Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công dụng chữa bệnh của... mâm ngũ quả

Thứ sáu, 13:53 19/02/2010 | Sống khỏe

Để đón xuân, cúng ông bà, mâm ngũ quả không chỉ bày biện cho vui mắt và dùng làm thức ăn thức uống mà còn dùng để chữa bệnh do dược tính thú vị của chúng.

Ai cũng rõ các loại quả là nguồn dinh dưỡng quý mà thiên nhiên ưu đãi chúng ta. Nước ta là xứ thuộc khí hậu nhiệt đới, có nhiều loại quả mà dân xứ lạnh rất khao khát vì khó trồng ở nước họ.

Ngoài việc cung cấp loại đường đơn bổ dưỡng như: glucose, fructose... rất dễ tiêu hóa, hấp thu, các loại quả còn chứa các loại vitamin như: A, C, B1, B2, PP..., các hợp chất gọi là bioflavonoid có tác dụng chống oxy hóa, các chất khoáng như sắt, kẽm, selen...

Có thể xem các loại quả là nguồn thuốc bổ polyvitamin - đa sinh tố và chất khoáng giúp chuyển hóa các chất trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể chống bệnh tật.

Đối với người Việt, trong mấy ngày tết thường chưng trên bàn thờ tổ tiên mâm ngũ quả. Mâm này gồm năm loại quả: mãng cầu (na), sung, dừa, đu đủ, xoài.

Khi chưng mâm ngũ quả như thế, người dân muốn bày tỏ ước mong suốt cả năm cuộc sống gia đình sẽ luôn sung túc. Bởi vì tên gọi của năm loại quả này nếu sắp xếp và đọc thành câu sẽ là “cầu sung (túc) vừa đủ xài”.

Ngoại trừ quả sung ít khi được ăn, các loại quả còn lại đều bổ dưỡng.

Đu đủ, xoài với màu vàng cam chứa nhiều beta-carotene (tiền vitamin A) khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A. Beta-carotene hiện nay được xem là chất chống oxy hóa có vai trò tích cực vô hiệu hóa các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa ở mô, tế bào. Riêng đu đủ còn giúp tiêu hóa tốt, nhuận trường (người thường bị táo bón nên ăn nhiều đu đủ).

Với dừa thì nước dừa cộng với cùi dừa là loại nước giải khát rất tốt, có nhiều chất dinh dưỡng như: đường, các axit amin, axit hữu cơ, chất khoáng... Riêng nước dừa, với tỉ lệ hàm lượng các chất điện giải thích hợp đến độ người ta có thể dùng nước dừa làm dịch truyền để bù nước và chất điện giải trong những trường hợp ngặt nghèo thiếu dịch truyền (như ở miền Nam trong thời kháng chiến chống ngoại xâm trước đây).

Đối với thơm (dứa), nhiều người dân còn thêm loại trái này vào mâm ngũ quả để cầu mong danh thơm tiếng tốt. Thơm ăn ngon ngọt không ai chê được, đặc biệt trong thơm chứa một loại enzym có tên bromelin.

Bromelin là một enzym thủy phân protid giúp tiêu hóa chất đạm, cho nên kinh nghiệm của các bà nội trợ làm cho mềm thịt trước khi nấu nướng là chỉ cần ướp thịt với thơm trong một thời gian vừa phải. Bromelin còn có tác dụng ức chế quá trình viêm, làm giảm phù nề và tụ huyết, nếu bôi lên vết thương sẽ làm tiêu tổ chức chết, giúp mau lành sẹo (biệt dược Extranase trước đây có chứa hoạt chất bromelin).

Hiện nay, có nhiều dược phẩm trong thành phần có chứa bromelin nhằm làm tăng tác dụng thuốc phối hợp, thí dụ thuốc chữa hen suyễn, thuốc trị viêm nhiễm sau chấn thương, viêm nhiễm đường hô hấp.

Ngoài mâm ngũ quả, một số loại trái cây khác cũng được bà con ta đưa lên bàn thờ chưng tết như bưởi, nhãn và dưa hấu.

Với bưởi, vì hàm lượng vitamin C có trong bưởi nhiều hơn so với cam, chanh nên ăn nhiều bưởi coi như ta uống “vitamin C thiên nhiên” mà việc hấp thu và lưu trữ trong cơ thể sẽ tốt hơn nhiều so với uống các viên thuốc vitamin C tổng hợp.

Tuy nhiên, đối với người đang phải dùng thuốc để chữa bệnh cần lưu ý tránh dùng nước bưởi khi đang uống thuốc. Bởi hiện nay người ta phát hiện nước bưởi gây tương tác bất lợi (uống cùng lúc có thể tăng độc tính) với khá nhiều thuốc.

Với dưa hấu, một loại quả mà nhà nào cũng có trong ba ngày tết, đông y gọi dưa hấu là tây qua, được xem là vị thuốc giải nhiệt, giải độc, bồi dưỡng cơ thể. Dưa hấu mát như vậy nên không có lý gì “ăn nhiều dưa hấu sẽ bị nóng, mắt đổ ghèn” như một số người đã gắn cho dưa hấu, đặc biệt khi thấy đám trẻ ham ăn, ăn quá nhiều loại quả này.

Còn nhãn, một loại quả thơm, ngon ngọt, hấp dẫn, đông y chế biến nhãn thành cùi nhãn khô (sấy ở nhiệt độ không cao quá 50-60OC) gọi là vị thuốc “long nhãn” - bổ tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần nổi tiếng của đông y, dùng để chữa chứng thần kinh suy nhược, hay quên, khó ngủ.

Theo Bee

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa

Sống khỏe - 50 phút trước

Nhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

Sống khỏe - 11 giờ trước

Nhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

Sống khỏe - 14 giờ trước

Rất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Sống khỏe - 15 giờ trước

Giảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản

Các thuốc điều trị loét thực quản

Sống khỏe - 20 giờ trước

Loét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Top