Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc Trái đất, nơi người dân xây nhà trên những tảng băng đang tan dần

Thứ năm, 08:03 03/11/2022 | Chuyện đó đây

Qaanaaq - thị trấn tận cùng phía bắc của địa cầu là "nạn nhân" đầu tiên của biến đổi khí hậu.

Qaanaaq, nằm ở Bắc Greenland, Đan Mạch là thị trấn có người sinh sống xa nhất ở cực bắc thế giới. Những cư dân ở đây chính là một trong số những nạn nhân đầu tiên của biến đổi khí hậu.

Băng vĩnh cữu không còn “vĩnh cửu”

Phiến băng Greenland là phiến băng lớn thứ 2 thế giới, bao phủ khoảng 80% bề mặt cả quần đảo khổng lồ này. Khi nó tan chảy hoàn toàn, lượng nước biển trên Trái Đất sẽ dâng cao thêm khoảng 7m. Vài thế kỷ gần đây, lượng băng tan tại Greenland chiếm đến 20%-25% nguyên nhân khiến mực nước biển dâng.

Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc của Trái đất, nơi người dân xây nhà trên băng và sống trong bóng tối gần nửa năm - Ảnh 1.
Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc của Trái đất, nơi người dân xây nhà trên băng và sống trong bóng tối gần nửa năm - Ảnh 2.
Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc của Trái đất, nơi người dân xây nhà trên băng và sống trong bóng tối gần nửa năm - Ảnh 3.

Qaanaaq, ở Bắc Greenland là thị trấn có người sinh sống tự nhiên ở tận cùng cực bắc thế giới

Kỷ lục buồn về tốc độ băng tan tại Greenland ngày càng xuất hiện dày đặc. Mùa hè năm 2019, Greenland mất 532 tỉ tấn băng và khiến mực nước biển toàn cầu tăng vĩnh viễn thêm 1,5mm. Chỉ trong 3 ngày từ 15 đến 17/7 năm nay, lượng băng tan chảy tại đây là 6 tỉ tấn/ngày, đủ để lấp đầy 7,2 triệu hồ bơi chuẩn Olympic.

Băng tan không chỉ do Trái đất nóng lên mà còn do sự thay đổi thường xuyên hơn của quá trình lưu thông của bầu khí quyển. Thế nhưng cả 2 lý do này đều là hậu quả chung của biến đổi khí hậu.

Qaanaaq có 656 công dân. Nó được xây dựng vào những năm 1950, là một trong những thị trấn bị ảnh hưởng nhiều nhất ở Greenland bởi biến đổi khí hậu. Nhiều người dân địa phương ở Qaanaaq sống trên các khu vực đóng băng vĩnh cửu và nhà của họ cũng như các cơ sở hạ tầng quan trọng khác, chẳng hạn như đường và cầu đều được xây dựng trên nền đất đóng băng.

Thế nhưng lớp băng vĩnh cửu này dường như sắp không còn “vĩnh cửu” nữa. Khi lớp băng vĩnh cửu tan ra, mặt đất trở nên yếu hơn và ít có khả năng hỗ trợ các cấu trúc này hơn. Hiện tượng này có thể làm cho các tòa nhà sụp đổ, đường xá và đường ống bị hỏng và hơi ẩm thấm vào bên trong nhà, làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng sống của người dân. Cư dân phải dùng đến cách dán các vết nứt trong nhà của họ thường xuyên.

Cuộc sống khó khăn ở thị trấn cực bắc

Orla Kleist, một người đàn ông sống cả đời ở Qaanaaq cho biết ngôi nhà của anh đã bị hư hại liên tục trong những năm qua do sự thay đổi của lớp băng vĩnh cửu.

Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc của Trái đất, nơi người dân xây nhà trên băng và sống trong bóng tối gần nửa năm - Ảnh 4.

Orla Kleist cho biết ngôi nhà của anh đã bị hư hại liên tục trong những năm qua do sự thay đổi của lớp băng vĩnh cửu

Sebastian Zastruzny - một chuyên gia đã nghiên cứu về lớp băng vĩnh cửu trong khu vực trong vài năm gần đây cho biết: “Một phần của Qaanaaq được xây dựng trên vật liệu mịn như đất sét, phù sa và cát dễ bị sương giá. Điều này có nghĩa là đất sẽ di chuyển lên xuống khi nó đóng băng, vì băng tạo nên một phần cấu trúc của đất. Nếu lớp đất này tan ra và phần móng của ngôi nhà không đủ sâu nhà cửa sẽ lún dần”.

Qaanaaq là một trong những thị trấn cuối cùng ở Greenland còn tồn tại chủ yếu nhờ săn bắn. Như nhiều vùng cực khác, người dân ở đây sống trong bóng tối nhiều tháng trong năm và nhiều tháng trời sáng 24/24. Ở khu vực này, hoạt động vận chuyển hàng hóa chỉ diễn ra hai lần một năm, một lần khi băng tan vào tháng 6 và một lần nữa trước khi băng biển hình thành vào tháng 9. Mỗi năm, mùa săn bắt đầu ngắn lại do điều kiện băng trên biển không ổn định. Một số thợ săn địa phương nói rằng mọi thứ đang thay đổi theo năm và họ “không thể chắc chắn về điều gì”.

Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc của Trái đất, nơi người dân xây nhà trên băng và sống trong bóng tối gần nửa năm - Ảnh 5.

