Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Nhà lãnh đạo tâm huyết với sự nghiệp DS

Thứ sáu, 08:24 29/04/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nói đến cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là nói đến một bản lĩnh quyết đoán, tự tin, một con người giàu lòng nhiệt huyết, luôn biết lắng nghe và thấu hiểu.

LTS: Nhiều lớp cán bộ, nhất là thế hệ cán bộ, thanh niên trưởng thành trong cuộc chuyển giao vĩ đại của một đất nước từ chiến tranh sang hoà bình, từ bao cấp sang đổi mới, gọi ông trìu mến: Chú Sáu, chú Sáu Dân. Còn người dân cả nước gọi ông đơn giản hơn, nhưng bằng thái độ tôn xưng: Ông Kiệt. Đó chính là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Cách xưng gọi ấy cũng nói lên một phần tình cảm của nhân dân và cán bộ đối với vị cố Thủ tướng nổi tiếng không chỉ trong nước mà trên cả thế giới. Báo GĐ&XH kỳ này trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS Trần Văn Chiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - vị lãnh đạo tài ba của đất nước.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm công tác DS- KHHGĐ và 4 năm ngày mất của Ông (11/6/2008), tôi ghi lại những kỷ niệm không thể nào quên liên quan đến công tác chỉ đạo Tổng điều tra dân số và sinh đẻ có kế hoạch năm 1989 của cố Thủ  tướng Võ Văn Kiệt - người mà chúng tôi vẫn thường gọi một cách thân thương là chú Sáu Dân.

Nói đến cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là nói đến một bản lĩnh quyết đoán, tự tin, một con người giàu lòng nhiệt huyết, luôn biết lắng nghe và thấu hiểu. Trong số các lá thư công tác mà Ông thường ký với bút danh Sáu Dân, có một lá thư liên quan đến “số phận” của tôi, tạo nên một bước ngoặt định mệnh, bởi nó có giá trị như một quyết định điều động, luân chuyển tôi về ngành dân số... Và cũng với bút danh thân thương ấy, trước khi ra đi, Ông đã để lại những dòng tâm huyết về công tác DS-KHHGĐ, từ tìm hiểu phương pháp triệt sản đến việc chỉ ra những sơ hở của Pháp lệnh Dân số cũng như yêu cầu bức thiết phải đảm bảo tính ổn định lâu dài cho hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ...
 

Đối với công tác DS-KHHGĐ, khi là Thủ tướng kiêm Chủ tịch Uỷ ban DS-SĐKH, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước, trong đó có công tác dân số Indonesia, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đặc biệt quan tâm đến mô hình tổ chức và cán bộ. Ảnh: T.L

Kỷ vật quý giá

Năm 1987, sau khi bảo vệ thành công luận án PTS kinh tế, chuyên ngành dân số tại Đại học Tổng hợp Matxcơva, tôi được giao nhiệm vụ Phó Văn phòng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Dân số Trung ương (TĐTDSTW), phụ trách nghiệp vụ, khi đó chú Sáu là Phó Thủ tướng, kiêm Trưởng ban Chỉ đạo TĐTDSTW, do vậy tôi có may mắn thường xuyên lên báo cáo tình hình công tác điều tra cho Trưởng ban.

Mọi chi tiết tôi đều trình lên chú Sáu, từ công tác nghiệp vụ, hậu cần, chuẩn bị cho điều tra, tổ chức các Hội nghị, xin kinh phí mua ôtô cho địa phương cho đến các việc cụ thể, chi tiết như mua lụa tơ tằm Vạn Phúc và đường sữa để thay mặt Chính phủ tặng các Cụ thượng thọ trên 100 tuổi (qua kết quả Tổng điều tra dân số 1/4/1989)... và cuối cùng là Hội nghị tổng kết TĐTDS năm 1991 tại Dinh Độc lập. Những lần được lên báo cáo vẫn là một lần hồi hộp, mặc dầu mỗi lần tiếp xúc với Chú đều để lại trong tôi những ấn tượng đặc biệt trước tình cảm thân mật, gần gũi và rất rõ ràng, mạch lạc trong chỉ đạo với sự quyết đoán kịp thời, sáng suốt.

Tôi nhớ như in việc chú Sáu dặn đi dặn lại khi chuẩn bị tặng quà cho các Cụ thượng thọ trên 100 tuổi theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ông bảo, chính Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã thay mặt Chính phủ tặng quà các Cụ sau các cuộc TĐTDS (ngày 1/3/1960, 1/10/1974 và 1/10/1979). Chú chỉ đạo phải chu đáo từ kích thước, số lượng đến chất lượng từng tấm vải. Món quà phải có dấu đỏ  và đóng gói cẩn thận. Việc trao tặng phải thật sự có ý nghĩa, vì đây là quà tặng của Chính phủ...
 
