Đằng sau bức ảnh hàng ghế với hoa và đèn tưởng niệm xếp dọc con hẻm nhỏ Sài Gòn: "Nơi tôi ở, có ba mẹ tôi đã nằm xuống vì Covid-19…"
Mới đây, mạng xã hội lan tỏa hình ảnh một con hẻm ở Sài Gòn cùng tắt đèn, chuẩn bị nến và hoa xếp hàng dài để tưởng niệm hàng xóm và những người đã mất trong đại dịch Covid-19 khiến không ít người xúc động.
Hơn 17.000 người ở Sài Gòn nói riêng và hơn 23.000 người của cả nước đã mãi mãi ra đi. Một con số thống kê đầy đau lòng mà dịch Covid-19 đã gây ra cho toàn thể đồng bào. Trước những cái chết "cô đơn" khi không có người thân bên cạnh, tối 19/11, hưởng ứng lời kêu gọi cùng tắt đèn, thắp nến để tưởng niệm những người đã mất vì dịch bệnh, nhiều khu phố, con hẻm tại thành phố đã cùng nhau dành những phút mặc niệm để cầu nguyện cho những người ra đi.


Hình ảnh hẻm 307 đường Bàu Cát, người dân cùng nhau tắt đèn, thắp nến tưởng niệm những người đã mất vì Covid-19 tối 19/11 khiến nhiều người xúc động
Trong số đó, hình ảnh một con hẻm dài khoảng 300m tại Sài Gòn tắt đèn, đặt những chiếc ghế nhựa ở giữa lối đi, bên trên có nến thắp sáng và hoa, người dân đứng 2 bên đường cùng chắp tay cầu nguyện kèm theo dòng trạng thái: "Nơi tôi ở, tưởng niệm đồng bào đã mất trong đại dịch Covid-19, trong đó có ba mẹ tôi…" khiến cộng đồng mạng "rưng rưng" nước mắt.
Chút ấm áp cho người đã ra đi
Ông Văn Bá Quốc (53 tuổi), tổ trưởng tổ dân phố 19, khu phố 6, phường 12, quận Tân Bình bất ngờ khi những hình ảnh tại con hẻm được cộng đồng mạng quan tâm, chia sẻ.
Hớp ngụm trà, chú Quốc trầm ngâm nói: "Chú thấy vui lắm vì sự đoàn kết của tổ mình đã làm được một điều nho nhỏ dành cho những người đã ra đi, mong cho họ được về nơi chín suối an lành. Trong lúc họ mất, có ai tới thắp nhang được đâu, vì vậy họ ra đi cũng cô đơn lắm. Nhân dịp thành phố phát động tối 19/11 tắt đèn, thế là cả tổ bàn nhau, cùng đồng lòng thực hiện. 20h30 tất cả đều cầu nguyện cho những người đã mất".
Theo chú Quốc, tổ 19 có tất cả 52 hộ gia đình, trong đợt dịch vừa qua, 5 hộ gia đình nhiễm bệnh thì đã có 4 người mãi mãi ra đi. Để chuẩn bị cho buổi lễ tưởng niệm được đồng nhất, các chị em trong tổ đã mua nến, hoa và mượn ghế của một quán ăn gần đó. Dù chỉ có nến và hoa nhưng ai nấy đều dành hết sự trân trọng, gửi gắm những an lành, cúi đầu tưởng nhớ người đã ra đi.


Trong tổ 19 có 4 người đã ra đi, trong đó một gia đình có đến 2 người mất
"Việc tắt đèn như vậy rất thiêng liêng, ấm cúng để tưởng nhớ người đã mất. Đợt dịch vừa rồi thì nhà nào cũng F0, cách ly với nhau nên cũng không có đến chia sẻ sự mất mát cho những gia đình đó được, hôm đó được xem là một dịp để mọi người nghĩ đến nhau, an ủi phần nào những mất mát mà người dân trong tổ cũng như tất cả những gia đình có người đã nằm xuống vì Covid-19", chú Quốc xúc động nói.
Ông bà ra đi đột ngột quá…!
Cách nhà chú Quốc vài chục mét, cô Trần Thị Lệ Thủy (49 tuổi) vẫn chưa thể nào quên sự ra đi đột ngột của ba mẹ mình. Mặc dù luôn cẩn trọng, tuân thủ mọi quy định về phòng chống dịch Covid-19 nhưng cả nhà không may mắc Covid-19, đau xót hơn, 2 người lớn tuổi nhất nhà đã không qua khỏi.

