Dân số vùng đồng bằng sông Hồng và những vấn đề đặt ra
Là một trong hai vùng nông thôn đồng bằng lớn ở nước ta, Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là nơi có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời và có trình độ thâm canh cao.
ĐBSH có 11 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình.
Trên góc độ dân số và phát triển, chúng ta có thể xem xét thực trạng dân số ở vùng kinh tế này trên một số khía cạnh như sau:
1. Quy mô dân số lớn nhất và mật độ dân số cao nhất nước
Đồng bằng sông Hồng là vùng có quy mô dân số lớn nhất và mật độ dân số cao nhất nước; cùng với Đồng bằng sông Cửu long, hai vùng này tập trung hơn 40% dân số cả nước.
Mật độ dân số của vùng, năm 1999 là 1391 người/km2 (bình quân cả nước là 232 người), cao gấp 3 lần so với Đồng bằng sông Cửu Long (466 người) - vùng có mật độ cao thứ hai và gấp hơn 18 lần so với Tây Bắc (62 người) - vùng có mật độ thấp nhất cả nước. Trong đó, Hà Nội có mật độ cao nhất khoảng 3000 người/km2, các tỉnh Hải Phòng, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình đều trên 1.000 người/km2.
Tuy nhiên, do làm tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình nên tốc độ tăng dân số của vùng là thấp nhất so với các vùng khác.
2. Cơ cấu dân số không đều, chưa hợp lý, dân số trẻ và bắt đầu có xu hướng già
Nhìn chung sự mất cân đối giới tính ở ĐBSH theo hướng nữ nhiều hơn nam, Nhưng đối với trẻ sơ sinh thì ngược lại, có biểu hiện cháu trai nhiều hơn cháu gái một cách đáng lo ngại. Theo Điều tra mức sống năm (1997-1998), tỷ số giới tính của trẻ em từ 1 đến 4 tuổi vùng ĐBSH cao nhất nước: 116, nghĩa là trong độ tuổi từ 1 đến 4, có 100 cháu gái thì có tới 116 cháu trai. Theo kết quả điều tra mẫu của Tổng Điều tra dân số năm 1999, tỷ lệ giới tính khi sinh ở hầu hết các tỉnh ĐBSH đều có biểu hiện cao, Hà Nội (thành thị) là 110, Hải Phòng (thành thị): 118, Hà Tây (thành thị): 114, Hải Dương: 120, Hà Nam: 113, Nam Định (nông thôn): 111, Thái Bình: 120, Ninh Bình:113. Những con số trên, có thể thấy đã có sự lựa chọn, can thiệp để sinh con trai và hậu quả của tình trạng mất cân đối này sẽ nặng nề như bài học đã xảy ra ở một số nước xung quanh.
ĐBSH có cơ cấu dân số trẻ nhưng đã bắt đầu già hoá. Tỷ lệ trẻ em 14 tuổi trở xuống là 30,2% (ở các nước phát triển là khoảng 20%, Nhật là 15%). Tuy nhiên, tỷ lệ người cao tuổi (60 tuổi trở lên) ở ĐBSH đã chiếm khoảng 10%, nghĩa là đã bắt đầu vào “ngưỡng già”. Tỷ số phụ thuộc (số trẻ em dưới 15 tuổi và người già 60 tuổi trở lên so với số người tuổi từ 15 đến 59) ở nước ta không ngừng giảm xuống, năm 1979 là 0,95; năm 1989: 0,86; năm 1999: 0,7; riêng ở ĐBSH là 0,67. Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá đây là “cơ cấu dân số vàng”, tức là nó sẽ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội, kinh tế gia đình, tiết kiệm đầu tư phát triển. Đi sâu một chút, chúng ta lại thấy tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị của ĐBSH lại cao nhất nước, chứng tỏ còn thiếu nhiều việc làm cho cả thành thị và nông thôn.
Tỷ lệ dân đô thị thấp. Mặc dù có hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng, nhưng tỷ lệ đô thị chỉ có 19,6% thấp hơn mức trung bình của cả nước (23,7%). Nhiều tỉnh, tỷ lệ dân số đô thị chưa đến 10% như Thái Bình: 5,6%, Hà Nam: 6%, Hà Tây: 7,8%. Quá trình công nghiệp hoá sẽ kéo theo đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, đô thị sẽ mở rộng và dân số trong khu vực đô thị sẽ tăng lên.
3. Chất lượng dân số chưa cao
Đây cũng là vùng có trình độ phát triển cao thứ hai của đất nước. Năm 1999, Chỉ số phát triển con người (HDI) của cả vùng là 0,723 chỉ đứng sau Đông Nam Bộ (0,751). Năm 1999, số hộ nghèo là 21,58%, thứ hai sau Đông Nam Bộ (20,12%), mức bình quân cả nước là 28,21%. Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng của người lớn khoảng 65% với nam và 38% với nữ (điều tra mức sống 1997-1998). Năm 1999, trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi là 33,8%, suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi là 35,4%, suy dinh dưỡng cả cân nặng, chiều cao/tuổi là 10,8%. Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên tốt nghiệp phổ thông cơ sở cao nhất so với các vùng, nhưng cũng chỉ mới đạt 87% đối với nam và 75,3% đối với nữ. Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên có chuyên môn kỹ thuật rất thấp: nam 14%, nữ 8,9%; nhiều tỉnh có tỷ lệ này dao động khoảng 5-8%. Những con số trên cho thấy bất bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo khá rõ nét.
Tổng điều tra dân số năm 1979: tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của phụ nữ, tính đến hết tuổi sinh đẻ) ở ĐBSH là 2,0: Thành thị là 1,7 và nông thôn là 2,1. Có thể thấy, ĐBSH đã đạt mức sinh thay thế, nhưng SKSS cũng đang có nhiều điều đáng chú ý cần phải quan tâm:
