Con sắp thi vào lớp 10, mẹ căng thẳng đi khám tâm thần
Lo lắng việc con thi vào lớp 10 từ hai năm trước, đến khi con cuối cấp, chị Nguyễn Thị Nhung ở TPHCM rơi vào căng thẳng, vừa phải đến viện tâm thần khám bệnh.
Mới đây, sau thời gian dài lo lắng, mất ngủ, chị Ng.T.Nh., ở thành phố Thủ Đức, TPHCM phải đến bệnh viện tâm thần khám tâm lý. Chị được chuẩn đoán bị rối loạn lo âu và phải sử dụng thuốc.
Người mẹ chia sẻ, từ lâu chị đã luôn bất an, lo lắng về việc con trai thi vào lớp 10, kỳ thi quá căng thẳng. Con chị học lực khá, gia đình không nghĩ đến tình huống con có rớt lớp 10, phải dừng đến trường theo cách thức thông thường nhất.
Chị Nh. không dám nghĩ đến phương án con học trường tư thục hay nghề vì cả hai con đường này đều quá sức họ. Vợ chồng chị một người ăn lương Nhà nước, một người làm việc tự do, kinh tế chật vật không thể trang trải cho con học trường tư. Con trai chị 15 tuổi, đến nay cháu chưa hề xác định được lối đi cụ thể nào ngoài việc học phổ thông.
Chị và con phải cân nhắc, khổ sở với việc chọn nguyện vọng, đổi đi đổi lại bao nhiêu lần. Trường cao chút thì sợ không tới, trường đầu vào điểm các năm thấp thì xa nhà, môi trường phức tạp. Biết là chọn trường vừa sức nhưng thật ra, trước cuộc thi này chẳng ai dám chắc trường nào là vừa sức.
Gần đây, khi con "chạy sô" học thêm, thức đêm, căng thẳng ôn thi, cả mẹ và con cùng rơi vào trạng thái mất ngủ, ăn không được... Tình trạng của chị trở nên nghiêm trọng khi thường xuyên run rẩy đổ mồ hôi, giảm cân không ngừng, mệt mỏi, chán chường hay nghĩ tiêu cực và dễ nổi giận. Lo sợ, tuần rồi chị đi đến viện tâm thần khám tâm lý.
Học trò cân lên đặt xuống nguyện vọng lao vào ôn thi, còn cha mẹ rơi vào tình trạng căng thẳng là hoàn cảnh nhiều gia đình tại TPHCM có con chuẩn bị thi vào lớp 10. Anh Nguyễn Mạnh Trung, có con học lớp 9 ở quận Tân Bình cho biết gia đình đang như ở "chảo lửa".
"Việc thi vào lớp 10 của con là nỗi lo lắng lâu nay, năm nay càng căng thẳng hơn với vợ chồng tôi khi con trải qua thời gian dài học online rất khó khăn. Cháu trở nên khó tập trung, tiếp thu bài kém, uể oải với việc học, từ học lực tốt cháu tụt dốc", ông bố bộc bạch.
Cháu đã chọn nguyện vọng thấp hơn mong muốn trước đây mà vẫn không khỏi lo lắng. Đã vậy, còn phải tham khảo việc tổ chức dạy học các môn tự chọn theo chương trình mới ở trường THPT mà mình dự định đăng ký nên càng rối càng lo.
Theo anh Trung, chỉ vào lớp 10 công lập, con anh và nhiều đứa trẻ 15 tuổi mới tiếp tục con đường học hành phù hợp nhất nhưng kỳ thi này quá khốc liệt.
Chới với nếu rớt lớp 10
Tuyển sinh vào lớp 10 tại TPHCM được xem là kỳ thi căng thẳng nhất của học sinh, áp lực được so sánh với cả kỳ thi đại học. Với chính sách phân luồng, nhiều năm qua thành phố chỉ tuyển 65-70% học sinh lớp 10 công lập nên muốn hay không, kỳ này còn mang tính may rủi.
Trước và sau kỳ thi, nhiều gia đình, học sinh rơi trạng thái căng thẳng, chới với, bế tắc.
Theo công bố của Sở GD-ĐT TPHCM, năm học 2021-2022, thành phố tuyển 72.800 chỉ tiêu vào lớp 10 tại 114 trường công lập. Chỉ tiêu tăng gần 5.000 so với năm học trước nhưng không vì thế mà giảm cạnh tranh khi số học sinh lớp 9 là lứa "heo vàng" lại tăng vọt.
"Rộng cửa" khi rớt lớp 10 được nhắc đến nhiều là phương án học tư thục, giáo dục thường xuyên, học nghề... Nhưng cánh cửa đó không hề rộng vì thực tế nhiều học sinh, gia đình cho rằng việc "rẽ ngang" này là bất đắc dĩ.
Với nhiều đứa trẻ, không vào lớp 10 công lập đồng nghĩa với việc bị loại ra khỏi "đường ray" học tập thông thường. Trường tư thục chỉ dành cho nhà khá giả, môi trường giáo dục thường xuyên bị nhìn nhận "còn nhiều vấn đề"; học nghề là con đường nhiều em lựa chọn nhưng không phải ai cũng xác định được thế mạnh, sở thích.
Con đường học nghề chênh vênh, không ít trường nghề "rơi rụng" học sinh, các em bỏ học. Ông Lê Hồng Việt, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Việt Á trăn trở, nhiều trường nghề ngại tuyển học sinh lớp 9. Nhiều em hụt hẫng, chới với không xác định được sở thích, vào rồi bỏ học. Học sinh sau lớp 12 học nghề có thể bền vững hơn, ít bỏ ngang.
Tiến sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An, Giám đốc Trung tâm đào tạo, Phát triển nguồn nhân lực và Hướng nghiệp Jobway đánh giá, hàng năm khoảng 30.000 học sinh lớp 9 tại TPHCM không thể vào lớp 10 sẽ làm phụ huynh đau đầu, ám ảnh.
Ông An cho rằng, phụ huynh đang chưa đủ hiểu con mình, kích thích các em khám phá thế mạnh bản thân, nhiều em chỉ biết học và được đánh giá qua điểm số. TS Hòa An nhấn mạnh, việc phân luồng cần đi cùng nhiều hoạt động, chương trình giáo dục giúp học sinh khai phá xu hướng, khả năng của mình, không phải đánh giá thông qua điểm các môn văn hóa mà qua nhiều hoạt động khác.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 34 phút trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 3 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 19 giờ trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm
Giáo dục - 1 ngày trướcCùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!
Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười
Giáo dục - 1 ngày trướcThấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.
Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).
Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu
Giáo dục - 2 ngày trướcSở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.
Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo
Giáo dục - 2 ngày trướcNgày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra bình dị tại thôn Làng Nủ, các em học sinh làm thiệp, mang hoa rừng tới lớp tặng cô giáo khiến nhiều người xem rưng rưng.
Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt
Giáo dục - 2 ngày trướcNgoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.
Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới
Giáo dục - 2 ngày trướcCơn bão qua đi, gác lại những đau thương, những em bé tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã trở lại mái trường thân yêu với thầy cô và bạn bè, các em đang ngày càng hòa nhịp với chương trình học, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.
Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này
Giáo dụcGĐXH - Mặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.