỏe tổng thể. Trong cơm dừa có tới 7% chất xơ – nhiều hơn 20% so với lượng dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày.

Thêm vào đó, các chất béo triglycerine chuỗi trung bình trong dầu dừa còn giúp nâng cao trí nhớ, ngăn ngừa các bệnh suy giảm trí nhớ hoặc giảm chức năng não. Những tác dụng này rất tốt cho người bị bệnh Alzheimer và hay quên.
Ăn cơm dừa thế nào cho hợp lý?
Đúng là cơm dừa sở hữu nhiều dưỡng chất, lợi ích nhưng không phải vì thế mà muốn ăn bao nhiêu cũng được. Đối với người bình thường thì mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 1-2 lần cơm dừa non là đủ, mỗi lần khoảng 1 lạng. Còn những trường hợp tiểu đường , phụ nữ cho con bú, mỡ trong máu… thì nên hạn chế kẻo sinh bệnh thêm.
Ăn cơm dừa vừa phải có thể giúp giảm cân, nhưng ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng và làm tăng cân hơn trước. Vậy nên, hãy tăng cường vận động và kết hợp ăn cơm dừa điều độ để tiêu hao năng lượng, giúp cơ thể khỏe khoắn và chống lại bệnh tật.

Theo NDTV, Healthline

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 5 giờ trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 11 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 13 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 14 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.