Cô Thủy xúc động khi nhắc đến sự ra đi đột ngột của ba mẹ
Đứng nép một góc trước bàn thờ của ba mẹ, cô Thủy rưng rưng nước mắt: "Lúc đó cứ thấy bà ngã lên ngã xuống hoài nên đưa bà đi bệnh viện, bà chữa âm tính xong về nhà 5 ngày sau thì mất. Còn ông thì đi sau bà 2 tuần. Sốc dữ lắm, cô không ngờ ông bà lại ra đi đột ngột như vậy".
Theo cô Thủy, bình thường ông bà rất khỏe mạnh, tuy ông có bệnh lý nền về đường hô hấp nhưng rất minh mẫn. Ngày ông vào viện, ông còn xin con cháu cho về nhà thở oxy để xem đá bóng, nhưng rồi bệnh tình lại diễn tiến xấu, ông mất ở bệnh viện mà không có ai bên cạnh, chẳng nói được lời từ biệt nào với con cháu…


Hơn 1 năm trước, ông bà được Hội người cao tuổi của phường tổ chức lễ cưới vàng..., thế mà dịch bệnh đã cùng lúc khiến ông bà phải ra đi
"Bà mất thì mấy chị em trong nhà tổ chức được tang lễ cho bà, nhưng đến lượt ông chỉ nhận được hũ cốt mang về. Hôm tưởng niệm, cô đau lòng lắm vì trong đó có ba mẹ mình đã ra đi.
Cô chỉ biết chắp tay cầu nguyện, mong ông bà được siêu sanh về nơi cực lạc. Xóm làng mọi người ai cũng cầu nguyện để ông bà và những người đã mất để an ủi phần nào, làm cho ông bà ấm cúng hơn ở bên kia thế giới. Giờ cô chỉ hi vọng tất cả mọi người bình an chứ nhiễm vô bệnh này khổ lắm, đau lòng lắm vì chỉ có một mình ở bên, có gì ăn đó chứ không có ai bên cạnh, cô đơn lạnh lẽo", cô Thủy rớt nước mắt.

Bà mất được 2 tuần thì đến lượt ông ra đi, nỗi đau nối tiếp nhau khiến gia đình cô Thủy chết lặng


Bài thơ ông làm tặng bà, mỗi khi đọc lại, cô Thủy không cầm được nước mắt
Cùng nỗi đau mất đi người thân trong cơn đại dịch Covid-19, chị Dương Thị Hải chết lặng khi người anh ruột của mình đã mãi mãi ra đi trong sự cô quạnh.
3 tiếng, chỉ sau 3 tiếng vào bệnh viện, người anh ruột của chị Hải đã không qua khỏi.
"Ảnh bị bệnh tâm thần nhưng biết hết, đến khi đưa vào bệnh viện được 3 tiếng thì ảnh mất. Phải chi ở nhà có người đứng ra chăm sóc cho ảnh, đằng này ai cũng bị nhiễm, ông thì lớn tuổi nên đi bệnh viện trước, một mình ảnh không chăm sóc, lo cho mình được…
Dịch bệnh thì đâu có ai qua lại được đâu, ảnh đi bệnh viện rồi chỉ còn hủ tro cốt để mang về thôi", chị Hải xúc động.

Chị Hải kể về sự ra đi đột ngột của người anh trai
Trước việc tổ dân phố thắp nến tưởng niệm những người đã mất, chị Hải cho biết phần nào đó gia đình cảm thấy được an ủi. Trải qua nỗi đau mất đi người thân, chị Hải hi vọng rằng mọi người sẽ cố gắng ý thức hơn trong việc phòng chống dịch bệnh, đừng để bất kỳ ai lại phải ra đi vì đại dịch, đặc biệt là những người lớn tuổi, có bệnh nền.

Người cha già nhìn lên bàn thờ của đứa con trai, đau xót... dù nhiễm Covid-19 nhưng được đưa đến BV kịp thời nên cha của chị Hải may mắn giữ được mạng sống, hồi phục để quay trở về nhà
"Cầu mong đại dịch sớm đi qua để bà con làm ăn, trở lại bình thường mới, không còn những người mất mát như vậy nữa. Mọi người cùng nhau cố gắng, ai cũng có công ăn việc làm để đất nước dần dần phục hồi trở lại", chị Hải tâm sự.




