Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con gái không phải là gánh nặng

Thứ sáu, 11:51 21/12/2012 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đó là ý kiến của TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ trước thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ở Việt Nam, do sự ưa thích con trai để nối dõi tông đường và trông cậy lúc tuổi già.

Con gái không phải là gánh nặng 1

Ngành Dân số đang nỗ lực truyền thông nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái.Ảnh: P.V

Cũng theo người đứng đầu ngành dân số, thì “chúng ta phải có chính sách ưu tiên đối với nữ chứ không phải chỉ là bình đẳng giới” mới mong giảm thiểu được tình trạng thừa nam thiếu nữ trong tương lai.

Vẫn còn tâm lý ưa chuộng nam giới

TS Dương Quốc Trọng nhấn mạnh, người dân vẫn có tâm lý “ưa chuộng” nam hơn nữ và muốn sinh con trai hơn con gái. Sự ưa chuộng này cùng với điều kiện có thể áp dụng kỹ thuật vào việc lựa chọn được giới tính thai nhi làm gia tăng tình trạng MCBGTKS. 

Nghiên cứu về “giới, nam tính và sự ưa thích con trai ở Việt Nam” của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội tại hai tỉnh có TSGTKS cao đại diện cho hai vùng miền là Hưng Yên và Cần Thơ  cho thấy: 82,7% ý kiến được hỏi cho rằng con trai rất quan trọng để nối dõi tông đường, để chăm sóc cha mẹ khi về già, ốm đau (58,6%), sinh được con trai chứng tỏ anh là người đàn ông đích thực (49,1%)...

Bà Trần Giang Linh - Trưởng phòng nghiên cứu, Viện Nghiên cứu phát triển xã hội cho biết, trong nghiên cứu cũng chỉ ra suy nghĩ của người dân về giá trị của con gái: Cặp vợ chồng nào chỉ có con gái là những người bất hạnh (11,1%) và “có con gái là gánh nặng kinh tế” (12,9%)…

Hậu quả của việc không đẻ được con trai đã khiến nhiều người chồng có lý do bỏ vợ, ly dị vợ hoặc có con ở bên ngoài; gia đình chồng có lý do để ép người chồng bỏ rơi vợ; một số cặp vợ chồng có lý do để cho con gái làm con nuôi và có lý do để phá thai nếu đó là thai gái.

Không làm gì cũng là “trụ cột”

Tại Hội thảo về nam tính và phân biệt đối xử giới vừa diễn ra ngày 17/12 tại Hà Nội, các nghiên cứu trong năm 2011 – 2012 về vấn đề trên cho thấy thái độ và hành vi đề cao nam giới tiếp tục là cơ sở và duy trì sự bất bình đẳng giới, trong đó có sự gia tăng tỉ số MCBGTKS. 

Bà Phan Thị Thanh - Trung tâm Giới và Phát triển cộng đồng cho rằng cần có một nghiên cứu để tìm hiểu kỹ xem giữa việc nối dõi tông đường, chăm sóc cha mẹ, thờ cúng tổ tiên… thì nam giới và phụ nữ có thể làm được những gì, ai làm được nhiều hơn? “Trong thực tế vài chục năm qua, tôi quan sát xung quanh thấy phụ nữ làm rất tốt những việc mà mọi người kỳ vọng phải có con trai mới làm được, kể cả là việc xây nhà thờ họ, mồ mả, chăm sóc cha mẹ già. Còn nếu người con trai mà không có người vợ tốt (con dâu) thì chưa chắc bố mẹ đã được chăm sóc tốt. Vậy thì tại sao chúng ta không so sánh với những việc cụ thể như thế thì ai làm tốt hơn? Từ đó mới có thể thay đổi được định kiến về giới” – bà Thanh nói.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Hảo - Phó Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương cho biết, ông đã rất bất ngờ khi con gái hỏi: “Bố ơi, tại sao con gái không làm trưởng họ”. Hiện nay có nhiều người đàn ông không làm gì, chỉ thích uống rượu… vẫn là “trụ cột” gia đình. Ở nhiều gia đình, việc cúng giỗ, chăm sóc cha mẹ già, làm kinh tế hầu hết do người vợ cáng đáng.

Theo ông Hảo, để ngăn ngừa và giảm thiểu được tình trạng MCBGTKS thì phải thay đổi được tâm lý “truyền thống” ưa thích con trai trong tư tưởng của người dân. Để làm được điều đó, cần tăng cường tính gương mẫu trong cộng đồng ở những người có trách nhiệm đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Đặc biệt, cần có khuyến nghị đưa việc giáo dục về bình đẳng giới vào sách giáo khoa và trường học.

Cần có chính sách ưu tiên nữ giới
 

80% nam giới biết giới tính thai nhi

Có tới 80% nam giới được khảo sát ở Cần Thơ và Hưng Yên cho hay “bác sĩ cho họ biết giới tính của thai nhi. Trong đó, tỉ lệ này ở Cần Thơ là 95,1% và ở Hưng Yên là 59,8% (tại 89,6% ở các cơ sở y tế tư nhân so với 73,9% ở cơ sở nhà nước).

Theo TS Dương Quốc Trọng, dù  pháp luật Việt Nam đã nghiêm cấm việc chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi nhưng theo một số nghiên cứu, thống kê, tỉ lệ các bà mẹ biết giới tính thai nhi từ trong bụng mẹ chiếm từ trên 70%, thậm chí ở Hà Nội lên tới gần 100%. Điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của cả người dân lẫn kỹ thuật viên siêu âm của các cơ sở y tế. Theo kết quả nghiên cứu nói trên của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, có tới 59,9% nam giới được hỏi không biết đến các quy định cấm lựa chọn giới tính thai nhi và 15,5% nghĩ là không có.

