Đằng sau những ngôi mộ tập thể, chuyện gì xảy ra tại các trường nội trú Canada?
Đằng sau những ngôi mộ tập thể mới được phát hiện tại các trường nội trú ở Canada là một quá khứ đầy đau thương về cách đối xử với người bản địa tại quốc gia này.
Cuối tháng 6, dư luận Canada đã bị chấn động khi thi thể của hơn 750 trẻ em bản địa đã được tìm thấy trong những ngôi mộ vô danh tại trường nội trú dành cho thổ dân Marieval ở tỉnh Saskatchewan. Đây chỉ là một phần trong số hơn 1.000 ngôi mộ tập thể được tìm thấy tại 3 ngôi trường nội trú dành cho trẻ em bản địa ở Canada trong những tháng gần đây.
Những câu chuyện đó có thể gây sốc cho nhiều người Canada hiện tại, nhưng với nhiều bộ tộc bản địa, nó là câu chuyện đã theo họ lớn lên. Theo ông Dustin Ross Fiddler, một thành viên hội đồng lãnh đạo tại bộ tộc thổ dân Waterhen Lake, một cộng đồng người Cree bản địa nằm ở tây bắc tỉnh Saskatchewan, câu chuyện về những đứa trẻ bản địa bị đánh cắp và không bao giờ trở về nhà đã được truyền từ đời này sang đời khác trong bộ tộc của ông.
"Đối với những người dân bản địa, đây là một câu chuyện mọi người trong cộng đồng đều biết, nhưng với phần lớn người dân Canada, họ chỉ biết được sự thật sau những phát hiện đau thương trên", ông Fiddler trả lời phỏng vấn trên DW.
Việc hơn 1.000 ngôi mộ tập thể được phát hiện tại các ngôi trường nội trú dành cho trẻ em bản địa ở Canada đã gây ra một làn sóng phẫn nộ của người dân nước này. Nhiều người dân đã đập phá các bức tượng hay tài sản đại diện cho văn hóa thực dân ở Canada và kêu gọi hủy bỏ các hoạt động ăn mừng ngày quốc khánh mùng 1/7 của nước này.
Một bức tượng nữ hoàng Anh, đại diện cho văn hóa thực dân tại Canada, bị người biểu tình phá hủy. Ảnh: Independent. |
Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong tuyên bố vào ngày quốc khánh đã kêu gọi người dân nước này hướng tới hòa giải thay vì tiếp tục phá hoại. Tuy vậy, ông Trudeau cũng cho biết những phát hiện gần đây buộc người dân Canada phải có cái nhìn trực diện về quá khứ thuộc địa đầy bạo lực của mình, theo Washington Post.
Nỗ lực đồng hóa người bản địa
Hệ thống trường nội trú dành cho trẻ bản địa được chính phủ Canada thành lập vào những năm 1880 và chủ yếu được các nhà thờ Công giáo ở nước này vận hành, theo Chương trình Nghiên cứu Văn hóa Bản địa tại Đại học British Columbia.
Các trường nội trú dành cho trẻ em bản địa là một trong nhiều chính sách của chính phủ Canada nhằm đồng hóa người bản địa tại Bắc Mỹ - đặc biệt là trẻ em - với nền văn hóa châu Âu, văn hóa của những người di cư đến châu Mỹ.
Vào năm 1920, chính phủ Canada đã thông qua đạo luật Thổ dân, trong đó cho phép sử dụng các biện pháp như cưỡng chế hay bắt cóc để buộc tất cả trẻ em thuộc các bộ tộc bản địa phải học tại các trường nội trú chuyên biệt.
Vào giữa thế kỷ 20, những sửa đổi trong đạo luật Thổ dân được chính phủ Canada thông qua đã khiến cho số lượng trẻ em bản địa tại những ngôi trường nội trú ngày càng tăng khi trao quyền cho các bang tự do bắt các trẻ em bản địa vào các cơ sở này. Cuộc sống của những trẻ em bản địa tại các cơ sở này ngày càng khó khăn do điều kiện vật chất thiếu thốn.
Hoc sinh bản địa tại trường nội trú cho trẻ em thổ dân St. Michael vào năm 1900 ở tỉnh Saskatchewan. Ảnh: Provincial Archives of Saskatchewan. |
Theo ước tính của chính phủ Canada, trong hơn một thế kỷ hoạt động, đã có khoảng 150.000 trẻ em bản địa từng học tại 136 ngôi trường nội trú trên khắp cả nước, trong đó có hàng nghìn trẻ bị bắt cóc khỏi gia đình của mình.