Một gia đình sống trong ngôi nhà đang chìm dần, mục nát này. Thiệt hại nặng nề nhất xảy ra vào mùa thu và mùa xuân

Trong những tháng mùa hè, cư dân lấy nước từ một con sông gần đó. Tuy nhiên, vào mùa đông, thời tiết quá lạnh để sông chảy. Tảng băng trôi từ biển băng được vận chuyển đi bằng những chiếc xe tải rồi được đưa đến một cơ sở đặc biệt, nơi băng được làm tan chảy. Sau đó nước được phân phối đến tất cả các ngôi nhà ở Qaanaaq bằng một tàu chở nước. Khi băng biển bắt đầu vỡ vào mùa xuân và các điều kiện ngày càng trở nên không chắc chắn và nguy hiểm, nhiệm vụ thu thập nước ngày trước vốn đơn giản trở nên nguy hiểm hơn. Người dân địa phương đang phải chịu giá nước đắt hơn cả giá dầu.

Cộng đồng Qaanaaq có một lịch sử lâu đời về niềm tự hào duy trì qua nhiều thế hệ về nghề săn bắn. Họ hình thành nền văn hóa rất riêng biệt và độc đáo so với phần còn lại của thế giới. Đối với nhiều người, sống theo những phong tục tập quán này là một biểu hiện của bản sắc văn hóa, và bản sắc này đang có nguy cơ bị ăn mòn cùng với sự thay đổi của biến đổi khí hậu.

Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc của Trái đất, nơi người dân xây nhà trên băng và sống trong bóng tối gần nửa năm - Ảnh 6.

Khi lớp băng trên biển không đủ dày cho chó kéo, những người thợ săn phải mang theo thuyền để có thể săn bắt

Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc của Trái đất, nơi người dân xây nhà trên băng và sống trong bóng tối gần nửa năm - Ảnh 7.

Một thợ săn chuẩn bị làm thịt hải cẩu

Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc của Trái đất, nơi người dân xây nhà trên băng và sống trong bóng tối gần nửa năm - Ảnh 8.
Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc của Trái đất, nơi người dân xây nhà trên băng và sống trong bóng tối gần nửa năm - Ảnh 9.

Băng đang tan dần và người dân Qaanaaq dần mất đi nơi ở lẫn bản sắc của mình

Nguồn: Washington Post, Insider

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỏ làm liên tục vẫn được sếp chuyển 170 triệu đồng, lý do thật gây xúc động

Bỏ làm liên tục vẫn được sếp chuyển 170 triệu đồng, lý do thật gây xúc động

Chuyện đó đây - 21 giờ trước

Nhân viên nghỉ làm liên tục nhưng chủ siêu thị vẫn chuyển cho cô hơn 50 nghìn tệ (hơn 170 triệu đồng) trong 1 tháng; nguyên nhân được tiết lộ làm dân mạng xúc động.

Thảm cảnh tại các khu văn phòng Mỹ: Tòa nhà mất giá 98%, bị bỏ hoang hàng loạt, không dễ tìm được 1 hàng McDonald's

Thảm cảnh tại các khu văn phòng Mỹ: Tòa nhà mất giá 98%, bị bỏ hoang hàng loạt, không dễ tìm được 1 hàng McDonald's

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Thành phố phải 'trao thưởng' hơn 1 tỷ đồng cho những ai tới đây kinh doanh!

Nam sinh thủ khoa đại học Thanh Hoa hiện ra sao sau 7 năm gây sửng sốt vì nghị lực phi thường?

Nam sinh thủ khoa đại học Thanh Hoa hiện ra sao sau 7 năm gây sửng sốt vì nghị lực phi thường?

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

GĐXH - Câu chuyện truyền cảm hứng của chàng thủ khoa đại học Thanh Hoa đã khiến nhiều người cảm động.

Bán mì cho cụ ông chuyên đưa 'tiền giả', 9 năm sau, chủ quán bất ngờ bị triệu tập tại đồn cảnh sát

Bán mì cho cụ ông chuyên đưa 'tiền giả', 9 năm sau, chủ quán bất ngờ bị triệu tập tại đồn cảnh sát

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Khi nhận giấy triệu tập, anh vẫn còn hoài nghi không biết bản thân đã làm gì sai trái. Cho đến khi được viên cảnh sát trao đổi, anh mới hiểu chuyện gì đang diễn ra.

Đi làm về bị hàng xóm sát hại dã man, camera an ninh ghi lại khoảnh khắc cuối đầy ám ảnh của nạn nhân

Đi làm về bị hàng xóm sát hại dã man, camera an ninh ghi lại khoảnh khắc cuối đầy ám ảnh của nạn nhân

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Vụ án sát hại dã man người phụ nữ tại căn hộ chung cư ở Nonthaburi (Thái Lan) đang nhận được nhiều sự quan tâm của người dân nước này.

Nước rút vì hạn hán, kho báu hàng nghìn vật bằng vàng bất ngờ xuất hiện bên bờ sông

Nước rút vì hạn hán, kho báu hàng nghìn vật bằng vàng bất ngờ xuất hiện bên bờ sông

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Hàng nghìn đồng tiền vàng đã được tìm thấy tại một dòng sông khi mực nước của nó xuống thấp ở mức thấp kỷ lục.

Tại sao các phi hành gia không bao giờ kể về những gì họ đã thấy ngoài vũ trụ? Một số thậm chí còn khẳng định vô cùng sợ hãi

Tại sao các phi hành gia không bao giờ kể về những gì họ đã thấy ngoài vũ trụ? Một số thậm chí còn khẳng định vô cùng sợ hãi

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

Không phải choáng ngợp hay kích thích, cảm xúc của các phi hành gia ngoài không gian thường là sợ hãi.

Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn!

Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn!

Chuyện đó đây - 6 ngày trước

Cá ở khắp nơi trong hồ nước nhưng dân địa phương không ai dám đánh bắt và ăn chúng. Vì sao?

Top