Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuộc khoe tài của những người “vác tù và hàng tổng"

Thứ tư, 08:42 26/09/2012 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Các đội tuyên truyền viên (TTV) dân số khắp mọi miền đất nước đang sôi nổi khoe tài để được chọn ra là đội TTV xuất sắc nhất tham gia lên cấp quận, huyện, tỉnh và có mặt trong đêm chung kết toàn quốc được tổ chức vào Tháng Hành động Quốc gia về DS-KHHGĐ (tháng 12/2012).

Đến nay đã có 50/63 tỉnh, thành phố tổ chức liên hoan TTV, chọn ra được đại diện sáng giá nhất tham gia sự kiện này.  
 
Liên hoan TTV dân số các cấp năm 2012 là hoạt động nổi bật trong công tác
truyền thông năm 2012 của ngành dân số. Ảnh: Thanh Dũng
 
Tôn vinh những  bước chân thầm lặng

Bà Đặng Thị Bích Thuận - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, không khí chuẩn bị và tổ chức Liên hoan TTV ở các tỉnh, thành phố rất sôi nổi. Công tác triển khai Liên hoan TTV các cấp diễn ra rất chu đáo và đạt nhiều hiệu ứng tốt.
 
Với mục tiêu tôn vinh và ghi nhận công lao đóng góp của đội ngũ cán bộ chuyên trách (CBCT), cộng tác viên (CTV) dân số cơ sở; đồng thời tạo điều kiện để đội ngũ này hội tụ, giao lưu, chia sẻ kỹ năng kinh nghiệm triển khai các hoạt động truyền thông trực tiếp ở tuyến cơ sở, cứ 3 năm một lần, ngành DS-KHHGĐ sẽ tổ chức Liên hoan TTV toàn quốc. Liên hoan TTV năm nay là một hoạt động được toàn thể cán bộ, CTV ngành dân số mong đợi bởi dấu mốc là năm bản lề bắt đầu triển khai Chiến lược DS&SKSS giai đoạn 2011 – 2020; năm đầu tiên thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia dân số 2012 - 2015.
 
Theo bà Đặng Thị Bích Thuận, Liên hoan TTV được tổ chức nhằm đáp ứng nguyện vọng của cán bộ làm công tác truyền thông các cấp, đặc biệt là đội ngũ làm công tác truyền thông cấp cơ sở. Họ mong muốn được giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm không chỉ phạm vi trong xã, huyện, tỉnh mình mà là giữa các tỉnh, thành phố với nhau. Những hoạt động này không chỉ góp phần định hướng nội dung tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp mà còn tranh thủ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể; tạo được sự chú ý, ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân đối với công tác DS-KHHGĐ. Khác với những lần Liên hoan TTV trước, bên cạnh việc sân khấu hóa (thông qua màn chào hỏi, các tiểu phẩm) nhằm chuyển tải nội dung công tác dân số, năm nay Liên hoan có thêm hội thảo chia sẻ kinh nghiệm kỹ năng công tác, tuyên truyền của cán bộ cơ sở. Từ diễn đàn này, lãnh đạo ngành dân số từ Trung ương tới địa phương sẽ được nghe và nắm rõ các kinh nghiệm thành công cũng như đề xuất cách tháo gỡ khó khăn, thách thức của những người “vác tù và hàng tổng” ở cơ sở .
 
Tất cả các tổ chức cùng vào cuộc
 
Có thể nói, Liên hoan TTV năm nay nhận được sự quan tâm rất lớn của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Mặc dù kinh phí hỗ trợ của Trung ương cho các tỉnh không lớn nhưng với sự quan tâm từ cấp xã, huyện, tỉnh, nhiều đội TTV đã được sự hỗ trợ ngân sách của địa phương rất lớn như: Nghệ An, Bạc Liêu, Kiên Giang, Thanh Hóa… Có tỉnh đầu tư tới 200 triệu đồng bằng ngân sách của tỉnh, huyện cho cuộc Liên hoan này.
 
