Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dân vạn đò sông Hương - TP Huế lên bờ (1): Thoát kiếp lênh đênh

Thứ hai, 08:08 22/03/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Khi nói về việc một ngày nào đó “giải toả” hết những chiếc đò, bè của 1.069 hộ dân sống trên sông Hương, sông Đông Ba, Kẻ Vạn, An Cựu, Bạch Yến, để đưa họ lên tái định cư trên bờ, có người từng e ngại cho đó là... không tưởng!

Có người còn nói vui: Chỉ có thuê trực thăng “câu” hết đò, bè lên thả trên núi Ngự Bình hoạ may chăng?! Thế mà nay, hơn một nửa trong số cư dân vạn đò đã bỏ đằng sau cảnh sống lênh đênh, nhếch nhác, chật chội, để trở thành chủ nhân của những ngôi nhà kiên cố, vững chắc trên bờ...

Niềm vui ngày lên bờ

Trong năm 2008, dự án đưa dân vạn đò TP Huế, vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai đã được tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai. Đây được coi là dự án di dân lớn nhất nhì trong lịch sử địa phương. Thế nên, hầu hết những hộ gia đình vạn đò trên sông Hương khi trả lời về cảm giác của họ được chuyển đến sống trong những căn nhà kiên cố, khang trang tại các khu tái định cư ở các phường Phú Hậu, Hương Sơ và xã  Phú Mậu  thì ai cũng có cảm giác sướng như nằm mơ!  Bởi mấy đời nay dù có “mơ giữa ban ngày” họ cũng chưa từng nghĩ một lúc nào đó mình sẽ đoạn tuyệt được cảnh sống nổi trôi nay đây mai đó theo con nước...
 

Người dân vạn đò sông Hương được sống trong những căn nhà khang trang - ước mơ bao đời đã thành hiện thực (Ảnh: Đăng Khoa).

Tại thôn Lại Tân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, 189 hộ dân được cấp đất ở, người có tiềm lực cất lên những ngôi nhà lầu bề thế, đẹp chẳng kém ai. Người chưa có điều kiện  thì xây cho mình một căn nhà cấp bốn kiên cố.

Ông Nguyễn Cu, cựu cư dân ở vạn đò phường Vỹ Dạ, TP Huế vẫn còn nguyên nỗi xúc động: “Không đất, không nhà nên từ đời ông nội tui, ba tui, rồi đến đời tui, sau tui có thêm đời con, đời cháu cứ lênh đênh ở đò trên sông Hương. Chừ được lên bờ, có nhà, có miếng đất cắm dùi  như ri tui thấy vui  không chi tả nổi”.

Đang sửa lại chiếc đò cũ để kiếm cơm bằng nghề chài lưới, ông Nguyễn Văn Sim rưng rưng nói: “Cái ngày động thổ xây nhà tại đây, cả đêm tui không ngủ được, vui lắm. Ngày xưa còn sống trên sông, hai vợ chồng, 8 đứa con, chui rúc vô một chiếc đò chật chội, sinh hoạt khó khăn đủ thứ trên đời. Giờ, có đất, cái nhà rộng  118 m2 lận đó”.   

Ngôi nhà của ông được xây bằng tiền bán 2 chiếc đò, huy động con cái đóng góp, cùng tất cả số tiền bòn cóp được của vợ chồng sau gần 50 năm lênh đênh trên sông nước, cộng với 40 triệu đồng vay của nhà nước. Đang loay hoay buộc sợi thép vào mạn thuyền, Nguyễn Văn Bé - con ông Sim làm phép tính: “Tự thân mua đất, xây nhà thì cũng phải bỏ ra vài trăm triệu chưa chắc đã đủ. Người ở đò như tụi tui chạy cái ăn đã bạc mặt, làm chi mà mơ chuyện đất cát. May mà được tái định cư”(!)

