Cuộc cách mạng trong lĩnh vực sinh sản
GiadinhNet - Báo GĐ&XH xin điểm lại những thành tựu to lớn mà công tác DS-KHHGĐ đã đạt được sau 50 năm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Sau nhiều thập kỷ liên tục kiên trì thực hiện các chương trình DS-KHHGĐ, mức sinh của nước ta đã giảm mạnh, trong 10 năm qua Việt Nam đã rút ngắn chặng đường cuối cùng để vượt qua mốc mức sinh thay thế sớm hơn 5 năm so với kế hoạch: Mức sinh đã giảm từ 2,33 con (1999) xuống còn 2,11 con- mức sinh thay thế vào năm 2005. Năm 2010, tính chung trên phạm vi cả nước, số con trung bình là 2 con, đạt mục tiêu Chiến lược Dân số đề ra.
![]() |
Chiến dịch CSSKSS đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân. Ảnh: Dương Ngọc |
2. Tốc độ gia tăng dân số nhanh đã được kiềm chế
Nhờ thành tựu giảm sinh, tốc độ tăng dân số đã chậm lại, quy mô dân số năm 2010 là 87 triệu người, ít hơn 2 triệu người so với mục tiêu đặt ra trong Chiến lược Dân số 2001-2010. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của thời kỳ 1999-2009 là 1,2%, giảm 0,5% so với thời kỳ 1989-1999. Năm 2010, tỷ lệ tăng dân số dự kiến là 1,03%, vượt mục tiêu đề ra là 1,14%.
Giả thiết, nếu giữ nguyên mức sinh như năm 1989, tức là mức sinh 3,8 con, thì năm 2010 dân số nước ta sẽ lên đến 105,5 triệu người. Như vậy, sau 17 năm liên tục thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ, Việt Nam đã hạn chế được 18,5 triệu trường hợp sinh con.
3. Tránh thai trở thành nhu cầu phổ biến
Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tiếp tục tăng, từ 73,9% (2000) tăng lên 76,8% (2005) và 80,3% (năm 2010). Năm 2010, cả nước có hơn 16 triệu cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thì có hơn 12 triệu sử dụng BPTT (chiếm 80%). Như vậy, nhu cầu tránh thai đã trở nên phổ biến của người dân.
Để tiếp tục duy trì, ổn định mức sinh thay thế, cần tiếp tục duy trì tỷ lệ sử dụng BPTT này, cần quan tâm đầu tư, nhập khẩu, nghiên cứu sản xuất phương tiện tránh thai và tổ chức tốt việc cung cấp cho nhân dân, đảm bảo an toàn, thuận lợi, kịp thời và hiệu quả.
4. Chất lượng dân số được nâng lên
Vào năm 2009, tuổi thọ bình quân đã đạt 72,8 tuổi, tăng 4,3 tuổi so với năm 1999, đặc biệt tuổi thọ của phụ nữ tăng 5,5 tuổi. Số năm đi học trung bình đã đạt 9,6 năm vào năm 2006. Tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người tăng hơn hai lần. Những kết quả này vượt xa so với các chỉ báo kiểm định mục tiêu nêu trong Chiến lược Dân số. Với những thành tựu kinh tế, chăm sóc sức khỏe và giáo dục, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng từ 0,690 điểm (năm 2000) lên 0,725 điểm (năm 2009), đạt mục tiêu Chiến lược đề ra...
5. Nhận thức, thái độ, hành vi về DS-KHHGĐ của các nhóm đối tượng đã có chuyển biến tích cực
Công tác truyền thông, giáo dục đã từng bước được đổi mới cả về nội dung, hình thức và cách tiếp cận; giáo dục dân số được đưa vào chương trình trong và ngoài nhà trường, tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành vi của nhân dân, bao gồm cả người chưa thành niên và thanh niên. Quy mô gia đình ít con ngày càng được chấp nhận rộng rãi; hiểu biết và thực hành về KHHGĐ trong các tầng lớp nhân dân được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động truyền thông, vận động góp phần thúc đẩy việc xây dựng chính sách, huy động nguồn lực và tạo môi trường xã hội thuận lợi cho công tác DS-KHHGĐ.