Với quy định mỗi đội TTV có 5 người  (2 CBCT và 3 CTV thôn bản) nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tài năng của các TTV, nhiều đội TTV đã có những tiết mục đặc sắc chuẩn bị cho Liên hoan toàn quốc. Phần lớn các đội được tuyển chọn ở cấp huyện, tỉnh đều có sự tham gia của những người làm trong ngành văn hóa địa phương trong các khâu kịch bản, dàn dựng. Đây là một thuận lợi lớn cho công tác DS-KHHGĐ ở cơ sở: Chính trong quá trình dàn dựng, viết kịch bản, những người này sẽ hiểu hơn và sát cánh hơn với công tác DS-KHHGĐ. Những nội dung chính của ngành dân số được chuyển tải thông qua rất nhiều kênh như: Thơ ca, hò vè, ví cùng với các trang phục đặc trưng dân tộc, vùng miền sẽ tạo nên các tiết mục đặc sắc đóng góp cho Liên hoan TTV năm nay.
 
Các đội xuất sắc sẽ là những hạt nhân trong công tác truyền thông của tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến xã. Các tác phẩm, các màn trình diễn tiêu biểu sẽ được Trung ương ghi lại nhân bản thành đĩa, gửi các địa phương để phục vụ trong các hoạt động tuyên truyền. Các chương trình đặc sắc cũng sẽ được phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam và các tỉnh vào các dịp quan trọng của ngành dân số. Liên hoan TTV sẽ không chỉ là 3 năm 1 lần ở Trung ương mà từ cách thức này, địa phương nào có điều kiện nhân lực, kinh phí sẽ triển khai hàng năm; vận dụng ở tuyến xã, huyện để hoạt động của công tác truyền thông sẽ sôi động, hấp dẫn hơn.
 
Theo tổng hợp của Vụ Truyền thông – Giáo dục, đến nay Tổng cục DS-KHHGĐ đã nhận được 50/63 bản kế hoạch triển khai Liên hoan TTV cấp tỉnh, thành phố. Cả 50 tỉnh này đã tổ chức Liên hoan TTV các cấp, trong đó có 15 tỉnh, thành phố đã triển khai xong ở cấp tỉnh. Không khí chung là các tỉnh quyết tâm kết thúc Liên hoan TTV của cấp huyện trong tháng 9, cấp tỉnh vào ngày 15/10 và bắt đầu trung tuần tháng 10.
 
Liên hoan TTV sẽ được tổ chức vòng loại tại 3 khu vực: Khu vực phía Nam tổ chức tại Bạc Liêu, khu vực miền Trung tổ chức tại Phú Yên, khu vực phía Bắc tổ chức tại Yên Bái. Chung kết Liên hoan dự kiến tổ chức trong tháng 12 - Tháng Hành động Quốc gia về DS-KHHGĐ tại Hà Nội, gắn với các hoạt động kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26/12.
 
Phát huy vai trò của cán bộ cơ sở
 
Các nội dung tuyên truyền về công tác DS-KHHGĐ thông qua hình thức sân khấu hóa và sự chuyển tải đầy sáng tạo của CBCT, CTV dân số sẽ giúp người dân tiếp thu được công tác dân số một cách dễ nhất. Đồng thời, qua hoạt động Liên hoan TTV lần này, chúng tôi muốn động viên các CBCT, CTV làm tốt công tác truyền thông ở cơ sở.

Để có thể động viên đội ngũ này và phát huy được vai trò của họ Tổng cục DS-KHHGĐ đã tham mưu cho Bộ Y tế, Chính phủ những chính sách chăm lo về vật chất, tinh thần đối với đội ngũ CBCT, CTV dân số. Bên cạnh đó, Tổng cục DS-KHHGĐ cũng tổ chức tập huấn định kỳ nhằm nâng cao năng lực của cán bộ, CTV dân số cơ sở, phát huy vai trò của họ nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu trong công tác DS-KHHGĐ mà Đảng và Nhà nước giao cho.

Bà Trần Thị Thanh Mai
Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục, Tổng cục DS-KHHGĐ

Hà Anh

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top