Trẻ em bản địa tại những ngôi trường nội trú này, bên cạnh việc học tiếng Anh và văn hóa châu Âu, còn bị cấm sử dụng ngôn ngữ thổ dân và không được tiếp xúc với văn hóa gốc của mình. Những đứa trẻ vi phạm quy tắc này sẽ phải chịu những hình thức kỷ luật nặng.
Giày và đồ chơi trẻ em đã được đặt ở phía trước trường Kamloops sau khi hài cốt của 215 trẻ em được phát hiện trong khuôn viên trường. Ảnh: Reuters. |
Theo bà Cindy Blackstock, một giáo sư tại Đại học McGill ở thành phố Montreal và giám đốc Chương trình chăm sóc Trẻ em và Gia đình Thổ dân, mục đích của những ngôi trường này là "lấy đi" phần văn hóa bản địa trong mỗi đứa trẻ.
"Những cơ sở này không phải là trường học mà là những nhà tù. Mục đích của những nơi này chính là để đồng hóa và tẩy não những đứa trẻ bản địa", bà Blackstock cho biết.
Những nhà tù cải trang thành trường học
Trong khoảng thời gian hoạt động từ cuối thế kỷ 19 cho đến năm 1996 - khi cơ sở cuối cùng bị đóng cửa, hệ thống trường nội trú cho trẻ bản địa tại Canada đã để lại một vết sẹo trong ký ức của các bộ tộc thổ dân ở quốc gia này.
Bên cạnh việc bị cướp đi truyền thống và văn hóa bản địa của mình thông qua chương trình giáo dục hà khắc, trẻ em bản địa phải chịu sự đối xử tàn bạo và bị ngược đãi đằng sau cánh cổng đóng kín của những ngôi trường nội trú.
Một báo cáo năm 2015 của Ủy ban Sự thật và Hòa giải (TRC), cơ quan nghiên cứu về tác động của hệ thống trường nội trú cho trẻ em bản địa được tài trợ bởi chính phủ Canada, đã ghi nhận nhiều trường hợp học sinh là nạn nhân của các vụ đánh đập, ngược đãi hay xâm hại tình dục tại các cơ sở này.
"Họ thường xuyên đánh đập bạn. Khi mất kiểm soát, họ sẽ ném bạn vào tường, sau đó đá và đấm bạn", Geraldine Bob, một người từng theo học tại trường nội trú cho trẻ bản địa Kamloops, kể về trải nghiệm của mình.
Cờ và đèn được cắm để tưởng niệm những người đã khuất tại các ngôi mộ vô danh được phát hiện ở tại một trường nội trú cho trẻ bản địa ở tỉnh Saskatchewan, Canada. Ảnh: AFP. |
"Chúng tôi đã từng nghe những câu chuyện về những học sinh bản địa bị cưỡng hiếp và mang thai trong trường. Những đứa con của họ ngay sau khi chào đời sẽ được đem đến những lò thiêu", bà Stephanie Scott, Giám đốc Trung tâm Sự thật và Hòa giải Quốc gia (NTCR) cho biết.
"Cho đến ngày nay, hậu quả mà những ngôi trường này đã gây ra vẫn còn ảnh hưởng đến cộng đồng người bản địa ở Canada. Chúng ta phải chịu trách nhiệm và dũng cảm nhìn vào sự thật", bà Scott chia sẻ.
Theo DW, Chính phủ Canada đã phải dừng thống kê số người thiệt mạng tại các trường nội trú, sau khi trưởng bộ phận y tế của Cơ quan Phụ trách Vấn đề Thổ dân cảnh báo số lượng trẻ qua đời tại các cơ sở này đang ở mức báo động.
Trong một báo cáo, NTCR ước tính có khoảng 4.000 người đã chết tại những ngôi trường nội trú cho trẻ em bản địa ở Canada. Tuy nhiên, theo bà Scott, con số này có thể còn lớn hơn khi nhiều ngôi mộ tập thể vẫn tiếp tục được phát hiện.
Bà Scott cũng cho biết bên cạnh việc bị bạo hành, cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến cái chết của các học sinh tại những trường nội trú này như tình trạng suy dinh dưỡng, những chấn thương hay bệnh tật.