Buổi lễ tưởng niệm tối 19/11 được diễn ra trong không khí trang nghiêm, ai nấy đều cầu nguyện cho những người đã mất được thanh thản nơi suối vàng. Dịch Covid-19 đã để lại quá nhiều đau thương, mong một ngày sớm nhất, Việt Nam sẽ đẩy lùi được dịch bệnh, không còn bất cứ đau thương, mất mát nào xảy ra nữa, tất cả mọi người, mọi gia đình đều được bình an!
Clip: Câu chuyện đằng sau đoạn video hẻm 307 Bàu Cát chuẩn bị lễ tưởng niệm các nạn nhân mất vì Covid-19

Xe tải chở 14 tấn heo bị dịch tả châu Phi đi tiêu thụ
Đời sống - 1 giờ trướcTrên đường vận chuyển 14 tấn heo bị dịch tả châu Phi từ Sơn La về Hà Nội tiêu thụ, xe tải bị lực lực lượng chức năng phát hiện.

Làm rõ clip "CSGT dừng xe tang giữa đường, bé gái chui ra từ quan tài"
Đời sống - 3 giờ trướcCông an Thanh Hóa đã xác minh và xác định thông tin về clip "CSGT dừng xe tang giữa đường, bé gái bất ngờ chui ra từ quan tài" là không đúng sự thật

Tài xế uống rượu từ tối, sáng hôm sau vẫn chở 45 khách đi du lịch
Đời sống - 5 giờ trướcTài xế uống rượu vào đêm hôm trước, sáng nay lái xe chở 45 người đi du lịch, bị CSGT phát hiện vi phạm nồng độ cồn trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.

Xã miền núi Quảng Ngãi xảy ra động đất 3,3 độ Richter
Đời sống - 7 giờ trướcXã Măng Bút ở Quảng Ngãi xảy ra trận động đất có độ lớn 3,3 độ Richter, độ sâu chấn tiêu 8,1km.

Tiếp vụ nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh bị tố chạy ẩu: Trạm tiếp nhiên liệu có dấu hiệu bị tháo dỡ
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Không chỉ bị tố chạy ẩu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng người đi đường, nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh còn xây dựng điểm bơm dầu trong khu đô thị khiến người dân bất an.

Thủ tục sang tên sổ đỏ 2025 cần những giấy tờ gì theo quy định mới nhất của Luật Đất đai?
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Sang tên sổ đỏ là cách gọi của người dân để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất. Để thủ tục diễn ra thuận lợi người dân cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Tranh cãi việc đỗ xe chưa đè lên miệng cống thoát nước vẫn bị CSGT xử phạt
Đời sống - 15 giờ trướcKhi đỗ xe, bánh xe phải "cán" vào miệng cống thoát nước mới là vi phạm hay chỉ cần phần miệng cống đó nằm trong phạm vi của chiếc xe đã bị CSGT phạt rồi?

Lương tối thiểu vùng tăng 7,2% từ 1/1/2026?
Đời sống - 17 giờ trướcGĐXH - Ông Nguyễn Mạnh Khương (Thứ trưởng Bộ Nội vụ) cho biết, mức đề xuất lương tối thiểu vùng từ 1/1/2026 tăng lên 7,2%.

Sau gần 1 tháng thi công phá dỡ, tòa nhà 'Hàm Cá mập' hiện ra sao?
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khoảng một tháng thi công liên tục, tòa nhà "Hàm Cá Mập" (TP Hà Nội) - công trình biểu tượng nằm ngay sát hồ Gươm đã gần như bị phá dỡ, hạ giải hoàn toàn. Dự kiến, toàn bộ phần tháo dỡ và dọn dẹp mặt bằng sẽ được hoàn thành trước ngày 16/7.

Cảnh báo: Bạn có thể sẽ gặp nguy hiểm chỉ vì đang 'đu' trào lưu 'xuyên không'
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps đang gây sốt vì gợi nhớ ký ức, nhưng chuyên gia cảnh báo nguy cơ lộ thông tin, bị tống tiền và theo dõi.

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người có hậu vận sung túc khó ai sánh kịp
Đời sốngGĐXH - Người sinh vào những ngày Âm lịch kết thúc bằng con số đặc biệt dưới đây thường có điểm chung là tuổi trẻ vất vả, nhưng càng trưởng thành lại càng "lên hương".