6. Mạng lưới dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ được củng cố và phát triển
Mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ được mở rộng từ Trung ương đến địa phương. Tất cả các tỉnh, thành đều có Trung tâm SKSS, hầu hết các Trung tâm y tế cấp huyện đều có khoa SKSS. Tại cấp xã, có 98,6% số xã đã có trạm y tế; 55,5% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 65,9% số trạm y tế xã có bác sỹ; 93,0% có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi; 100% thôn, bản, tổ dân phố có cộng tác viên dân số...
7. Các hoạt động quản lý đã được thực hiện và đạt kết quả tốt
Nhiều văn bản chính sách, quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về DS - KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số, gia đình và bình đẳng giới được ban hành tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ có hiệu quả trên phạm vi cả nước...
Việc đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật cung cấp dịch vụ SKSS/ KHHGĐ được quan tâm thực hiện và đạt một số kết quả. Hệ thông tin quản lý chuyên ngành về DS-KHHGĐ được cải tiến, từng bước được tin học hóa và hình thành gần 700 kho dữ liệu điện tử dân số ở cấp huyện và ở 63/63 tỉnh, thành phố, bước đầu phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành chương trình, xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở.
Giai đoạn 2011 - 2020: Một số phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu - Nâng cao chất lượng dân số gồm: Tuyên truyền, vận động, giáo dục trên các kênh truyền thông, chú trọng việc tuyên truyền tư vấn trực tiếp và cung cấp các tài liệu cụ thể đối với các nhóm đối tượng có nguy cơ cao làm suy giảm chất lượng giống nòi; Hoàn thiện và mở rộng các mô hình: Kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giảm thiểu phong tục kết hôn cận huyết; Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc trước sinh, trong khi sinh và sau sinh cho bà mẹ mang thai, đáp ứng các chuẩn mực quốc gia về làm mẹ an toàn; Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và thử nghiệm một số mô hình mới nhằm giảm thiểu các yếu tố gây ảnh hưởng, làm suy giảm chất lượng giống nòi... - Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tránh thai, duy trì mức sinh thấp hợp lý: Những biện pháp chung gồm có: Thông tin-giáo dục-truyền thông; Tăng cường dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ; Hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách. Bên cạnh đó phải có các biện pháp cụ thể đối với vùng mức sinh thấp.
Cụ thể, nâng cao chất lượng tư vấn trực tiếp, gián tiếp; Chuyển đổi nhanh việc cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ từ miễn phí sang tiếp thị xã hội và thị trường tự do, đảm bảo sau năm 2020 thì kênh thị trường tự do chiếm thị phần chủ yếu; Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc SKSS; Tập trung mở rộng các mô hình, giải pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng dân số để bảo đảm cho việc duy trì mức sinh thấp hợp lý; Thử nghiệm, mở rộng một số mô hình, giải pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng dân số để đảm bảo cho việc chấp nhận và thực hiện quy mô gia đình ít con...
- Kiểm soát tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh: Tuyên truyền, vận động, giáo dục về giá trị của những đứa con, nhất là đối với trẻ em gái, về bình đẳng giới và vị trí, vai trò của nữ giới trong sự phát triển bền vững đối với xã hội và trong gia đình; Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi lựa chọn giới tính khi sinh; Sớm sửa đổi quy định của pháp luật về nạo phá thai theo nguyện vọng theo hướng có điều kiện đối với nạo phá thai và ngăn chặn các cơ sở dịch vụ nạo phá thai nếu không đủ điều kiện kỹ thuật, nếu không thực hiện đúng chuẩn quốc gia về nạo phá thai an toàn và không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền; Có chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cho giới nữ gắn với mục tiêu dân số và KHHGĐ... (Mời độc giả xem chi tiết “Phương hướng, nhiệm vụ công tác DS - KHHGĐ giai đoạn 2011 - 2020” cùng các vấn đề liên quan trên giadinh.net.vn). |

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ
Dân số và phát triển - 7 giờ trướcViệc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 23 giờ trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.