Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công bố sơ bộ kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

Thứ năm, 10:41 21/10/2010 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - Tại Hội nghị trực tuyến công bố sơ bộ kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở (TĐTDS&NO) năm 2009, tại Hà Nội sáng 13/8, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng - Trưởng ban chỉ đạo TĐTDS&NO khẳng định, công tác DS-KHHGĐ đã được triển khai thành công.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phát biểu chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: TG)
 
Dân số Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê (TĐTDS&NO), tính đến 0h ngày 1/4/2009, tổng số dân của Việt Nam là 85.789.573 người, trong đó, 49,5% nam giới và 50,5% nữ giới. Hiện Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới.

Ông Nguyễn Đức Hoà, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Phó Trưởng Ban chỉ đạo TĐTDS&NO TW cho biết, sau 10 năm, dân số nước ta đã tăng thêm 9,460 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 946.000 người. Theo đó, bình quân mỗi năm tốc độ tăng dân số nước ta là 1,2% năm, thấp hơn mức tăng 1,7% năm trong thời kỳ 10 năm trước (1989 - 1999) và và là tỷ lệ tăng thấp nhất trong vòng 50 năm qua. “Đây là kết quả quan trọng sau nhiều năm kiên trì triển khai Chương trình DS-KHHGĐ”, ông Hòa nói.

> Việt Nam có trên 7.200 cụ sống thọ trên 100 tuổi.
 
> Tổng số dân Việt Nam tính đến 0h ngày 1/4/2009 là 85.789.573 người.
 
> Trong 5 tỉnh, thành phố có dân số đông nhất cả nước, TP Hồ Chí Minh là địa phương đông dân nhất với 7.123.340 người; tiếp đến là thủ đô Hà Nội với 6.448.837 người; tỉnh Thanh Hóa với 3.400.239 người; tỉnh Nghệ An với 2.913.055 người và tỉnh Đồng Nai là 2.483.211 người. Tỉnh Bắc Kạn là địa phương có dân số thấp nhất cả nước với 294.660 người.
Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, quy mô dân số được phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có tới 43% dân số của cả nước sinh sống. Trong khi đó, hai vùng trung du, miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên chỉ chiếm 19% dân số. Số liệu cũng cho thấy, Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ tăng dân số cao nhất với 3,2%/năm; Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ nhập cư rất cao, do vậy dân số đã tăng nhanh với tỷ lệ bình quân 2,3%/năm. Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là nơi có tỷ lệ tăng dân số bình quân thấp nhất (0,4%/năm).
 
Một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm giữa hai cuộc TĐT 1999 và 2009 gấp hơn 2 lần mức chung của cả nước là Bình Dương: 7,3%, TPHCM: 3,5%, Bình Phước: 2,9%, Đà Nẵng: 2,6%, Hà Nội: 2%... Kết quả Tổng điều tra cho thấy, dân số ở thành thị chiếm 29,6% tổng dân số cả nước, tăng bình quân 3,4%/năm; trong khi tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4%/năm. Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hóa cao nhất với dân số thành thị chiếm 57,1% dân số sống ở thành thị; tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng có mức độ đô thị hóa tương đối cao với 29,2%...
 
Trong các chỉ tiêu được nêu, một con số ấn tượng trong cuộc TĐT lần này là Việt Nam có trên 7.200 cụ sống thọ trên 100 tuổi. Ông Hòa cho biết, Ban Chỉ đạo đã rà soát danh sách này 3 lần, tuy nhiên vẫn tiếp tục tiến hành rà soát lại các địa phương có số lượng lớn các cụ trong độ tuổi này, hoàn thiện danh sách trước ngày 31/8 để trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Chủ tịch nước tặng thưởng.
 
