Có thể vô sinh do kinh nguyệt không đều
GiadinhNet - Không ít những em gái dù đã là sinh viên đại học nhưng vẫn chưa thấy “đèn đỏ”. Có em tháng 30 ngày thì mất 15 ngày trong tình trạng “đỏ đèn” hoặc cứ đến kỳ lại xanh xao, nôn khan, thậm chí ngất xỉu đến mức phải cấp cứu, truyền máu… Theo các bác sĩ, đó là tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi vị thành niên. Nếu không phát hiện, can thiệp kịp thời, hậu quả có thể dẫn đến vô sinh.
![]() |
Với nhiều biến đổi về tâm sinh lý, trẻ vị thành niên rất cần sự quan tâm, gần gũi của cha mẹ. Tranh minh họa |
Phương Hoài (sinh viên năm thứ nhất, ĐH Sư phạm Hà Nội) tâm sự: Cũng như nhiều bạn gái khác, năm lớp 9 (15 tuổi) Hoài bước vào giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt đều chằn chặn mỗi kỳ 28 ngày. Tuy nhiên, đến năm lớp 10, sau một giai đoạn ăn kiêng giảm béo, “đèn đỏ” bỗng nhiên “mất hút”.Tình trạng này kéo dài khoảng 1 năm, đến khi Hoài không ăn kiêng một thời gian thì “đèn đỏ” tái xuất. Từ đó đến nay, mỗi lần “đến tháng”, Hoài lại khóc lóc, lăn lộn vì đau đớn, da xanh như tàu lá, lại còn nôn khan, có lần em phải vào Bệnh viện 198 cấp cứu và truyền máu bổ sung.
“Ba năm nay kinh nguyệt em không đều. Có tháng muộn 5 ngày, có tháng lại sớm 10 ngày, số tháng chuẩn đếm chưa hết bàn tay. Lúc nào em cũng nơm nớp lo sợ sự xuất hiện của “đèn đỏ”. Với người bình thường, một ngày “hành quân” cũng chỉ từ 3-4 miếng băng, trong khi em phải mất gấp đôi lượng đó, phải nghỉ học trên lớp. Có kỳ em “bị” tới hơn 7 ngày. Với em, mỗi kỳ “đèn đỏ” là một lần thảm họa, vừa đau đớn, vừa khó chịu lại còn tốn tiền. Thà không bị như ngày trước còn thấy vui vẻ!”, Phương Hoài thật thà chia sẻ.
BS Từ Thị Thu Thủy, Khoa Sản (Bệnh viện 198) – người đã từng điều trị cho rất nhiều trường hợp trẻ vị thành niên bị rối loạn kinh nguyệt cho biết: “Với em gái ở tuổi vị thành niên, nội tiết, buồng trứng chưa hoàn thiện, ổn định chức năng nên thường gây rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ, thậm chí các vị phụ huynh không nhận thức được tầm quan trọng của chu kỳ kinh nguyệt, nên khi thấy em gái bị rối loạn vẫn cho rằng đó là bình thường, khi lớn lên sẽ tự ổn dần”.
Với trường hợp của Phương Hoài, BS Thu Thủy cho biết: Bệnh nhân bị băng kinh tuổi dậy thì. Đó là những trường hợp máu kinh ra quá nhiều. Bình thường mỗi ngày hành kinh các em chỉ cần thay 3-4 băng vệ sinh nhưng trong trường hợp này có thể lên tới 5-7 lượt. Có trường hợp ra máu nhiều gây choáng váng hoặc ngất xỉu. Vì vậy, BS Thủy cho biết, với bệnh này, không được chủ quan, cha mẹ và các em gái cần phát hiện và điều trị chuyên khoa phụ sản sớm.
Theo TS.BS Vương Tiến Hòa (Bệnh viện Phụ sản Trung ương), về cơ chế tạo nên kinh nguyệt thì ở lứa tuổi nào cũng như nhau, thể hiện bằng hiện tượng ra máu. Nhưng chuyện “đèn đỏ” tuổi vị thành niên thường diễn biến không đều đặn. Các em thường có tình trạng kinh không đều, hay gặp hành kinh muộn, hành kinh sớm, rong kinh, thống kinh và vô kinh...
Trong đó, hành kinh muộn là những trường hợp bé gái trên 16 tuổi mới hành kinh lần đầu. Nguyên nhân do dậy thì muộn, buồng trứng kém phát triển hoặc phát triển muộn; cơ thể kém phát triển do dinh dưỡng kém hoặc bệnh tật. Các em cũng có thể có kinh nguyệt không đều. Sau lần có kinh đầu tiên, có thể ngay sau đó hoặc sau một vài chu kỳ ra kinh bình thường, kinh nguyệt trở nên thất thường, tháng có tháng không. Có khi bẵng đi vài ba tháng mới thấy trở lại và mỗi lần thấy lại như thế khối lượng máu kinh thường ra nhiều hơn, số ngày có kinh cũng kéo dài hơn, có khi dẫn tới “băng kinh”.
Thống kinh là triệu chứng đau quặn thắt ở vùng bụng dưới (đôi khi còn kèm thêm đau lưng, nhức đầu, tiêu chảy) khi hành kinh. Có khoảng 60 - 70% bé gái trong 3 năm đầu hành kinh bị triệu chứng này, không có gì nguy hiểm nhưng làm cho 14 - 20% phải nghỉ học, gây lo lắng, thiếu tự tin cho trẻ. Rong kinh cũng là tình trạng thường gặp ở tuổi vị thành niên. Đó là tình trạng hành kinh kéo dài trên 7 ngày, gây xanh xao, thiếu máu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của các em. Trong những ngày hành kinh, khối lượng máu có thể ra bình thường rồi giảm dần nhưng không dứt, mà cứ ra ít một kéo dài hết ngày này sang ngày khác, quá mức quy định bình thường của một kỳ kinh.Việc ra huyết kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dễ dẫn đến viêm đường sinh dục. Viêm nhiễm có thể lan tỏa lên hai vòi trứng, làm hẹp hoặc tắc bộ phận này, gây chửa ngoài tử cung hoặc vô sinh. Mặt khác, hiện tượng rong kinh cũng có thể gây rối loạn phóng noãn (rụng trứng) - một nguyên nhân gây vô sinh.
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, để phòng tránh những rối loạn kinh nguyệt, các em gái nên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ và thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách, tránh tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục – một trong những nguyên nhân gây nên kinh nguyệt không đều. Cha mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho con để cung cấp đủ chất cho cơ thể. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc giúp con điều hòa kinh nguyệt, giảm bớt mệt mỏi.
Cha mẹ nên lưu ý các dấu hiệu sau đây để cho con đi khám chuyên khoa kịp thời: Trẻ bị những cơn đau bụng dữ dội và kéo dài trong suốt chu kỳ kinh. Máu ra quá nhiều trong chu kỳ, máu bị vón cục nhiều, kích thước lớn. Nên quan tâm nhiều hơn trong các trường hợp rong kinh, bởi hiện tượng này có thể gây rối loạn phóng noãn (rụng trứng) - một nguyên nhân gây vô sinh khi trưởng thành. |

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 5 giờ trướcHội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTrẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 4 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.