Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công tác DS-KHHGĐ năm 2013: Nêu cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo

Thứ tư, 15:03 02/01/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Tổng cục DS-KHHGĐ kêu gọi toàn thể đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ cả nước tiếp tục đoàn kết, tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện chính sách dân số của Đảng và Nhà nước” - TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) nhấn mạnh trong cuộc trò chuyện với Báo GĐ&XH nhân dịp đầu năm 2013.

Công tác DS-KHHGĐ năm 2013: Nêu cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo 1

Cán bộ ngành DS-KHHGĐ sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm qua. Ảnh: Dương Ngọc.

Ông có thể cho biết đánh giá của mình khi nhìn lại một năm qua đối với ngành Dân số?

- Năm 2012, công tác DS-KHHGĐ nước ta đứng trước nhiều thách thức, khó khăn gay gắt: Theo quan niệm dân gian, Nhâm Thìn 2012 là “năm đẹp” nên số sinh gia tăng ngay từ đầu năm, tỉ số giới tính khi sinh (GTKS) tiếp tục tăng cao. Mức sinh còn khác biệt giữa các vùng, miền, các tỉnh, thành phố.

Chất lượng dân số còn hạn chế, đặc biệt là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Tốc độ di cư và đô thị hoá nhanh khiến cho việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người di cư còn nhiều khó khăn. Chương trình Mục tiêu quốc gia được giao rất muộn, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai công việc tại các địa phương. Trong khi đó, tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ còn nhiều khó khăn, bất cập, đặc biệt là ở cấp huyện, xã.

Năm 2012 cũng là năm đầu tiên ngành Dân số triển khai thực hiện Chiến lược DS/SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và Chương trình Mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2012-2015 với nhiều chỉ tiêu cần phải đạt.

Trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức đó, ngành Dân số đã làm gì để hoàn thành nhiệm vụ được giao, thưa ông?

- Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn như đã nói ở trên, song dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương; sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể; sự hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân; sự quyết tâm, nỗ lực cố gắng của cơ quan DS-KHHGĐ các cấp, nhiều địa phương đã chủ động tạm ứng kinh phí, bổ sung kinh phí, tích cực, chủ động triển khai. Công tác DS-KHHGĐ năm 2012 đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp từ Trung ương xuống cơ sở.

Với các giải pháp đồng bộ, quyết liệt nói trên, ngành Dân số đã đạt được các chỉ tiêu kế hoạch năm 2012: Ước tính mức giảm sinh đạt 0,1‰; Số bà mẹ được sàng lọc trước sinh và số trẻ được sàng lọc sơ sinh đều vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số được triển khai có hiệu quả. Lần đầu tiên, tốc độ gia tăng tỉ số GTKS được khống chế ở mức 0,4 điểm phần trăm/năm thay vì 1,15 điểm phần trăm/năm trong giai đoạn trước đó.

Với việc kiềm chế được tốc độ gia tăng tỉ số GTKS nói trên, tại sao ngành dân số vẫn lo lắng việc khống chế  tỉ số này dưới 113 vào năm 2015 và dưới 115 vào năm 2020 là một trong những chỉ tiêu rất khó có thể đạt được?
 

Với hàng loạt nỗ lực trong các năm vừa qua, lần đầu tiên, tốc độ gia tăng tỷ số GTKS đã được khống chế ở mức 0,4 điểm phần trăm/năm 2011-2012 (những năm trước đó là 0,7-1,15 điểm phần trăm/năm) nhưng tỷ số GTKS năm 2012 là 112,3. Giả sử nếu chúng ta duy trì được tốc độ gia tăng như năm vừa rồi thì đến năm 2015, tỷ số GTKS của chúng ta là 113,5, cao hơn mục tiêu Chiến lược. Chính vì thế chúng ta cần có những giải pháp quyết liệt hơn nữa, triệt để hơn nữa, sự chung tay của cả hệ thống chính trị mạnh mẽ hơn nữa để tốc độ gia tăng tỷ số GTKS được khống chế ở mức thấp hơn nữa.

- Tôi cần nhấn mạnh một điều rằng, mặc dù tốc độ gia tăng tỷ số GTKS có năm tăng nhiều có năm tăng ít, tỷ số GTKS có năm lên cao có năm xuống nhưng xu hướng là tiếp tục tăng lên. Kết quả thống kê cũng cho thấy, từ năm 2006 đến nay, tỷ số này luôn ở mức trên 110 bé trai/100 bé gái. Chính vì thế, Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 mới đặt ra mục tiêu là làm sao để đến năm 2015, tỷ số GTKS ở nước ta được khống chế ở mức 113 và năm 2020 ở mức dưới 115.

