Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con gái qua đời ngay sau sinh vì loại vi khuẩn 50% trẻ dễ mắc từ "vùng kín" của mẹ

Thứ sáu, 14:00 28/06/2019 | Sống khỏe

Một người cha đã vô cùng đau khổ sau khi đứa con gái bé bỏng của anh vừa mới sinh vài phút đã thiệt mạng do nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.

Brendan Maguire, đến từ Belfast, Bắc Ireland đang kêu gọi tất cả các bậc cha mẹ đi xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) sau khi con gái sơ sinh của anh qua đời. Người đàn ông 31 tuổi nói rằng anh cảm thấy giống như trải qua cơn ác mộng khi con gái Hollie vừa chào đời bỗng lịm đi và tử vong tại Bệnh viện Hoàng gia Victoria vào năm 2016.

Anh Brendan nói: “Mọi người đều nghĩ Hollie hoàn toàn khỏe mạnh nhưng ngay sau khi con bé chào đời, cơ thể Hollie đột nhiên mềm nhũn, khó thở và rồi qua đời.” Cô bé đã mắc phải liên cầu khuần nhóm B - một bệnh nhiễm trùng phổ biến ảnh hưởng đến 1/1.750 trẻ sơ sinh.


Vợ chồng anh Brendan và Susan.

Vợ chồng anh Brendan và Susan.

GBS là một loại vi khuẩn có thể xuất hiện ở khoảng 40% người trưởng thành, thường là trong ruột và có tới 25% phụ nữ có vi khuẩn trong âm đạo nhưng không có triệu chứng hoặc tác dụng phụ. Vi khuẩn này cũng có mặt ở khoảng 20% ​​phụ nữ mang thai, dù không gây hại nhưng có thể vô tình truyền sang em bé trong khi sinh. Phần lớn trẻ sơ sinh sẽ không bị ảnh hưởng, nhưng cứ 1.750 trẻ sơ sinh sẽ có một trẻ bị nhiễm GBS.

Brendan cũng cho biết vợ anh, Susan, 36 tuổi khi mang thai cũng đã tìm hiểu rất nhiều thông tin nhưng họ không đọc được bất cứ cảnh báo nào về sự nguy hiểm của GBS. “Chúng tôi không biết rằng vợ tôi lại mang loại vi khuẩn này và có tới 40% số người có thể mắc vi khuẩn GBS”, anh Brenda nói. “Có hàng loạt rủi ro khi mang thai và nếu bạn không yêu cầu kiểm tra, bác sĩ sẽ không làm điều đó cho bạn.”

Mặc dù lý do cô bé Hollie qua đời vẫn đang chờ kết quả cuối cùng nhưng vợ chồng anh Brendan vẫn tin rằng nguyên nhân là do liên cầu khuẩn nhóm B vì vợ anh anh được chẩn đoán mắc bệnh sau khi Hollie chào đời.

"Mặc dù bệnh viện không nghĩ rằng bạn có nguy cơ nhưng chúng tôi nghĩ bạn nên được thông báo về rủi ro có thể xảy ra và nên đi xét nghiệm xem bản thân có nhiễm loại vi khuẩn này hay không để đảm bảo an toàn cho trẻ." Brendan nói. "Nếu những người nhiễm GBS sinh con, nó có thể khiến con trẻ dễ mắc các bệnh nghiêm trọng như viêm màng não và trong trường hợp của Hollie là viêm phổi."


Cô bé Hollie đã qua đời sau khi sinh được vài phút vì nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.

Cô bé Hollie đã qua đời sau khi sinh được vài phút vì nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.

Các dấu hiệu nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ là gì?

Liên cầu nhóm B gây nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh với hai dạng theo tuổi của bệnh nhân như sau:

- Nhiễm khuẩn sớm, vào tuần đầu tiên, trung bình là 20 giờ sau khi ra đời phát bệnh. Trẻ bị bệnh do vi khuẩn xâm nhập qua đường sinh dục của người mẹ. Nhiều nghiên cứu cho thấy có 5 - 40% phụ nữ mang mầm bệnh liên cầu nhóm B ở âm đạo hay trực tràng. Khoảng 50% số trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn từ âm đạo của mẹ, nhưng chỉ 1 - 2% số này có biểu hiện lâm sàng của bệnh.

Những yếu tố nguy cơ của bệnh là sinh thiếu tháng, mẹ lao động kéo dài, biến chứng sản khoa, sốt ở người mẹ... Biểu hiện của bệnh gồm: giai đoạn sớm là những triệu chứng nhiễm khuẩn huyết, nguy kịch hô hấp, ngủ lịm và hạ huyết áp. Thực tế tất cả trẻ có bệnh nhiễm khuẩn khởi phát sớm đều có vi khuẩn huyết, 30%- 50% bị viêm phổi và/hoặc có hội chứng nguy kịch hô hấp, khoảng 50% bị viêm màng não.

Nhiễm khuẩn khởi phát muộn xảy ra ở khoảng từ 1 tuần - 3 tháng tuổi, tuổi trung bình của bệnh nhân là 3 - 4 tuần. Bệnh có thể được lây trong quá trình sinh nở như trong nhiễm khuẩn khởi phát sớm, hay trong quá trình tiếp xúc với nguồn lây từ mẹ, nhân viên nhà trẻ hay nguồn lây khác. Viêm màng não thường gặp ở giai đoạn muộn và hầu hết các trường hợp có liên quan đến loại có vỏ bọc týp III.

Biểu hiện bệnh gồm: trẻ có dấu hiệu sốt, ngủ lịm hay ngược lại dễ bị kích thích, kém ăn và động kinh. Có khi có vãng khuẩn huyết, viêm xương tủy, viêm khớp và viêm tế bào vùng mặt kết hợp với viêm hạch hoặc ống tuyến dưới hàm hay trước tiểu nhĩ.

Hiện tại không có cách nào để ngăn ngừa nhiễm trùng GBS khởi phát muộn, vì vậy việc xác định nhanh chóng các dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng này là rất quan trọng để chẩn đoán và điều trị sớm. Nhưng có thể ngăn ngừa bằng cách cho uống kháng sinh (thường là penicillin) qua tĩnh mạch cho phụ nữ khi chuyển dạ, giúp giảm nguy cơ tới 90%.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 5 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 6 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 9 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Top