Có lẽ nhờ cơ duyên qua những lần được tiếp xúc với Chú mà Chú đã có cảm tình với tôi rồi viết thư gửi Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê để điều động tôi sang giúp việc cho Phó Chủ tịch Nguyễn Lực ở Ủy ban Dân số - Sinh đẻ có kế hoạch, mặc dù tôi không hề thưa chuyện này với Chú. Một số cán bộ có năng lực như anh Trần Tiến Đức, Vụ trưởng Vụ Truyền thông Giáo dục, cũng được Chú cất nhắc “đầu tư” cho sự nghiệp Dân số như vậy. Khi trao lá thư viết tay của Chú cho Tổng cục trưởng TCTK, lúc đó là TS. Lê Văn Toàn, tôi không hình dung được là mình đang trao cho người khác một kỷ vật quý giá mà sẽ không bao giờ tìm lại được.  
 
Tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ phải đủ tầm là vấn đề tiên quyết
 

Nhớ về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tôi không bao giờ quên hình ảnh một cán bộ lãnh đạo cao cấp luôn gần gũi, ấm áp với cán bộ cấp dưới và đặc biệt trong Ông luôn sôi động những nhịp đập tâm huyết dành cho sự nghiệp dân số.

TS.Trần Văn Chiến

Đối với công tác DS-KHHGĐ, khi là Thủ tướng kiêm Chủ tịch Ủy ban DS-SĐKH, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước, trong đó có công tác dân số Indonesia, Chú đã đặc biệt quan tâm đến mô hình tổ chức và cán bộ.
 
Ngay từ tháng 6/1991, Thủ tướng đã có quyết định thành lập một Uỷ ban độc lập, do một Phó Chủ tịch thường trực điều hành (TS. Nguyễn Lực, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê- một chuyên gia tin học, được Thủ tướng điều động về đảm nhận nhiệm vụ này). Bộ máy tổ chức ở Trung ương ban đầu được củng cố trên cơ sở Ban Thư ký đã có sẵn.  Các cán bộ ngành y và cán bộ có trình độ chuyên môn ở các ngành khác như kinh tế, thống kê, ngoại ngữ, tin học... đã được điều động về.
 
Ủy ban DS-SĐKH ban đầu có các ban: Hợp tác quốc tế, Truyền thông giáo dục, Dịch vụ KHHGĐ và Văn phòng (bao gồm cả Nghiên cứu khoa học)... Sau hơn một năm, Thủ tướng lại có quyết định điều động GS. Mai Kỷ, một nhà quản lý tài ba có chuyên môn về luyện kim về làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban. Tôi đã nhiều lần cố luận giải về việc điều động này, bởi từ trước đến nay vẫn có nhiều người nghĩ rằng công tác dân số thuần túy chỉ là  vấn đề của chuyên môn y tế, từ việc thực hiện các biện pháp tránh thai cho đến công tác quản lý vĩ mô, đặc biệt thời bấy giờ, mục tiêu quan trọng nhất là tỷ lệ phần trăm dân số mang vòng tránh thai.
 
Thủ tướng Võ Văn Kiệt luận giải rằng, phải có luận cứ khoa học từ số liệu chính xác để xác định đúng thực trạng vấn đề, rồi mới đưa ra các giải pháp (như Chương trình mục tiêu và cơ chế thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia) và xây dựng chiến lược thực hiện... Như vậy, để tổ chức thực hiện phải có nhà quản lý đủ tầm với mô hình tổ chức và đội ngũ cán bộ tác nghiệp tốt. Và ngay từ đầu Chú đã nhìn thấy yếu tố thành công nếu có Ban Chỉ đạo các cấp và có sự lồng ghép phối hợp tốt giữa các bộ ngành. Thật đáng tự hào vì một số đồng chí từng là thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương ngày ấy, nay đã trở thành ủy viên BCT, Ban Bí thư TW...
 
Không ít cán bộ lãnh đạo chuyên trách dân số đã trở thành thành viên Chính phủ, lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp.  Ngay từ đầu, Chú đã quan tâm đến vai trò quan trọng của công tác IEC (Thông tin Giáo dục, Truyền thông) đối với việc chuyển đổi hành vi của người dân từ những quan niệm, phong tục tập quán không đúng về sinh đẻ có kế hoạch. Thực tế khi đó chiến lược IEC được ban hành trước chiến lược DS-KHHGĐ. Sau rất nhiều năm suy ngẫm, tôi lại càng thấm thía và kính phục về những quyết sách vượt tầm thời đại của Chú. Có lẽ đây là bài học sâu sắc trong công tác cán bộ, đặc biệt trong việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ cho ngành dân số, không nhất thiết phải là cán bộ có chuyên môn y tế.
 
PGS.TS Trần Văn Chiến
(Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top