Công thức tính giúp nhà Toán học trúng số 14 lần thu về hàng trăm tỷ
Với khả năng nhanh nhạy, nhà Toán học người Romania gốc Australia - Stefan Mandel đã khám phá ra công thức đặc biệt để trúng số 14 lần.
Là một nhà Toán học trẻ tuổi, những năm 1960, mức lương của ông Stefan Mandel chỉ 10 USD/tháng (khoảng 253.000 đồng). Về sau lương của ông tăng lên 88 USD/tháng (~2,2 triệu đồng) nhưng vẫn không đủ cho gia đình chi tiêu.
Khi đó, công việc lặp đi lặp lại hàng ngày khiến ông cảm thấy chán nản. Cộng với áp lực 2 đứa con lần lượt ra đời nên gánh nặng tài chính đè lên vai ông. Lúc này, ông nghĩ đến việc kiếm tiền nhanh chóng bằng cách liều mình mua xổ số. Vốn là người có tư duy nhanh nhạy với con số, ông dành thời gian tìm hiểu cách ứng dụng Lý thuyết xác suất của nhà Toán học Leonardo Fibonacci vào đời sống.
Dựa trên phương pháp Combinatorial condensation (ngưng tụ hợp), sau nhiều năm nghiên cứu ông viết ra Thuật toán chọn số. Cụ thể, nếu người chơi chọn 6 số trong dãy 1-49, tỷ lệ thắng là 1/13.983.816. Nếu chọn 15 số, cơ hội tăng lên 1/2.794. Với thuật toán này, ông tin ít nhất sẽ trúng giải Nhì và tỷ lệ thắng giải Độc đắc là 1/10.
Ngoài ra, ông còn nhận thấy, giá trị của giải Độc đắc còn cao gấp ba lần chi phí mua chọn bộ số. Nghĩa là, nếu chọn 6 số trong dãy 1-40, có thể tạo ra 3.838.380 bộ số. Giá 1 vé xổ số thời đó là 1 USD (~25.000 đồng), mua cả bộ số sẽ tốn 3,8 triệu USD (~96 tỷ đồng). Nếu thắng sau khi trừ thuế, người chơi sẽ nhận về 10 triệu USD (~253 tỷ đồng).
Với thuật toán này, năm 1987, lần đầu ông may mắn trúng số và nhận về 97.000 USD (~2,4 tỷ đồng). Có được số tiền này, ông đưa vợ con ra nước ngoài sinh sống. Sau 4 năm ở châu Âu, gia đình ông chuyển về Australia định cư. Lúc này, ông hợp tác cùng 4 người bạn tạo thành "liên minh xổ số" và cam kết sẽ chia tiền nếu thắng giải.
Sau khi đến Australia sinh sống, ông có lối chơi xổ số mới. Thay vì phải viết tay liệt kê hàng triệu tổ hợp như trước, ông dùng máy tính chạy thuật toán tự động in ra mọi bộ số có thể tồn tại. Bằng cách này, ông và các nhà đầu tư liên tiếp trúng số 12 lần. Tuy nhiên, cách làm này của ông đã bị cơ quan chức năng ở Australia phát hiện. Do đó, họ đã ra nhiều quy định mới để ngăn ông tiếp tục trúng số.
Sau 13 lần trúng số ở Romania và Australia, ông cảm thấy chưa đủ nên tiếp tục nhắm vào bang Virginia (Mỹ). Thời điểm đó, xổ số ở Virginia cho phép người chơi mua vé không giới hạn và được tự in tại nhà, sau đó mang đến cửa hàng hoặc trạm xăng thanh toán. Điều đặc biệt, dãy xổ số ở Virginia là 1-44, trong khi các bang khác là 1-54.
Nếu người chơi chọn 6 số trong dãy 1-44, chỉ tạo ra 7,1 triệu bộ số, thông thường là 25 triệu. Để nâng cao khả năng chiến thắng, ông phải huy động 2.500 nhà đầu tư góp 7,1 triệu USD để mua chọn bộ số. Tuy nhiên, đến ngày thanh toán một số nơi giới hạn số lượng nên ông chỉ sở hữu 140.000 vé số (700 bộ số).
