Đám hỏi Hà Nội: Khách mời phải đến từ vùng xanh, đã tiêm ít nhất một mũi vaccine
Để đảm bảo hôn lễ diễn ra an toàn, một số cặp vợ chồng ở Hà Nội chủ động giảm số lượng khách mời, yêu cầu người tham dự tiêm vaccine Covid-19 hoặc có giấy xét nghiệm âm tính.
Ngày 25/9, lễ ăn hỏi của vợ chồng Khánh Linh (24 tuổi) diễn ra trong sự chứng kiến của hai bên gia đình. Cô dâu rạng rỡ trong bộ áo dài truyền thống màu đỏ cùng chú rể thắp hương tại bàn thờ gia tiên.
Vì tổ chức vào thời điểm Hà Nội mới nới lỏng giãn cách không lâu, đám hỏi chưa đầy 10 người tham dự, chủ yếu là cha mẹ, người thân trong nhà.
Chia sẻ với Zing, Khánh Linh cho biết một lễ ăn hỏi tinh gọn sẽ phù hợp với thời điểm hiện tại hơn.
“Do dịch bệnh còn phức tạp, một số họ hàng trong gia đình vẫn ở quê, chưa thể lên Hà Nội. Do vậy, chúng tôi quyết định tổ chức một lễ ăn hỏi nội bộ, đơn giản và nhanh gọn nhằm mục đích lấy ngày đẹp", cô nói.

Đám hỏi của Khánh Linh diễn ra dưới sự chứng kiến của bà, bố mẹ, anh em ruột ở hai bên gia đình.
Hậu giãn cách xã hội, nhiều cặp uyên ương ở Hà Nội tiếp tục chuẩn bị kế hoạch tổ chức hôn lễ còn dang dở từ trước thời điểm bùng dịch.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho gia đình và bạn bè, phần lớn chủ động giảm số lượng khách mời, đồng thời yêu cầu người tham dự tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19 hoặc có giấy xét nghiệm nhanh âm tính.
Bỏ ngỏ tiệc cưới
Khánh Linh không có hôn lễ trong mơ, nhưng cũng không nghĩ ngày cưới của mình lại trùng với thời điểm dịch bệnh căng thẳng.
Thế nhưng, đối với cô, đây là một kỷ niệm đáng nhớ, vì “vất vả lắm mới cưới được nhau”.
Vợ chồng cô dự định sẽ tổ chức lại đám hỏi truyền thống với đầy đủ lễ nghi sau khi Hà Nội thiết lập bình thường mới và người thân có mặt đông đủ hơn. Còn tiệc cưới, Khánh Linh vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Vợ chồng Khánh Linh chưa vội tính đến tổ chức tiệc cưới.
“Tổ chức tiệc cưới mà thiếu ai thì cũng thấy áy náy. Tôi còn có nhiều bạn bè thân thiết đang ở Sài Gòn nữa. Bởi vậy, vợ chồng tôi sẽ phụ thuộc vào tình hình rồi đưa ra quyết định hợp lý nhất”, cô chia sẻ.
“Có lẽ vào thời điểm đám cưới diễn ra, bạn bè và người thân đều được tiêm ít nhất một mũi vaccine rồi, nên tôi phần nào yên tâm hơn. Đương nhiên, tôi chắc chắn vẫn lưu ý khách mời kiểm tra sức khỏe và đeo khẩu trang khi dự tiệc”, cô nói thêm.
Tương tự Khánh Linh, Phương Linh (23 tuổi, quận Hai Bà Trưng), nhân viên truyền thông, mong chờ đến ngày được tổ chức tiệc cưới ở ngoài trung tâm.
“Con gái ai cũng mong có một đám cưới đẹp, hoành tráng. Nhưng hiện nay, tôi chỉ mong một lễ cưới được tiếp đón đông đủ người thân và bạn bè là vui rồi”, cô chia sẻ.
Trước đó, vợ chồng Phương Linh đã tổ chức lễ ăn hỏi và đón dâu vào ngày 30/9. So với dự định ban đầu, số lượng khách mời được hạn chế, chủ yếu là đại diện hai bên gia đình để thực hiện phòng chống Covid-19.
Trong không gian tổ chức, chỗ ngồi được đảm bảo giãn cách xã hội. Các khách mời đều là người thân đến từ vùng xanh, đã tiêm ít nhất một mũi vaccine và phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi vào.
Thừa nhận khâu kiểm soát dịch tễ có phần bất tiện, nhưng ưu tiên của vợ chồng Phương Linh trong ngày vui là giữ an toàn cho mọi người.
“Vợ chồng tôi muốn cưới trong năm nay để được tuổi và ngày đẹp, nhưng còn phụ thuộc vào tình hình. Cũng may mắn, dịch bệnh dần thuyên giảm và Hà Nội nới lỏng giãn cách nên chúng tôi tổ chức được cả lễ ăn hỏi và đón dâu theo kế hoạch”, cô nói.