Còn ông Võ Văn Kèn, trưởng thôn Lại Tân hỉ hả: “Sung sướng quá trời chú ơi! Cái ăn, cái nếp sinh hoạt của bà con ở đây cải thiện hơn nhiều so với khi còn ở dưới đò. Còn mấy đứa nhỏ khi mùa mưa, mùa lụt tới không sợ gió, sợ nước, cha mẹ chúng giờ yên tâm kiếm gạo”. Kể về cái sướng của mình, ông Kèn chỉ tay lên lầu: “Mỗi lần đi làm về mệt mà chui lên tầng 2, bật quạt lên ngủ một giấc thì sướng còn chi bằng nữa”.

Muôn sự cũng tại...đẻ nhiều

Tuy nhiên, cùng với niềm vui ngày lên bờ, không ít vướng mắc cũng đã phát sinh. Sâu xa vẫn là do tình trạng đẻ quá nhiều của người dân vạn chài...

Tại các khu tái định cư Lại Tân (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang), Hương Sơ (TP Huế) tình trạng một ngôi nhà với từ 3- 5 cặp vợ chồng, hơn 20 người thuộc 3- 4  thế hệ cùng sinh sống dẫn đến chuyện anh em trong nhà va chạm, xích mích vẫn còn diễn ra.
 

3-5 cặp vợ chồng không thể sống trong một căn hộ nên ngày càng xuất hiện nhiều mui, đò người dân dựng lên để ở (Ảnh: Đăng Khoa).

Ông Võ Văn Cuộc, thôn Lại Tân có 9 đứa con, 8 người đã lập gia đình ra ở riêng, còn chị Võ Thị Thanh và người anh không thể tách hộ đành phải ăn theo hộ khẩu của cha. Lên bờ, gia đình 6 người của chị ban đầu cùng sống với cha mẹ, vợ chồng người anh trong ngôi nhà 80m2. Chật chội, mâu thuẫn xảy ra hàng ngày. Không chịu nổi, chị thuyết phục chồng lấy cái mui đò dựng bên lề đường để ở. Cái mui rộng chỉ vỏn vẹn chưa đầy 7m2, là chỗ sinh hoạt cho cả gia đình...

Ông Nguyễn Văn Sim, chủ hộ có tới 26 thành viên được bố trí về khu tái định cư Lại Tân. Khi lên bờ được “đặc cách” mua 2 lô đất. Ông cùng các con góp nhặt tất cả tiền bán đò, vay mượn nhà nước dựng hai ngôi nhà. Tuy vậy, 2 ngôi nhà cấp bốn không đủ chỗ sinh hoạt cho 6 cặp vợ chồng, cùng với hơn hai chục con cháu. Vậy là, anh Nguyễn Văn Bé, con trai ông phải nhường chỗ cho các em ở. Ban đầu, gia đình 8 người của anh Bé tá túc trên chiếc bè, là phương tiện sinh sống bấy lâu dưới sông Hương. Mấy ngày trở lại đây, khi hay tin sắp tới bè phải phá bỏ, vậy là anh dựng cái mui đò nép bên ngôi nhà của cha làm chỗ chui ra chui vào. “Hiện tại, thôn Lại Tân cần thêm 40 – 50 lô đất nữa để cấp cho những hộ có đông các cặp vợ chồng xây nhà ở mới giải quyết được tình trạng thiếu chỗ ở” – ông Võ Văn Kèn cho biết thêm.

Chuyện ở của người dân tại khu tái định cư dân vạn đò phường Hương Sơ, TP Huế cũng chật vật chẳng kém.  Lật tìm bảng thống kê, ông Nguyễn Văn Tín- tổ trưởng tổ 14 khu tái định cư Hương Sơ cho biết: Tổ ông có 106 hộ, trong đó các căn hộ có đông cặp vợ chồng cùng sống trong 40m2 chật như nêm. Những hộ gia đình có trên 15 nhân khẩu được mua thêm một căn hộ nữa vẫn không thấm tháp vào đâu. Không đủ chỗ, anh em ruột không nhường nhịn nhau, giành giật để mua cho bằng được nhà. Vậy là tranh mua, tranh ở...