- Tỷ lệ phá thai ở ĐBSH năm 1977 là 35,5%, vào loại cao thứ hai so với các vùng trong nước (miền núi phía Bắc: 39,7%; Bắc Trung Bộ: 10,6%;Duyên hải miền Trung: 1,8%; Tây Nguyên:9,1%; Đông Nam Bộ: 17,1%; đồng bằng sông Cửu long: 14,6%).
- Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại ở ĐBSH là cao nhất so các vùng, nhưng tỷ lệ phá thai vẫn cao. Có tới 26,28% bà mẹ không khám thai.
- Số người bị nhiễm HIV/AIDS tính trên 100.000 dân ở ĐBSH bằng 2/3 mức trung bình của cả nước (1998) nhưng do mật độ dân số cao gấp 5 lần mật độ chung nên khả năng có nguy cơ lan rộng nhanh là lớn hơn so các vùng.
4. Phân bổ dân cư chưa hợp lý
Cũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Dân số ĐBSH tập trung ở lưu vực các con sông lớn có đất đai mầu mỡ và có nước canh tác.
Gia đình ĐBSH có quy mô nhỏ nhất so với các vùng khác. Quy mô trung bình một gia đình Việt Nam, năm 1979 là 5,2 người, năm 1999 chỉ còn 4,7; riêng ĐBSH chỉ còn 4,1. Sự phát triển của thị trường, quá trình đô thị hoá ngày càng mở rộng, hội nhập quốc tế và giao lưu văn hoá được diễn ra mạnh mẽ đang đặt gia đình trước những thách thức mới mà hậu quả là tính ổn định, bền vững giảm đi. Số vụ ly hôn không ngừng tăng lên. Trên phạm vi toàn quốc, nếu giai đoạn 1977-1982, bình quân mỗi năm chỉ có 5.672 vụ ly hôn thì đến năm 2000 đã có tới 51.361 vụ, tăng 9 lần. Vùng ĐBSH cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Trẻ em làm trái pháp luật tăng lên là nỗi nhức nhối của gia đình và xã hội. Theo thống kê, trên cả nước, số trẻ em vào trường giáo dưỡng và số bị khởi tố hình sự có xu hướng không ngừng tăng lên, từ 533 năm 1996 tăng lên 1360 năm 1998 và 1467 năm 2000. Số bị khởi tố hình sự giai đoạn 1990-1994, trung bình mỗi năm có 2.500 người chưa thành niên bị khởi tố chiếm 3,4% trong tổng số tội phạm bị khởi tố, thì giai đoạn 1995-1998, những con số tương ứng là 4.600 và 11,3% (không kể số trẻ em hư và lang thang). ĐBSH có số trẻ em làm trái pháp luật đứng hàng thứ ba trong vùng (sau Đông Nam Bộ và ĐBSCL). Nhưng nếu tính theo mật độ thì ĐBSH lại đứng đầu bảng và gấp từ 1,5 đến 1,7 hai vùng nói trên. Rõ ràng, khi KHHGĐ được chú ý và kinh tế phát triển, số con ít đi, mức sống tăng lên, thì nhiệm vụ trọng tâm và nặng nề của các gia đình đã chuyển từ nuôi con sang dạy con, từ chăm sóc thể chất chuyển sang chăm sóc về trí tuệ và tinh thần.
Từ thực trạng dân số như đã nêu trên, có thể nêu ra một số vấn đề cần quan tâm đối với vùng ĐBSH như sau:
1. Thứ nhất, Các tỉnh ĐBSH phải coi trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế. Có thể thấy, trình độ phát triển ĐBSH khá và hoàn toàn đạt được mục tiêu mà Chiến lược Dân số Việt Nam, giai đoạn 2001 - 2010 đề ra là đạt Chỉ số phát triển con người ở mức trung bình tiên tiến của thế giới vào năm 2010. Tuy nhiên, trình độ phát triển khá ở ĐBSH chủ yếu là do các thành tựu về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục còn phát triển kinh tế thì ở dưới mức trung bình (chỉ số giáo dục là 0,81, chỉ số sức khoẻ là 0,89 và chỉ số kinh tế là 0,48). Đây là vùng có nhiều tiềm năng, vùng kinh tế trọng điểm, bởi vậy, các tỉnh phải tập trung sức phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn nữa. Tận dụng cơ cấu dân số vàng để phát triển kinh tế. Phải lồng ghép các yếu tố đân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
2. Thứ hai, Các chính sách phát triển ở ĐBSH phải hướng mạnh tới đa dạng hoá ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động, di chuyển lao động ra khỏi vùng. Thực hiện tốt việc điều chỉnh quy mô dân số, như Pháp lệnh Dân số (PLDS) đã quy định.
3.Thứ ba, Cần sớm thực hiện việc phân bổ dân cư hợp lý giữa các khu vực, vùng địa lý kinh tế và các đơn vị hành chính để khai thác tốt nhất tiềm năng đất đai, tài nguyên, giảm tải sức ép dân số quá mạnh ở ĐBSH.
4. Thứ tư, Cần có kế hoạch mở rộng phát triển Hà Nội, Hải Phòng và các khu công nghiệp, khu đô thị mới để chủ động đón dòng di cư đến, đồng thời kết hợp xây dựng đô thị vừa và nhỏ, tạo điều kiện phân bố dân cư hợp lý. Cần dự báo tình hình mở rộng đô thị và quy mô dân số trong khu vực này. Tính đến các dự báo dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quy hoạch xây dựng để tránh những tổn thất do quy hoạch sai lầm gây ra.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCó một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chung tay phòng bệnh Thalassemia, nâng cao chất lượng giống nòi cho đất nước
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, chủ động phòng ngừa nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh là việc làm vô cùng cấp thiết hiện nay.