Vợ chồng Phương Linh thấy may mắn khi kịp tổ chức lễ ăn hỏi và đón dâu theo kế hoạch ban đầu.
Chờ tình hình dịch ổn định hơn
Trong khi đó, dịch bệnh khiến kế hoạch đám cưới của vợ chồng Hà My (26 tuổi) phải lùi lại.
Thay vì tổ chức đám hỏi ngày 25/9, lễ đón dâu và tiệc cưới ngày 2/10, kế hoạch dời xuống thêm một tháng, lần lượt vào các ngày 24/10 và 3/11. Riêng tiệc cưới tại hội trường sẽ lùi tới tháng 1 năm sau.
Do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, cả hai chưa vội vàng in thiệp cưới. Cô cho biết phía hội trường tiệc cưới giúp hai vợ chồng giữ ngày tổ chức mà không cần cọc. Bên thuê váy cưới và những dịch vụ khách cũng tạo điều kiện lùi ngày mà không mất phí.
“Không ai mong muốn dịch bệnh cả. Nhưng nếu nhìn một cách tích cực, việc lùi lịch tổ chức giúp tôi và gia đình có thêm thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho ngày trọng đại”, cô nói.
Gia đình vợ chồng Hà My đều ở Hà Nội nên khá thuận tiện để tổ chức lễ ăn hỏi và đón dâu trong thời điểm dịch bệnh. Danh sách khách mời tham dự được hạn chế tối thiểu, chỉ bao gồm người thân đã tiêm ít nhất một mũi vaccine.

Thảo Ngân đi thử váy chuẩn bị cho buổi chụp hình cưới ngày 10/10.
Mặt khác, Thảo Ngân (23 tuổi, quận Đống Đa), nhân viên chăm sóc khách hàng, gặp khó khi tiếp tục kế hoạch đám cưới đã đề ra từ trước giãn cách. Cô chưa chuẩn bị thêm được gì kể từ sau lễ dạm ngõ hồi tháng 5.
“Chúng tôi chưa chụp ảnh cưới. Tôi cũng mới chỉ tìm hiểu được vài bên dịch vụ bê tráp, dựng rạp cưới nhưng chưa dám đặt cọc vì sợ dịch bệnh tái bùng phát. Đa số nhà hàng tổ chức tiệc cưới cũng chỉ hỗ trợ giữ chỗ 5-6 tháng”, cô chia sẻ.
Mặc dù dự định tổ chức đám hỏi và tiệc cưới vào tháng 12 tới, hai bên gia đình của vợ chồng Thảo Ngân còn cân nhắc về phương án tổ chức phù hợp do nhà trai ở Hải Dương, nhà gái ở Hà Nội.
“Trước hết, gia đình phải xem xét quy định của tỉnh Hải Dương có yêu cầu cách ly hay xét nghiệm Covid-19 không. Nếu chỉ cần kiểm tra chứng nhận tiêm vaccine hoặc giấy tờ xét nghiệm, gia đình sẽ sắp xếp đoàn đưa dâu đúng số lượng người tối đa cho phép”, cô nói.
Chia sẻ với Zing, Thảo Ngân cho biết vì cô là “con đầu cháu sớm” trong gia đình, bố mẹ muốn tổ chức hôn lễ thật chỉn chu, đàng hoàng cho con gái.
Chồng sắp cưới của cô cũng đề xuất chỉ thắp hương gia tiên và làm bữa cơm thân mật gia đình lúc này. Họ sẽ tổ chức đám cưới đầy đủ lễ nghi khi tình hình ổn định hơn.
“Trước mắt, tôi thiên về đề xuất của chồng hơn. Dù sao, con gái đâu ai muốn cưới 2 lần, nên tôi vẫn hy vọng làm đám cưới thật chỉn chu, có đầy đủ gia đình và bạn bè tham dự. Thậm chí, chúng tôi có con rồi tổ chức cũng chưa muộn, thậm chí còn đẹp hơn”, cô chia sẻ.