Công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi sẽ cần có nhiều nỗ lực khi Việt Nam
đang có xu hướng già hóa dân số. (Ảnh: Dương Ngọc)

Tập trung phân tích các chỉ số

Phát biểu tại Hội nghị, ông Bruce Campbell - Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam ghi nhận thành công đáng khích lệ của Việt Nam với việc đưa ra kết quả sơ bộ tổng điều tra sớm so với các nước trên thế giới. UNFPA cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc phân tích các điều tra mẫu để đưa ra được các chỉ số dân số và nhà ở cụ thể chi tiết, làm căn cứ quan trọng để xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Cán bộ đang thu thập số liệu trong cuộc tổng điều tra. (Ảnh: TG)

Kết quả báo cáo sơ bộ cũng cho thấy, tỷ số giới tính của dân số là 98,1 nam/100 nữ - cao hơn so với cuộc TĐTDS năm 1999 (96,7 nam/100 nữ). Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Vân, Trợ lý Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam đó là số liệu mang tính tổng thể.
 
Điều quan trọng hơn tiếp theo là phải tập trung phân tích sâu hơn nữa về tỷ số giới tính của nhóm dưới 5 tuổi (hiện nay tỷ số giới tính khi sinh của ta có xu hướng tăng lên trong vài năm trở lại đây và đang ở mức 112 nam/100 nữ - PV). Theo bà Vân, đây là nội dung rất quan trọng bởi tỷ số giới tính khi sinh tăng sẽ có những tác động lâu dài, mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế - xã hội của những năm tiếp theo.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng khẳng định với 5 chỉ tiêu quan trọng ban đầu được công bố là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm qua và là cơ sở để tính toán chiến lược cho 10 năm tới ở cấp quốc gia và từng tỉnh, thành.
 
Phó Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của Ban Chỉ đạo TW và các cấp, đội ngũ giám sát viên, cộng tác viên đã tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, an toàn dưới sự lãnh đạo của Đảng và các cấp chính quyền. Đồng biểu dương các cơ quan thông tin đại chúng, hơn 300.000 cộng tác viên và hơn 22 triệu hộ đồng bào cả nước đã tham gia tích cực, có trách nhiệm với ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác TĐTDS&NO.
 
Phó Thủ tướng đánh giá cao và cảm ơn sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan quốc tế trong quá trình trước, trong và sau cuộc TĐTDS&NO; góp phần có những thông tin có ích cho cộng đồng quốc tế ở phạm vi khu vực và toàn cầu.
 

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng lưu ý trên cơ sở đánh giá về dân số tổng thể cần chú ý đến nhóm dân số dưới 5 tuổi, 10 tuổi nhằm đưa ra các đánh giá đúng đắn nhất về công tác DS-KHHGĐ trong 10 năm qua. Đặc biệt, lưu ý phân tích đến chất lượng cuộc sống của người dân thông qua các chỉ số điều kiện sống, an toàn vệ sinh thực phẩm, diện tích ở, điều kiện học tập, khám chữa bệnh và các yếu tố về đời sống tinh thần.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, với tỷ lệ tăng dân số giảm so với 10 năm trước đã cho thấy kết quả triển khai thành công của công tác DS-KHHGĐ. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, ba nhóm công việc lớn cần thực hiện trong thời gian tới là tiếp tục tập trung vào khâu phân tích, đánh giá, xử lý số liệu chính xác theo đúng kế hoạch đề ra để tháng 9/2010 công bố đầy đủ số liệu tổng điều tra với mức độ tin cậy cao nhất. Đồng thời, yêu cầu Tổng cục Thống kê có hướng dẫn chính thức trong việc phân tích và sử dụng các số liệu đã công bố, để tránh tình trạng các địa phương tuỳ tiện phân tích các kết quả theo cách của mình, đem ra sử dụng vội vàng sẽ dẫn đến đánh giá sai các chỉ tiêu.

Hà Thư

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Dân số và phát triển - 10 phút trước

Dấu hiệu ung thư buồng trứng thường không rõ ràng, mơ hồ nên nhiều trường hợp chẩn đoán muộn. Hiểu rõ các đối tượng nguy cơ cao giúp nâng cao nhận thức và phòng ngừa sớm.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Collagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Hạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Khi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ngày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Top