Cửa Lò - Ngày ấy, bây giờ (2)
GiadinhNet - Nghi Thủy thơm nồng vị biển. Những ngôi nhà nhỏ bé, lúp xúp cũ kỹ xen lẫn những ngôi nhà mới cao tầng quay mặt ra biển. Bước chân về cái doi đất tận cùng thị xã Cửa Lò, Nghệ An này, hình hài và hồn cốt đặc trưng của một vùng biển dường như đậm nét hơn nơi nào khác.
Kỳ 2: Làng chài mùa biển
Mùi của quê biển
Chúng tôi vào nhà ngư dân Mai Văn Hải. Tiếp chuyện chúng tôi trong căn nhà nhỏ bé, chị Nguyễn Thị Bảy, vợ anh Hải lúc này đang dở tay đan nốt tấm lưới kịp cho chồng đi biển chiều nay. Câu chuyện của chị Bảy cũng là câu chuyện của bao nhiêu người đàn bà làng biển Nghi Thuỷ này…
Những ngày trời yên biển lặng thì tàu ra khơi trở về bao giờ tôm cá cũng đầy ắp khoang. Cá nhiều thì vợ chồng, con cái ai cũng bận rộn, nào là đem ra chợ bán, thứ thì luộc để phơi, thứ thì nướng để nhập về các chợ Đô Lương, Thanh Chương, Anh Sơn…
|
Đường vào làng chài Nghi Thủy, Cửa Lò |
Bao đời nay, dẫu vất vả, nhưng ngư dân nơi đầy vẫn gắn bó với biển. Mọi người ở đây đều biết khi trong nhà không còn hạt gạo, đồng tiền, thì chính biển bao dung cho họ cuộc sống. Biển chưa từ chối ai mưu sinh bao giờ. Bởi thế, những ngư dân làng chài lớn lên đều biết bám biển để mà sinh tồn, tất cả đều phụ thuộc vào con cá, đều chờ đợi từ phía biển.
Không chỉ vợ chờ chồng, con chờ cha, mà bà con, làng xóm , người làng xóm, người bán cá… đều chờ. Tất cả đều chờ con cá từ biển về thì mới “lên” được. “ Đang mùa được cá thì phải gấp rút tranh thủ ra khơi để chớp cơ hội, chứ ngày biển động thì vợ chồng, con cái mới quây quần ở nhà thôi”, anh Hải tiếp chuyện. Đội tàu của anh cứ đi 5 ngày thì lại về một lần, mỗi lần cũng được 2-3 tấn cá. Trừ chi phí lãi khoảng 3-5 triệu đồng một chuyến. Mỗi lần ra khơi, anh em dong thuyền chạy một mạch ra đến Vịnh Bắc Bộ để thả dã kéo cá. Giữa biển trời mênh mông, cả đoàn kéo cá lên, phân loại cá, đập đá, ướp cá, quay máy, lại thả dã, kéo cho mỏi nhừ cả tay… Cứ thế liền tay cho đến khi tàu đầy cá mới về.
|
Phân loại, làm sạch cá trước khi đem nướng |
Lúc này đã quá trưa, tiếng gọi nhau í ới của những người mẹ, người vợ, của những ngư dân làng chài hẹn nhau đi biển râm ran. Bước chân của họ tấp nập đi về phía bến. Họ đem theo những thứ cần thiết cho chuyến ra khơi, bắt đầu một chuyến đánh bắt thường ngày như bao đời nay.
Tại cái nơi trên bến dưới thuyền ấy chúng tôi đã được chứng kiến những đoàn thuyền hối hả nối đuôi nhau ra khơi. Tàu đi rồi, âu lo đằm sâu trong người ở lại. Chúng tôi nhận ra điều đó khi nhìn vào ánh mắt của người vợ, người mẹ dõi theo chồng, theo con. Chừng ấy tháng năm qua, những người đàn bà “lấy chồng nghề biển” nơi đây đều đứng trên bến cá, mắt dõi khơi xa tìm bóng những con thuyền mang theo người đàn ông họ yêu thương nhất. Cho đến khi dáng người chồng chỉ còn là chấm nhỏ giữa biển khơi, họ mới quay lưng trở về nhà. Thế mới biết, cuộc sống của họ, giản dị, chân chất, sâu sắc và cũng chứa chan tình làng nghĩa xóm.
|
|
Cá được xếp để hấp chín và phơi khô |
Biển cho ngư dân làng chài Nghi Thuỷ cuộc sống ấm no nhưng cũng luôn thử thách họ bằng những hiểm nguy rình rập trong những chuyến ra khơi. Biết bao giọt nước mắt vỡ oà đã rơi trong niềm vui khi gặp lại người thân và cả trong nỗi đau đớn khi người chồng, người cha, người thân của họ trọn đời ngoài biển cả. Ở làng chài nhỏ bé này đã có nhiều gia đình mất đi hai đến ba người vì đi biển. Biết bao nhiêu bãi cát đã hằn lên vết tay cào xé của người đi khơi xa vĩnh viễn không về? Và có biết bao nhiêu người đàn bà của xóm chài này đã từng ngồi hoá đá trước biển khơi trong nỗi đau khôn cùng của ngày biển động.