5 kiểu nói chuyện dễ dẫn đến tai họa, phàm là người khôn ngoan đều tránh
Gia đình - 46 phút trướcGĐXH - Một người không biết cách nói chuyện thường hay nói những lời dễ đắc tội người khác. Dưới đây là 5 kiểu nói chuyện dễ khiến bạn "xua đuổi" nhân duyên của chính mình, thậm chí là có thể rước họa vào thân.

Sống cạnh nhà vợ, ngày nào mẹ vợ cũng đảo qua nhà 1 lần và lần nào cũng sẽ có chuyện xảy ra
Gia đình - 3 giờ trướcTôi cười gượng, ngó qua thấy vợ cũng bấm tay ra hiệu cho tôi đừng phản bác.

Cái kết đắng cho gã đàn ông khôn lỏi chuyển hết tài sản cho vợ khi ly hôn để quỵt nợ
Chuyện vợ chồng - 5 giờ trướcGĐXH - Tưởng đã cao tay khi chuyển hết tài sản cho vợ và ly hôn để trốn bồi thường sau vụ tai nạn, người đàn ông không ngờ bị tòa 'bị tòa lật ngược thế cờ'.

Top cung hoàng đạo nữ có số 'thịnh vượng bẩm sinh', sờ vào đâu tài lộc phình ra ở đó
Gia đình - 6 giờ trướcGĐXH - Trong chiêm tinh học bí ẩn có 4 cung hoàng đạo nữ phú quý khí chất hơn người nên cuộc sống của họ luôn hạnh phúc, viên mãn.

Mặc kệ mâu thuẫn với mẹ chồng, tôi vẫn để chồng đưa con về thăm ông bà, nhưng bà lại cho rằng tôi mưu đồ với nhà chồng
Gia đình - 9 giờ trướcCó lẽ, tình cảm gia đình đôi khi là thứ không thể ép buộc.

Con học giỏi nhất lớp nhưng cố tình tụt hạng, lý do khiến bố ngã ngửa, giáo viên cạn lời
Nuôi dạy con - 9 giờ trướcGĐXH - Cứ tưởng con học kém đi, người bố tức giận hỏi tội, nào ngờ sự thật phía sau khiến ông dở khóc dở cười, còn dân mạng thì "bái phục" tư duy tính toán của cậu bé tiểu học.

Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ
Gia đình - 21 giờ trướcTôi không cầm được nước mắt, ôm chầm lấy thằng bé, khẽ nói: "Cảm ơn con".

Lấy cớ ở cùng bố mẹ, em út đòi thừa kế toàn bộ bất động sản
Gia đình - 1 ngày trướcBố mẹ tôi khá giả nên con cái không cần nuôi, nhưng em út vẫn lấy cớ đó để đòi thừa hưởng toàn bộ bất động sản mà bố mẹ để lại.

5 cung hoàng đạo tiêu hoang số 2 thì không ai dám nhận là số 1
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo dưới đây thường sa đà vào mua sắm 'bạt mạng', tiêu pha vô cùng hoang phí và không cần thiết.

Cha mẹ sớm chia thừa kế, anh em tôi mới thành đạt, không tranh giành gia sản
Gia đình - 1 ngày trướcGia đinh tôi êm ấm, viên mãn là nhờ cha mẹ sớm chia thừa kế, chúng tôi có vốn để khởi nghiệp; những cụ bị bỏ rơi sau khi chia tải sản chẳng qua do con cái bất hiếu.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.