Không chủ quan với viêm âm đạo do vi khuẩn
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViêm âm đạo do vi khuẩn không chỉ đơn thuần là một sự mất cân bằng vi sinh vật. Các bằng chứng ngày càng tăng cho thấy sự liên quan của lây truyền qua đường tình dục trong sự phát triển và tái phát của viêm âm đạo do vi khuẩn.

Huế triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Ngành Y tế TP Huế triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về căn bệnh tan máu bẩm sinh.

3 lợi ích của tập luyện trong thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTập thể dục có rất nhiều tác động tích cực đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Nhưng đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, tập thể dục đặc biệt có tác dụng mạnh mẽ.

Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói 'không tranh cãi' là bí quyết để sống thọ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcCụ Ethel Caterham, người vừa được công nhận là lớn tuổi nhất thế giới, nói bí quyết sống đến tuổi 115 là nhờ không to tiếng với ai và làm điều mình thích.

Massage tuyến tiền liệt có thể mang lại 4 lợi ích
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTuy không có nhiều nghiên cứu về lợi ích của việc massage tuyến tiền liệt nhưng một số bằng chứng cho thấy massage tuyến tiền liệt có thể cải thiện các vấn đề như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu khó hoặc rối loạn cương dương.

Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcSốt siêu vi (còn gọi là sốt virus) là phản ứng sốt ở trẻ khi nhiễm một loại virus nào đó. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm khi xảy ra các biến chứng trên nhiều cơ quan của cơ thể nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách như: viêm phổi nặng do RSV, phù não, viêm cơ tim, sốc do sốt xuất huyết...

Giao mùa, cảnh giác với virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcVirus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.