Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dân vạn đò sông Hương - TP Huế lên bờ (2): Câu chuyện "hậu định cư"

Thứ tư, 08:37 24/03/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Căn hộ cấp cho những gia đình tái định cư vẻn vẹn 40m2, nhưng nhiều nhà có tới 3 thế hệ, với hơn 20 người cùng sinh sống.

 
Sinh hoạt chật chội, lộn xộn, anh em mâu thuẫn, va chạm nhau như cơm bữa. Căn nguyên của tình trạng này là khi còn là dân vạn đò, họ lập gia đình, sinh con đẻ cái, tách đò riêng để sống nhưng hộ khẩu thì không tách được. Bây giờ tái định cư, những cặp vợ chồng này buộc phải "ăn theo" hộ khẩu của cha mẹ nên không được cấp đất xây nhà, dẫn đến tình trạng "nhà chật chội, người đông đúc...".

Không được tách hộ

Theo tìm hiểu của PV, hiện việc di dân các hộ vạn đò còn lại đang gặp vô số khó khăn. Nhiều hộ kiên quyết không ký vào cam kết tái định cư do vướng mắc về việc tách khẩu. Các hộ dân có trên 10 khẩu khi lên bờ đều có nhu cầu muốn tách khẩu và mua thêm căn hộ để tránh tình trạng 3 - 4 thế hệ cùng chen chúc trong một căn hộ 40m2 như đã phản ánh, tuy nhiên chính quyền thành phố lại không cho tách.
 

Gia đình 5 người của anh Dương Văn Điền lại phải ở trên chiếc bè vì nhà của cha mẹ mình quá chật chội (Ảnh: Đăng Khoa).

Những người dân tại các khu tái định cư vạn đò sông Hương trên địa bàn TP Huế cho biết: Trước đó, việc con cái lập gia đình, có đò bè riêng thì vẫn được tách hộ bình thường, nhưng đến thời điểm năm 1999 thì việc tách hộ của họ bị ngưng lại mà không có lý do (?!).

Ông Nguyễn Đình Cáng, Giám đốc Ban quản lý dự án các công trình xây dựng TP Huế, chủ đầu tư dự án di dân vạn đò cho biết: "Việc không cho các hộ dân vạn đò tách hộ đúng là có thiếu sót, nhưng nếu làm đúng theo luật thì hiện chính quyền địa phương không thể nào kham nổi, bởi sẽ dẫn đến tình trạng người dân vạn đò ở khắp nơi kéo đến TP Huế... xin tách hộ để tái định cư. Việc tách hộ, cùng với chuyện giải quyết việc làm, xoá nghèo... là chuyện của sau này. Còn trước mắt, việc cấp bách nhất của thành phố là phải hoàn thành việc tái định cư".

Vất vả mưu sinh

Điểm 1, điểm 2 của Điều 9 Luật Cư trú về quyền của công dân về cư trú (có hiệu lực từ 2007) đã nêu: "(Công dân có quyền) lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú".

Như vậy theo luật, những hộ vạn đò đông người, nhất là các hộ sống trên 1 thuyền chính và 2-3 bè phụ, có 2-3 cặp vợ chồng đều có quyền tách hộ để được hưởng chính sách về phân lô đất đai và căn hộ tái định cư.
Không có nghề nghiệp ổn định, đa số người dân đến nơi ở mới đều gặp khó khăn trong việc kiếm kế sinh nhai. Trước đây, họ còn  đi giăng lưới bắt tôm cá, đạp xích lô, xe thồ... Giờ ở xa không có phương tiện, mất mối làm ăn. Có những gia đình thất nghiệp triền miên, bơ phờ chạy từng bữa ăn. Nói chuyện kiếm ăn ở nơi ở mới, ông Võ Văn Kèn, trưởng thôn Lại Tân kể thêm: "Về đây công việc có trở ngại hơn nhiều, người làm cát sạn, thuyền rồng trên sông Hương mỗi lần di chuyển xa xôi, tốn kém. Nhà mô làm nghề cá thì ở đây gần sông nên lang thang nay đây mai đó, về phá Tam Giang- Cầu Hai kiếm cơm, họ có cái nghề như vậy cũng đã là may mắn lắm đó chú".

Có những hộ gia đình không cam tâm sống cảnh ăn không ngồi  rồi nên xoay mượn tiền mua xe máy, tập chạy xe để trở lại thành phố tiếp tục cuộc mưu sinh. Phải di chuyển xa nên thu nhập vốn đã thấp nay càng ít ỏi hơn vì chi phí đi lại. "Từ đây đi lên TP Huế phải có xe máy mới đi được, đa phần vợ con tụi tui hồi trước buôn bán hàng rong ở mấy chợ, về đây không có việc chi làm. Chừ kiếm cái xe lên thành phố buôn thúng bán bưng rứa đó"- anh Nguyễn Văn Sang, thôn Lại Tân ngậm ngùi nói.

Khu tái định cư Hương Sơ tình hình cũng chẳng khá hơn là bao, ban ngày vắng hoe. Người dân đã trở vào TP Huế đi làm bằng đủ thứ nghề. Ai không có nghề thì ở nhà... đánh bài giải trí. Khổ nhất là những người vốn quen sống bằng nghề đánh bắt cá, giờ họ bị "treo" hẳn trên khô, xa sông, không ghe, không đò đành phải chịu cảnh thất nghiệp.

Chuyện ăn, chuyện ở đã lắm điều bức bối, đến việc làm giờ cũng dở dang. Xem ra câu chuyện giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống của cư dân vạn đò sông Hương còn nhiều việc phải làm!!!

Dân không đáp ứng được điều kiện?
 

Không có việc làm, nhiều người dân tại khu tái định cư Hương Sơ đánh bải giải khuây (Ảnh: Đăng Khoa).

 
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề việc làm cho người dân vạn đò tái định cư, ông Nguyễn Đăng Thạnh, Phó Chủ tịch UBND TP Huế cho biết: "Chủ trương của thành phố là tái định cư theo nhu cầu công việc, tức là những ai trước đó sinh sống bằng nghề sông nước, chúng tôi đã đưa về tái định cư  gần sông ở xã Phú Mậu, huyện Phú Vang để họ tiếp tục sinh sống bằng nghề cũ. Những người trước đó sống bằng nghề buôn bán, đạp xích lô, xe thồ..., chúng tôi đưa về các vùng Hương Sơ và Phú Hậu trong thành phố để họ có cơ hội tiếp tục với nghề cũ".

Còn theo ông Nguyễn Đình Cáng- Giám đốc Ban quản lý dự án các công trình xây dựng TP Huế, chủ đầu tư dự án di dân vạn đò thì thời gian qua, TP Huế đã đưa ra một số phương án nhằm giải quyết tình thế như: Những hộ nào có 15 khẩu trở lên thì được cho mua thêm hoặc một lô đất, hoặc căn hộ chung cư, hoặc nhà liền kề tuỳ theo khu tái định cư với điều kiện Nhà nước không hỗ trợ 15 triệu đồng/ đất, nhà, chung cư, như trước đó và phải nộp trước 30% giá trị tài sản (trước đó là trả 30 năm và 10 năm tuỳ theo đất hoặc nhà). Sau khi xong phần "trên 15 khẩu", thành phố sẽ giải quyết cho các hộ có từ 12 - 14 khẩu. Chính sách là vậy, tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, cũng như thừa nhận của ông Nguyễn Đình Cáng thì phần lớn người dân trong đối tượng trên không mua được đất và nhà vì không có tiền để đáp ứng các điều kiện của thành phố.

 
Đăng Khoa
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Top