Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho người lao động tại các KCN: Quyền được chăm sóc của nữ công nhân

Thứ tư, 05:00 08/01/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Từ cuối năm 2013, Tổng cục DS-KHHGĐ đã có những bước đi cụ thể nhằm hiện thực hóa ước mong của giới công nhân nữ ở các khu công nghiệp (KCN) trên cả nước là được chăm lo sức khỏe, cung cấp các dịch vụ KHHGĐ để họ yên tâm lao động.

Cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho người lao động tại các KCN: Quyền được chăm sóc của nữ công nhân 1

Cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và phương tiện tránh thai cho công nhân tại các KCN là việc làm rất thiết thực. Ảnh: P.V

 
Thử nghiệm tại 3 địa phương

Trong năm 2014, Tổng cục DS-KHHGĐ sẽ “chạy thử” mô hình “Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và phương tiện tránh thai cho công nhân ở các KCN” tại Nam Định, Nghệ An và Long An.

Dự kiến đến cuối năm 2014, Tổng cục và ngành DS-KHHGĐ 3 địa phương trên đưa ra sơ kết để sang năm 2015 sẽ có những đánh giá nhằm hoàn thiện mô hình và triển khai đại trà trên cả nước. Được biết, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) cũng rất tâm đắc với vấn đề chăm lo SKSS/KHHGĐ cho nữ công nhân tại Việt Nam và đã hết lòng hỗ trợ Tổng cục DS-KHHGĐ trong quá trình tìm kiếm mô hình phù hợp nhất.

Số liệu từ Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, hiện cả nước có khoảng 9,5 triệu công nhân, trong đó tỷ lệ nữ khoảng 43,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ này có sự khác nhau khá lớn tại từng doanh nghiệp.
 
Theo đó, tỷ lệ  tại các doanh nghiệp nhà nước khoảng 34,2%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên đến 67,4%. Vì vậy việc nhanh chóng tìm kiếm, đưa ra mô hình chung “Cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và phương tiện tránh thai cho công nhân tại các KCN” là việc làm rất thiết thực.
 
Trên thực tế, giới công nhân -những người đang ngày đêm trực tiếp đóng góp sức mình cho sự  tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia nhưng vẫn chịu nhiều thiệt thòi.
 
Tại không ít KCN, công tác chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho công nhân nữ gần như bị bỏ trống. Chưa kể gần đây một số vụ con của công nhân bị bạo hành, thậm chí tử vong tại các nhà trẻ tự phát đã khiến dư luận hết sức phẫn nộ, đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều ngành, nhiều cấp. Trong lĩnh vực của mình, Tổng cục DS-KHHGĐ đã kịp thời vào cuộc, đó cũng là lý  do khiến UNFPA hết lòng ủng hộ hoạt động này.

Cần sự vào cuộc đồng bộ

Hoạt động chăm lo sức khỏe cho công nhân, đặc biệt là giới nữ tại các KCN đã được ngành DS-KHHGĐ nhiều địa phương thực hiện từ lâu. Tuy nhiên, vấn đề này chưa nhận được sự quan tâm của một số ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là lãnh đạo các doanh nghiệp, khiến kết quả đạt được chưa xứng với yêu cầu.

Với mô hình sẽ thử nghiệm trong năm 2014 này, Tổng cục DS-KHHGĐ quyết tâm vận động “tổng lực” chính quyền các địa phương, Liên đoàn lao động, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, đặc biệt là lãnh đạo các KCN, nhà máy- xí nghiệp cùng vào cuộc.

Tại hội thảo đóng góp ý kiến hoàn thiện để mô hình “Cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS và phương tiện tránh thai cho công nhân ở các KCN” (vừa được tổ chức tại Long An), lãnh đạo ngành DS-KHHGĐ Long An, Nam Định, Nghệ An rất phấn khởi, cam kết sẽ hết mình triển khai.
 

TS Dương Quốc Trọng- Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ chỉ đạo: Các Vụ, đơn vị chức năng chỉ nên đưa ra mô hình khung, để các khoảng trống nhất định cho mỗi địa phương chủ động điều chỉnh sao cho phù hợp. KCN mỗi nơi mỗi khác, vì vậy không thể có một mô hình để tất cả “rập khuôn”. Từ mô hình khung, ngành Dân số các địa phương sẽ vận dụng sáng tạo, linh hoạt nhất sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Nam Định, ông Trần Trung Kiên cho rằng: Nhu cầu chăm lo sức khỏe cho công nhân, đặc biệt là giới nữ trên địa bàn tỉnh là rất lớn và hết sức cần thiết. Từ trước đến nay, chưa có mô hình chăm sóc công nhân một cách đồng bộ như mô hình sắp được thử nghiệm. Đặc thù của các KCN tại Nam Định là rất gần khu dân cư, gần các cơ sở y tế nên khi triển khai sẽ không đặt nặng vấn đề bố trí mô hình trong  các KCN mà có thể đặt ở bên ngoài để thuận tiện nhất cho người lao động.
 
Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Nghệ An, ông Nguyễn Trung Thành cho rằng: Mô hình sắp thử nghiệm không phải là mới với hoạt động dân số nhưng mới ở  đối tượng tác động. Nghệ An có hơn 10.000 công nhân trong đó khoảng 7.000 nữ công nhân tại 4 KCN. Các KCN tại đây không có khu lưu trú cho công nhân như nhiều địa phương khác.
 
Vì vậy, ngành Dân số Nghệ An sẽ nỗ lực hết mình trong năm 2014 để “chạy” thử nghiệm mô hình, mang lại lợi ích thiết thực cho giới công nhân.
 
Ông Nguyễn Xuân Mai - Chủ tịch Công đoàn các khu kinh tế-KCN Long An- đơn vị đang bảo vệ lợi ích cho hơn 48.000 công nhân (trong đó khoảng 32.000 nữ) chia sẻ: Giới công nhân vốn phải lo toan đủ thứ để trang trải cuộc sống nên không có điều kiện quan tâm đến sức khỏe, đặc biệt là SKSS.
 
Xuất phát từ thực tế, ông Mai cũng bày tỏ sự lo ngại về việc tiếp cận, vận động các doanh nghiệp cùng tham gia mô hình này vì không ít lãnh đạo doanh nghiệp tỏ ra rất thờ ơ. Vì thế, ông Mai đề xuất cần có văn bản ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với công tác chăm sóc SKSS cho nữ công nhân.

Thanh Giang  

hoangthanhthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

Top