Với hàng loạt nỗ lực trong các năm vừa qua, lần đầu tiên, tốc độ gia tăng tỷ số GTKS đã được khống chế ở mức 0,4 điểm phần trăm/năm 2011-2012 (những năm trước đó là 0,7-1,15 điểm phần trăm/năm) nhưng tỷ số GTKS năm 2012 là 112,3. Giả sử nếu chúng ta duy trì được tốc độ gia tăng như năm vừa rồi thì đến năm 2015, tỷ số GTKS của chúng ta là 113,5, cao hơn mục tiêu Chiến lược. Chính vì thế chúng ta cần có những giải pháp quyết liệt hơn nữa, triệt để hơn nữa, sự chung tay của cả hệ thống chính trị mạnh mẽ hơn nữa để tốc độ gia tăng tỷ số GTKS được khống chế ở mức thấp hơn nữa.

Mất cân bằng GTKS đang là vấn đề nóng của ngành Dân số, vậy theo ông cần có giải pháp nào cho vấn đề này trong năm 2013 và những năm tiếp theo?

- Để người dân chấp nhận quy mô gia đình có từ 1 – 2 con, chúng ta đã phải mất 50 năm. Do đó, để người dân coi con gái cũng như con trai đòi hỏi phải rất kiên trì. Để khống chế tốc độ gia tăng TSGTKS, cần có các giải pháp đồng bộ: Tăng cường cam kết chính trị, củng cố bộ máy tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ, tăng cường nguồn lực, tăng cường hợp tác quốc tế. 

Trong các hoạt động can thiệp, cùng với hoạt động can thiệp bằng chính sách pháp luật, tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, chúng ta cần chú ý can thiệp bằng hỗ trợ an sinh xã hội, thực hiện bình đẳng giới. Trong đó, đặc biệt cần có chính sách ưu tiên nữ và phải coi đây là giải pháp tình thế. Tổng cục DS-KHHGĐ đang xây dựng Đề án can thiệp giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, trong đó có đề xuất ưu tiên người dân được hưởng miễn phí các dịch vụ khi sinh con gái; con gái đi học không phải đóng học phí, thi đại học được cộng điểm… để người dân thấy rằng sinh con gái là có lợi. Chúng ta phải xác định cần có chính sách cụ thể ưu tiên nữ chứ không chỉ dừng ở bình đẳng giới.

Ông có dự báo gì cho công tác dân số năm 2013? Ngành Dân số có những biện pháp nào để hoàn thành nhiệm vụ?

- Bước sang năm 2013, ngành Dân số sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn nữa, đặc biệt khống chế cho được sự gia tăng tỉ số GTKS, tập trung nâng cao chất lượng dân số, thích ứng với những thay đổi của cơ cấu dân số, có giải pháp phù hợp để điều chỉnh mức sinh còn rất khác biệt giữa các vùng, miền... 

Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch năm 2013, Tổng cục DS-KHHGĐ kêu gọi toàn thể đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ cả nước tiếp tục đoàn kết, tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện chính sách dân số của Đảng, Nhà nước.

Với tinh thần hăng say, nhiệt thành với công việc và với truyền thống đoàn kết đồng cam cộng khổ, hết lòng vì cộng đồng, vì sự nghiệp dân số nước nhà, tôi tin rằng chúng ta sẽ bảo vệ vững chắc và phát huy những thành tựu quan trọng đã đạt được trong hơn nửa thế kỷ qua của ngành Dân số.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!
 

Công tác DS-KHHGĐ năm 2013: Nêu cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo 2

TS Dương Quốc Trọng.

Nhiều người cho rằng, nếu bây giờ sinh ra ít gái nhiều trai thì tương lai bình đẳng giới sẽ tốt hơn, con gái sẽ được coi trọng hơn, nhưng ông có nói rằng vấn đề đó hoàn toàn ngược lại, vì sao?

- Tôi có thể khẳng định, mất cân bằng giới tính khi sinh ngày hôm nay sẽ để lại nhiều hậu quả cho các thế hệ tương lai. Nói đến hệ lụy của vấn đề MCBGTKS thì tại thời điểm này, chúng ta chưa thấy hết sự ảnh hưởng của nó (vì hiện tại Việt Nam đã là “nạn nhân” của các nước bị mất cân bằng GTKS trước Việt Nam vài thập kỷ rồi). Nhưng chỉ 10 – 15 năm nữa, thế hệ trẻ em bị mất cân bằng giới tính khi sinh hôm nay sẽ gặp khó khăn khi đến tuổi kết hôn. Dự báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ “dư thừa” khoảng 2,3 - 4,3 triệu nam giới và đàn ông Việt Nam sẽ khó có thể lấy vợ là người Việt Nam.

Lúc đó, bất bình đẳng giới sẽ ngày càng gia tăng, tỉ lệ tội phạm liên quan đến tình dục sẽ ngày càng cao hơn và trong một chừng mực nào đó, người con gái dễ trở thành món hàng bị buôn bán. Tuổi trung bình kết hôn lần đầu của phụ nữ sẽ thấp hơn, sự tranh giành giữa những người đàn ông để có được người phụ nữ và tỉ lệ phụ nữ ly hôn, kết hôn nhiều lần sẽ cao hơn.

Hà Thư (thực hiện)

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Herpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Top