Những hậu quả để lại
Sau hơn một thế kỷ, dưới áp lực của người dân Canada, đặc biệt là cộng đồng bản địa ở nước này, hệ thống trường nội trú cho trẻ em bản địa chấm dứt hoạt động, cơ sở cuối cùng bị đóng cửa vào năm 1996.
Vào năm 2006, chính phủ Canada đã phải thừa nhận những sai lầm của mình và ký kết một thỏa thuận hòa giải và bồi thường trị giá 1,9 tỷ USD với hơn 86.000 người bản địa đã từng học tại các trường nội trú của nước này. Bên cạnh đó, chính quyền Canada cũng đã thành lập các cơ quan nghiên cứu về những ngôi trường nội trú để đảm bảo người dân có cái nhìn toàn diện về những gì đã diễn ra trong quá khứ tại đây.
Trong hơn 150 năm, những đau đớn và mất mát mà hệ thống trường cho trẻ em bản địa tại Canada đã gây ra với cộng đồng người bản địa nước này là không thể đong đếm. Cho đến nay, hàng nghìn gia đình tại vẫn chưa biết được số phận của người thân hay họ hàng của mình đã từng sống và học tập tại những cơ sở này.
"Tôi biết rằng trong số những ngôi mộ vô danh được phát hiện rồi sẽ có những họ hàng của tôi. Khi một ngôi mộ tập thể được tìm thấy, tôi lại có một cảm giác căng thẳng, tự hỏi rằng sẽ có bao nhiêu người thân và họ hàng mình trong những ngôi mộ này", ông Fiddler chia sẻ.
Ông Dustin Ross Fiddler. Ảnh: DW. |
Sau sự kiện những ngôi mộ tập thể được phát hiện tại các trường nội trú trong vài tháng trở lại đây, chính phủ Canada tiếp tục xin lỗi cộng đồng người bản địa ở nước này. Chính phủ cũng khẳng định sẽ hỗ trợ các bộ tộc trong công tác tìm kiếm các ngôi mộ tập thể vẫn chưa được phát hiện.
Về phần mình, cộng đồng người dân bản địa ở Canada cho biết họ sẽ không ngừng tìm kiếm thêm những ngôi mộ vô danh, nhằm buộc người dân Canada phải đối diện với quá khứ đối xử ngược đãi với người bản địa của mình.
"Chúng tôi sẽ tìm ra thêm nhiều thi thể nữa và chúng tôi sẽ không dừng lại. Cả thế giới đang nhìn vào Canada khi chúng tôi đang khám phá ra những tội ác diệt chủng tại nơi đây. Rồi mọi người sẽ biết được ở Canada cũng tồn tại những trại tập trung. Chúng được gọi là: trường nội trú dành cho trẻ em bản địa", ông Bobby Cameron, một tù trưởng thuộc Liên đoàn các Bộ tộc Thổ dân ở Canada phát biểu vào hôm 24/6.
Theo Zingnews
Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng
Tiêu điểm - 32 phút trướcTrong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?
Tiêu điểm - 11 giờ trước“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.
Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối
Chuyện đó đây - 19 giờ trướcVụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.
Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc
Tiêu điểm - 1 ngày trướcCâu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.
Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi
Tiêu điểm - 1 ngày trướcHồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý
Tiêu điểm - 1 ngày trướcNhững người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.
Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcTỉnh dậy sau cơn hôn mê, người đàn ông 63 tuổi tin rằng mình mới 24 tuổi và đang chờ kết hôn với vị hôn thê 19 tuổi.
Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon
Tiêu điểm - 2 ngày trước"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.
'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới
Tiêu điểm - 2 ngày trước"Em bé" 9 tháng tuổi có cân nặng khủng là ngôi sao của thủy cung Sea Life Melbourne, Úc.
Cãi nhau với mẹ rồi bỏ đi, 2 tuần sau con trai được tìm thấy trong tình trạng đáng sợ, người thân ngã quỵ
Tiêu điểm - 3 ngày trướcVụ việc mới xảy ra tại Thái Lan khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau đớn.
Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là 'ảo ảnh'?
Chuyện đó đâyThời gian từ lâu đã là một khái niệm mà con người suy ngẫm, trải nghiệm và coi trọng.