Nhưng qua đau thương họ vẫn niềm tin biển bỉ vào cuộc sống. Những cơn bão biển, hay giông bão cuộc đời không thể nào đánh gục được những con người rắn rỏi, vững vàng ấy, chính họ đã làm nên diện mạo của một Nghi Thủy phát triển hôm nay.
Ngày những cánh tay thần Phù Đổng vươn vai
Thế nhưng, chúng tôi không muốn gọi Nghi Thủy là một quê biển, hay làng biển, làng chài nữa. Bởi bây giờ nó như một đứa con hoang dại tự bao giờ đã lớn lên, trưởng thành. Ở đây, đã có sự phồn vinh, năng động của một đô thị biển đang được định hình ngày một rõ nét.
Hôm nay đã có những ngư dân giỏi dang, dám nghĩ, dám làm. Những con tàu công suất lớn được thay dần những con thuyền nhỏ. Từ những con cá bắt được của cái nghề truyền thống ông cha để lại, họ đã mang lại cuộc sống ấm no, có của ăn của để cho nhiều nghề khác.
|
Các ngư dân đang chuẩn bị cho ngày ra khơi |
Tuy nhiên, Nghi Thủy cũng không thể bỏ nghề cá, không thể bỏ biển, mà đó vẫn, đang và sẽ là nghề trọng tâm, là thế mạnh lớn nhất. Chỉ có từ nghề cá mới làm động lực để phát triển được nghề khác, như một đầu tàu kéo theo các toa tàu còn lại. Biển được là được tất cả, mất nghề biển là mất tất cả. Nếu vậy, phải bỏ dần cách làm ăn nhỏ lẻ, bấp bênh, phập phù… truyền thống, phải vươn khơi, phải đánh bắt xa bờ. Từ nghề cá, mà phát triển ra các nghề dịch vụ - thương mai du lịch. Một người đi biển, sẽ kéo theo nhiều người lao động khác: buôn bán, chế biến thực phẩm, dịch vụ du lịch… Cho đến bây giờ, Nghi Thủy vẫn không là nơi phát triển du lịch trọng tâm của Cửa Lò, hầu như không có nhà hàng, khách sạn… Nhưng nơi đây có 2 chợ hải sản lớn nhất của Cửa Lò, và hàng trăm đại lý bán hải sản khác. Hiện nay, Nghi Thủy có khoảng 170 tàu thuyền, trong đó khoảng 39 tàu lớn, từ 300 – 500 mã lực. Sản lượng 6 tháng đầu năm 2014 là 5000 tấn, đạt 88% kế hoạch đề ra trong năm.
Hiện nay, nhà nước có chính sách hỗ trợ vốn cho ngư dân đóng tàu lớn ra khơi. Trong thời gian tới, Nghi Thủy dự tính sẽ làm thí điểm 3 tàu vỏ sắt công suất lớn, ông Xô cho biết
Dân Nghi Thủy năng động, nhạy bén, đó là lợi thế và động lực rất lớn cho mảnh đất ngày càng phát triển đi lên. “Nhìn các nơi khác, họ cũng có biển, cũng có tài nguyên như thế, tại sao họ làm được mà mình không làm được? Vấn đề ở đây là phải đầu tư. Có tàu lớn, nhưng đội ngũ lao động cũng phải được nâng cao, ngư dân không chỉ cần kinh nghiệm sóng nước của cha ông để lại, mà cần có kỹ thuật mới. Chúng tôi đang mở lớp đào tạo thuyển trưởng, thuyền máy, thuyền viên… Đưa học viên đi tham quan học tập các mô hình khác ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu; đào tạo quản lý xa bờ. Có như thế chúng ta mới vững vàng ra khơi, đảm bảo an toàn, sản lượng đánh bắt cũng như chất lượng sản phẩm”, ông Dương Ngọc Xô chia sẻ.
Bên cạnh đó, Nghi Thủy cũng đang chú trọng nâng cấp sửa chữa, mở rộng cảng cá để thuận lợi cho tàu neo đậu khi cập cảng vận chuyển hàng, tránh trú bão. Quy hoạch chợ hải sản, quản lý du lịch đảo Lan Châu, đảo Song Ngư.
Trong lộ trình du lịch về với Cửa Lò, có làng cổ Mai Bảng, Nghi Thủy đặc trưng cho làng biển truyền thống, có thêm điểm đến là chợ hải sản tấp nập hôm nay, để du khách thăm quan, và mua bán. Với cá, tôm, cua, mực… đang tươi rói; các thực phẩm nước mắm, ruốc chua, ruốc mặn gia truyền có màu đỏ au được làm rất kỳ công phu từ nguyên liệu gạo hoặc ngô xay nhỏ, ớt tươi chạt nhỏ, mật mía, muối và con tép biển.
Cái làng chài ven biển hoang sơ ngày ấy, chỉ mới hơn hai chục năm trôi qua, đã vươn vai đứng dậy như Phù Đổng, để tạo nên vị thế mới cho mình. Ở đây, ngoài vẻ đẹp của một vùng biển mặn mòi sóng gió, Nghi Thuỷ như một viên ngọc tự nhiên đầy sức hút giữa biển xanh mà từ xa xưa, vua Bảo Đại đã từng đến vùng đất này và dừng lại chọn làm nơi nghỉ dưỡng.
Kỳ 3: Một đêm ở chợ thủy sản
Hồ Hà- Hồ Lài

