Có nên tiếp tục miễn học phí cho sinh viên sư phạm?
GiadinhNet - Chính sách miễn học phí dành cho sinh viên sư phạm là một chủ trương hết sức nhân văn tồn tại đã 20 năm nay. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn rằng, liệu có nên tiếp tục chính sách này khi đang “khủng hoảng thừa” giáo viên phổ thông? Nhiều em tốt nghiệp không có việc làm hoặc không thể vào công chức, trong khi “đầu ra” ở khối trường sư phạm ngày càng nhiều.
Bữa ăn tối bằng mì tôm của Huyền và các bạn cùng phòng. Ảnh: H.Nguyên
Một tháng chỉ được phép ăn 200.000 đồng
Miễn học phí cho sinh viên sư phạm là một trong những chính sách nhân văn, được đưa ra khi ngành sư phạm thiếu nhân lực trầm trọng. Tuy nhiên, hiện nay chính sách này đã có nhiều bất cập, nhất là khi lượng sinh viên sư phạm tốt nghiệp đang rơi vào “khủng hoảng thừa” và mùa tuyển sinh nào, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu hạn chế chỉ tiêu vào các trường ĐHSP.
Chia sẻ với chúng tôi, một số sinh viên Trường ĐHSP I cho biết, nếu không có chính sách này, nhiều em đã không thể tiếp cận với cánh cửa đại học. Quang Thị Thanh Huyền, sinh viên lớp Giáo dục Công dân K65A cho biết, gia đình mình thuộc diện hộ nghèo ở huyện Thanh Oai (Hà Nội). Làm nghề nông nhưng bố Huyền bị di chứng chất độc da cam nên phải thuốc men hàng ngày. Ông không giúp gì được gia đình mà những hôm trở trời trái gió, bệnh nặng lên khiến ông đau đớn vật vã. Nhà Huyền có 3 chị em. Với số điểm gần 25 khi thi đầu vào, Huyền có thể chọn một loạt ngành khác như Ngoại giao, Hành chính... Cuối cùng, em phải chọn Sư phạm vì mình mẹ không thể gánh trên lưng 3 đứa con đang ăn học. Huyền cho biết, hai em của em đang học phổ thông, mỗi tháng, chi phí cho hai em gần 1 triệu đồng. “Mẹ không đủ tiền để cho em cả tháng như các bạn. Tiền ở KTX thì em đóng ngay từ khi mới vào. Còn tiền ăn, cứ 2 tuần em về quê một lần xin mẹ được 100.000 đồng để chi tiêu cho nửa tháng. Mẹ em quần quật suốt ngày, hết việc đồng áng thì đi làm đồng nát. Nhà đang nuôi được con lợn sề, mẹ tính bán để trả nợ ”, Huyền ứa nước mắt nói. Được biết, để chi tiêu vừa vặn số tiền 100.000đ/2 tuần, Huyền phải nhịn ăn sáng. Buổi trưa em ăn chung một suất cơm với bạn gái với giá 12.000 đồng, giá thấp nhất ở nhà bếp của trường. “Chúng em xin một suất nhiều cơm, cả hai ăn chung. Buổi tối, em với các bạn ăn mì tôm. Mấy hôm đầu ăn mỗi mì xót ruột quá, chúng em nghĩ cách luộc bánh đa trắng để trộn chung vào. Mỗi tháng như thế, mỗi đứa mua thêm 1kg bánh đa trắng với giá 18.000đ nữa là đủ”, Huyền cho biết.
Em Hoàng Thị Minh Hòa, Lớp trưởng lớp K65B, Khoa Lý luận Chính trị Giáo dục Công dân (ĐHSP I Hà Nội) cho biết gia đình mình có hai con đang học ĐH. Nếu học phí tăng, nuôi hai con học ĐH, bố mẹ Hòa phải mất 40 triệu đồng/năm, chưa kể chi phí sinh hoạt và đi lại. Thế nên, em chọn vào ĐHSP vì được miễn học phí. Mỗi tháng, bố mẹ cố gắng lắm cũng cho hai chị em, mỗi người 1,5 triệu đồng để chi tiêu. Để có thể tiếp tục việc học, hai chị em đang tính chuyện tìm việc làm thêm ở Hà Nội.