Tuy nhiên, khi biết về hệ lụy của việc MCBGTKS thì có tới 98,8% cho rằng quy định cấm lựa chọn giới tính thai nhi là “rất quan trọng, nếu không sẽ xảy ra tình trạng thiếu phụ nữ trong thị trường hôn nhân” và 96,3% cho rằng “quy định này là đúng vì việc phá thai khi biết đó là bé gái là vô đạo đức”. Đặc biệt, có 96,5% cho rằng quy định này nhằm giải quyết sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ.

Theo TS Dương Quốc Trọng, sự ưa chuộng con trai là nguyên nhân gốc rễ của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Việc nhiều người cho rằng sinh con gái là gánh nặng là không đúng, bởi con gái khi lấy chồng không cần phải có của hồi môn như một số nước khác; nhiều con gái là người quan tâm, chăm sóc cha mẹ khi về già; khi về nhà chồng con gái cũng là người phải gánh vác công việc gia đình nhà chồng…

Do đó, để giảm thiểu tình trạng này, vấn đề ở đây không chỉ là thúc đẩy bình đẳng giới (cơ hội tiếp cận là như nhau) mà cần phải có chính sách ưu tiên nữ trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là đối với những người ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. “Đây là giải pháp tình thế cần thiết trong thời điểm hiện nay để nhằm giảm thiểu tình trạng MCBGTKS” – TS Dương Quốc Trọng nói.

Còn bà Trần Tuyết Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chia sẻ: Ngày 4/12 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 81/NQ-CP về kế hoạch hành động của Chính phủ về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó có nhấn mạnh việc phải vấn đề MCBGTKS với sự vào cuộc của tất cả các bộ, ban, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội.

“Chúng tôi cũng sẽ đưa vấn đề này vào Chương trình quốc gia về Phòng chống bạo lực gia đình và trình Chính phủ vào tháng 6/2013” – bà Tuyết cho biết.
 
Hà Thư
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em

Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Sốt siêu vi (còn gọi là sốt virus) là phản ứng sốt ở trẻ khi nhiễm một loại virus nào đó. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm khi xảy ra các biến chứng trên nhiều cơ quan của cơ thể nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách như: viêm phổi nặng do RSV, phù não, viêm cơ tim, sốc do sốt xuất huyết...

Giao mùa, cảnh giác với virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ

Giao mùa, cảnh giác với virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa.

Các thuốc điều trị rối loạn xuất tinh

Các thuốc điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Rối loạn xuất tinh là tình trạng rối loạn bất thường về phản xạ xuất tinh ở nam giới, bao gồm xuất tinh sớm, xuất tinh muộn, không xuất tinh, xuất tinh ngược dòng...

Các giai đoạn ung thư vú

Các giai đoạn ung thư vú

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Giai đoạn ung thư dựa trên kích thước của khối u và liệu nó đã di căn sang các khu vực khác hay chưa. Giai đoạn ung thư cũng dựa trên loại tế bào khối u (gene và dấu ấn sinh học).

Các phương pháp điều trị chậm nói

Các phương pháp điều trị chậm nói

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chậm nói (hay còn gọi là chậm phát triển ngôn ngữ) là tình trạng khi trẻ không phát triển khả năng nói và giao tiếp ngôn ngữ một cách bình thường so với độ tuổi. Chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm các yếu tố sinh lý, tâm lý, môi trường và di truyền.

Viêm vú: Cẩm nang cho mẹ và những ai cần biết

Viêm vú: Cẩm nang cho mẹ và những ai cần biết

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm vú là tình trạng nhiễm trùng ở mô của một hoặc cả hai tuyến vú bên trong vú. Bệnh thường ảnh hưởng đến phụ nữ cho con bú.

Danh y 103 tuổi tiết lộ bí quyết sống thọ độc đáo

Danh y 103 tuổi tiết lộ bí quyết sống thọ độc đáo

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Bác sĩ Trần Tiểu Ninh, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) viết về người thầy với bí quyết sống thọ đáng để học hỏi.

Thói quen ăn uống ngẫu hứng của cụ bà 106 tuổi

Thói quen ăn uống ngẫu hứng của cụ bà 106 tuổi

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Vẫn đủ sức khỏe để đi máy bay tới thăm con gái, cụ Cretora có những bí quyết riêng để sống khỏe bao gồm thói quen ăn uống mọi thứ mình thích.

5 bước đơn giản tại nhà giúp cải thiện sức khỏe tinh trùng

5 bước đơn giản tại nhà giúp cải thiện sức khỏe tinh trùng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Vấn đề phổ biến nhất đối với vô sinh ở nam giới là số lượng tinh trùng thấp hoặc tinh trùng không hoạt động theo cách bình thường. Tham khảo cách đơn giản thực hiện tại nhà cải thiện sức khỏe tinh trùng.

Lâm Đồng đẩy mạnh hoạt động sàng lọc dị tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Lâm Đồng đẩy mạnh hoạt động sàng lọc dị tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ý nghĩa của sàng lọc nhằm giúp đỡ các cặp vợ chồng sẽ cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh có đủ khả năng phát triển tốt cả về thể chất lẫn tâm thần. Tránh gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội vì phải nuôi những đứa trẻ bị bệnh tật, dị tật bẩm sinh mà y học hiện nay không thể chữa trị được.

Top