Khởi tố tài xế gây tai nạn trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến 3 người tử vong
Pháp luật - 8 phút trướcLiên quan vụ tai nạn trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến 3 người tử vong đêm 8/7, Viện KSND Khu vực 12 tỉnh Lâm Đồng đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với tài xế Trần Văn Cường về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

Cháy dữ dội tại kho hàng trong ngõ 389 Trương Định, nhiều tiếng nổ rung chuyển nhà dân
Thời sự - 9 phút trướcĐêm ngày 18/7, một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại một kho hàng nằm sâu trong ngõ 389 phố Trương Định, Phường Tân Mai, Hà Nội. Ngọn lửa bùng phát dữ dội, tạo cột khói cao hàng chục mét, có thể quan sát từ khoảng cách xa.

900 học sinh trượt lớp 10 Hà Nội có cơ hội vào 2 trường THPT công lập mới
Giáo dục - 27 phút trướcThông báo của Sở GD&ĐT Hà Nội, hai trường THPT mới thành lập là Đỗ Mười và Phúc Thịnh được tuyển 900 chỉ tiêu vào lớp 10, không phân biệt khu vực.

Tin sáng 19/7: Bão số 3 Wipha chính thức vào Biển Đông sáng 19/7; Hà Nội hạ điểm chuẩn lớp 10 THPT công lập
Đời sống - 30 phút trướcGĐXH - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, 7h sáng thứ hôm nay (19/7), bão Wipha sẽ vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm.

Sáng vào hóa chất, tối học, nam sinh ung thư máu đạt 28 điểm thi THPT khối A00
Giáo dục - 9 giờ trướcSáng điều trị hóa chất, tối học bài trên giường bệnh, Trương Huy Bách, chàng trai mắc ung thư máu, vẫn xuất sắc đạt 28 điểm 3 môn Toán, Lý, Hoá trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, trở thành Á khoa khối A00 của trường.

Nghiên cứu lắp camera xử phạt vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở TP.HCM
Đời sống - 10 giờ trướcSở Xây dựng TP.HCM đề xuất lắp camera giám sát, tăng cường kiểm tra và xử phạt lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để lập lại trật tự, đảm bảo giao thông an toàn.

Đảm bảo an toàn giao thông phục vụ các sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn Thủ đô
Thời sự - 11 giờ trướcSáng 18-7, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky - Phó Giám đốc Công an thành phố (CATP) dự và chỉ đạo hội nghị.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Thái Nguyên
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Dịch tả lợn Châu Phi liên tiếp xuất hiện ở nhiều xã, phường tại tỉnh Thái Nguyên, hàng chục tấn lợn nhiễm bệnh đã phải tiêu hủy.

Tử hình kẻ cầm đầu nhóm ‘quái xế’ gây náo loạn, khiến 3 thanh niên tử vong
Pháp luật - 12 giờ trướcThanh niên cầm đầu nhóm "quái xế", mang theo "hàng nóng", rượt đuổi, đánh nhau trong đêm trên phố Hà Nội khiến 3 người tử vong vừa nhận án tử hình về tội Giết người.

Quảng Trị: Nguyên nhân cá chết bất thường tại hồ điều hòa Nam Lý
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Lượng lớn cá trong hồ điều hòa giữa khu dân cư ở Quảng Trị chết bất thường. Ngoài việc thu gom xử lý, đơn vị liên quan cũng nỗ lực tìm phương án chấm dứt tình trạng này.

Miền Bắc sắp mưa rất to do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha)?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo của cơ quan khí tượng, sáng nay (19/7), bão Wipha sẽ tiến vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm nay. Khu vực miền Bắc và các tỉnh từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh có mưa rất to do ảnh hưởng của bão.