“Siết” đầu vào và cho vay vốn
Minh Hòa cho biết, hiện nhiều bạn có điều kiện chạy đua vào các ngành “thời thượng” như Kinh tế, Ngoại thương. Phần lớn các bạn vào Sư phạm vì chính sách miễn giảm học phí của ngành này. Vì thế, nhiều em mong muốn nên tiếp tục miễn học phí cho sinh viên sư phạm bởi nếu không có chính sách này, nhiều người ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn không có cơ hội tiếp cận với giảng đường ĐH. Tuy nhiên, Nhà nước cần có chính sách “siết” đầu vào thế nào để chỉ những người sau này hoạt động trong ngành giáo dục thì được hưởng chính sách này, còn những người theo ngành khác thì phải trả lại chi phí cho trường sư phạm. Sinh viên Huyền cũng mong muốn được tiếp tục miễn học phí cho sinh viên sư phạm nếu không chắc chắn nhiều sinh viên trường mình sẽ phải bỏ học, trong đó có cả em.
Chia sẻ với chúng tôi về việc có nên tiếp tục miễn học phí cho sinh viên sư phạm, GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: “Chúng tôi ủng hộ việc bỏ quy định miễn học phí cho sinh viên sư phạm và cần thay nó bằng một cơ chế khác hữu hiệu hơn nhưng vẫn thể hiện được tinh thần tôn trọng của Nhà nước trong việc đào tạo giáo viên”. Theo GS Thi, chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm nhằm đề cao việc đào tạo giáo viên. Tuy nhiên, điều đáng băn khoăn là nhiều người trong số đó khi ra trường lại không phục vụ trong ngành Giáo dục. Vì vậy, theo ông, cần có cơ chế ưu việt hơn chính sách cũ. Đó có thể là cơ chế cho sinh viên sư phạm vay tín dụng để đi học. Nhà nước sẵn sàng xóa nợ nếu về sau sinh viên đó phục vụ ngành Giáo dục, không phân biệt khả năng kinh tế tốt hay không tốt, không phân biệt người đó học khá hay không khá. Còn nếu sinh viên đó không phục vụ trong ngành, các em sẽ phải hoàn trả lại tiền cho Nhà nước.
GS.TS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng cũng nhận xét, miễn học phí sư phạm là một chính sách hay, trong thời gian đầu đã làm được nhiều việc lớn cho giáo dục nhưng hiện nay cần phải có tính toán để đầu ra hợp lý. Một trong những giải pháp mà ông Nghị đưa ra là Bộ GD&ĐT cần có quy hoạch lại nguồn nhân lực. Bộ GD&ĐT có số liệu các trường ở trên khắp cả nước thì sẽ dễ dàng tính toán mỗi năm cần thêm bao nhiêu giáo viên. Từ đó, Bộ có thể siết đầu vào hợp lý hơn. Thậm chí việc giao chỉ tiêu đào tạo hàng năm cho các trường ĐHSP, theo ông Nghị, phải thật sát thì mới chấm dứt được “khủng hoảng thừa” giáo viên như hiện nay.
“Khi sửa đổi Luật Giáo dục vào năm 2009, vấn đề này đã được đưa ra. Lúc đầu, Bộ GD&ĐT cùng Ban soạn thảo đã đưa ra đề xuất không nên tiếp tục miễn học phí cho sinh viên sư phạm. Tuy nhiên, một số đại diện của các trường Sư phạm đề nghị vẫn giữ lại quy định này nên cuối cùng, Bộ GD&ĐT rút đề xuất ấy. Vì thế tôi nghĩ, trước mắt phải tìm được sự đồng thuận giữa những người trong cuộc mới đưa ra được quy định khác hợp lý hơn để trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung”.
(GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội)
Hạnh Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 2 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 3 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 5 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 5 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 5 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 6 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.