Muôn sự có lẽ vẫn do người quá đông, thói quen thích đẻ nhiều đã ăn sâu vào tâm thức những cư dân vạn đò... Hoàn cảnh gia đình anh em Huỳnh Ngọc Thân, Huỳnh Ngọc Chung tại khu tái định cư Hương Sơ là một ví dụ. Hai gia đình với 15 nhân khẩu cùng sống trong một căn nhà. Va chạm, xích mích... không chịu nổi nhau đành phải “cưa đôi” ngôi nhà mỗi người một nửa. Nhà đã phân đôi, nhưng vẫn chưa hết mâu thuẫn. Nào chuyện nước, rồi chuyện tiền điện đóm, con cái ồn ào... Chị Phạm Thị Tơ, vợ anh Huỳnh Ngọc Thân than thở: “Dưới nước, nhà mô đò nấy. Lên đây ở chung ở chạ, rồi xích mích đủ thứ chuyện mới ra rứa, chứ có ai ưa chi cái chuyện gây gổ, chửi bới nhau mô”!”.

Có cặp vợ chồng không chịu nổi lại lẳng lặng dắt díu nhau xuống đò trên sông Hương. Ông Nguyễn Văn Tín cho biết: “Đó là anh Hồ Văn Cường cùng vợ và 3 con nhỏ. Ban đầu, họ sống chung với bố là ông Hồ Văn Điền. Nhưng do không chịu nổi cảnh chật chội, “ra đụng vào chạm” nên đã bỏ xuống đò ở sông Hương. Chuyện ni tui đã đi báo với chính quyền rồi”.

Còn đó nhiều hộ dân phải sống trong cảnh đông đúc chật chội: Ông Huỳnh Văn Lơ, 20 người, có 5 cặp vợ chồng; bà Huỳnh Thị Mai có 18 người, 4 cặp; ông Hồ Văn Điền, 12 người... Đây đang là vấn đề đau đầu cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách ở Thừa Thiên Huế.        
 
(Còn nữa)
 
Ghi chép của Đăng Khoa
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Học chế pháo theo hội nhóm trên mạng, trẻ suýt mất bàn tay

Học chế pháo theo hội nhóm trên mạng, trẻ suýt mất bàn tay

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh nhi bị chảy máu nhiều, dập nát bàn tay phải và tổn thương nông các vùng cơ thể do chế pháo nổ theo hướng dẫn trên mạng.

Vượt lũ, lội bùn đưa sản phụ suốt chặng đường 20km đi sinh

Vượt lũ, lội bùn đưa sản phụ suốt chặng đường 20km đi sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mưa lũ khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn xã Hữu Kiệm (Nghệ An) bị ngập sâu, lực lượng công an xã phải đẩy ca nô đưa sản phụ qua đoạn đường ngập nước và dìu qua khu vực ngập bùn.

Chạy bộ có làm tăng mức testosterone không?

Chạy bộ có làm tăng mức testosterone không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chạy bộ là một trong những phương pháp hiệu quả để thúc đẩy quá trình sản xuất testosterone tự nhiên của cơ thể. Tập trung vào các bài chạy nước rút ngắn, cường độ cao sẽ mang lại lợi ích vượt trội, giúp tăng cường nồng độ hormone quan trọng này một cách đáng kể.

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Để hỗ trợ quá trình dậy thì cho trẻ, việc bổ sung đủ năng lượng (calo) đóng vai trò rất quan trọng. Vậy làm sao để biết con mình cần khoảng bao nhiêu calo mỗi ngày?

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nghiên cứu mới cho thấy, chế độ ăn uống, đặc biệt là chế độ ăn Địa Trung Hải có thể tạo ra sự khác biệt thực sự đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở nam giới.

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Dấu hiệu ung thư buồng trứng thường không rõ ràng, mơ hồ nên nhiều trường hợp chẩn đoán muộn. Hiểu rõ các đối tượng nguy cơ cao giúp nâng cao nhận thức và phòng ngừa sớm.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Collagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Khi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Top