May mắn vẫn đến, ngày 12/2/1992, ông cùng cộng sự trúng xổ số giải Độc đắc ở Virginia trị giá 27 triệu USD (~684 tỷ đồng). Sau khi trừ thuế và chi phí, mỗi nhà đầu tư nhận được 1.400 USD (~35 triệu đồng), riêng ông cầm về 1,7 triệu USD (~43 tỷ đồng).
Theo Sohu , sau 14 lần trúng số, tổng số tiền ông nhận về khoảng 15 triệu USD (~380 tỷ đồng). Sau đó, ông dùng số tiền này để khởi nghiệp và đầu tư. Nhưng đến năm 1995, ông thông báo phá sản vì tham gia các dự án đầu tư đều không thành công.
Đến nay, công thức tính toán của ông không có tác dụng vì các quốc gia đã ban hành luật mới, tránh việc người chơi dùng chiêu trò để thắng giải. Hiện tại, ông có cuộc sống bình yên ở Vanuatu (quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương - gần Australia). Nhớ lại thời kỳ hoàng kim, ông cho biết, bản thân là người chấp nhận rủi ro nhưng luôn có tính toán riêng.
Quy định mới về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Giáo dục - 23 giờ trướcBộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường cán bộ quản lý giáo dục, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bộ GD&ĐT: Siết xét tuyển sớm, thí sinh có IELTS, ACT/SAT không bị ảnh hưởng
Giáo dục - 1 ngày trướcBộ GD&ĐT khẳng định thí sinh có điểm IELTS, ACT/SAT, đánh giá năng lực... không bị ảnh hưởng khi siết xét tuyển sớm, đồng thời không hạn chế phương thức xét tuyển.
Tin vui cho hàng triệu thí sinh thi THPT 2025 muốn có tấm 'vé' đại học sớm
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Hiện nay, nhiều trường đại học dự kiến tổ chức các kỳ thi riêng để xét tuyển đầu vào năm 2025.
Chân dung nam sinh Bách khoa hai lần giành ngôi nam vương
Giáo dục - 2 ngày trướcTrước khi trở thành nam vương cuộc thi Sinh viên thanh lịch, Quốc Dũng từng giành danh hiệu nam vương tại ngôi trường phổ thông ở Ninh Bình.
Nam sinh Việt lọt top thí sinh có điểm thi tiếng Anh cao nhất thế giới
Giáo dục - 2 ngày trướcNam sinh lớp 11 Trần Ngọc Bảo khiến nhiều người thán phục khi vừa lọt "Top in the World" môn tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (ESL) với điểm số tuyệt đối trong kỳ thi IGCSE của Cambridge.
Lừa đảo liên quan đến bài thi IELTS: Hội đồng Anh cảnh báo gì?
Giáo dục - 3 ngày trướcHội đồng Anh thông tin, vẫn có một tỷ lệ nhỏ người dự thi cố tình gian lận bằng việc tìm người “thi hộ” hay sử dụng các cách thức gian lận khác nhau hoặc trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền của thí sinh và biến mất.
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của 60 trường đại học trên cả nước
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy và học tập, các trường đại học công bố thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2025 cho sinh viên và người lao động.
Nam sinh sư phạm ‘gây sốt’ vì đẹp trai, từng được tuyển thẳng vào đại học
Giáo dục - 4 ngày trướcSau khi đăng quang Á vương 1 Sinh viên thanh lịch năm 2024, Tùng Sơn ‘gây sốt’ vì vẻ đẹp trai và có những thành tích học tập nổi trội.
Nên hay không quy đổi thời gian soạn bài, chấm bài thành giờ dạy?
Giáo dục - 4 ngày trướcĐề xuất quy đổi thời gian soạn bài, chấm bài của giáo viên thành giờ dạy nhận được nhiều ý kiến khác nhau của nhà giáo.
Nam sinh Đường lên đỉnh Olympia trở thành tiến sĩ hàng không tại Pháp
Giáo dục - 5 ngày trướcTừ một sinh viên đến kỹ sư và nay là tiến sĩ hàng không, Minh Nhật luôn ấp ủ giấc mơ được đóng góp vào sự phát triển của nền công nghiệp hàng không vũ trụ tại Việt Nam.
Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh
Giáo dụcGĐXH - Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ còn 4 môn, trong đó ngoại ngữ tự chọn dẫn đến số lượng thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh ở Nghệ An giảm rất nhiều. Thậm chí, có những lớp, trường không có thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh.