Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu ấn những chặng đường lịch sử

Thứ hai, 08:10 13/06/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - "Việc biên soạn và xuất bản cuốn sách là một hoạt động có ý nghĩa, thể hiện sự đóng góp to lớn và vị trí của công tác DS-KHHGĐ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc".

TS Nguyễn Bá Thủy - Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh như vậy tại Hội thảo Góp ý sách "Công tác DS-KHHGĐ Việt Nam - 50 năm xây dựng và phát triển", do Tổng cục DS-KHHGĐ vừa tổ chức.

Chặng đường lịch sử

TS Nguyễn Bá Thủy cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia sớm đi đầu trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Năm 1961, khi dân số nước ta mới khoảng 30 triệu người, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 216/CP ngày 26/12/1961 về sinh đẻ có hướng dẫn cho nhân dân, do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ban hành.

Quyết định 216/CP được coi là văn bản pháp quy đầu tiên của Nhà nước ta về công tác DS-KHHGĐ, mang đậm tính nhân văn "Vì sức khoẻ của người mẹ, vì hạnh phúc và hoà thuận của gia đình và để cho việc nuôi dạy con cái được chu đáo, việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn một cách thích hợp". Để kỷ niệm và đánh dấu sự kiện này, ngày 19/5/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 326, lấy ngày 26/12 hàng năm làm Ngày Dân số Việt Nam.
 

Hành trình truyền thông bền bỉ của đội ngũ cán bộ dân số cơ sở sẽ được ghi nhận trong cuốn sách. Ảnh: Dương Ngọc

Trải qua nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, có thể thấy công tác DS-KHHGĐ Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, đặc biệt là hiệu quả, tác động tích cực của công tác này đối với sự phát triển của đất nước. Từ đó đến nay, chúng ta đã thực hiện thành công chiến lược dân số Việt Nam. Năm 2009, kết quả Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009 đã minh chứng cho những thành tựu của công tác DS-KHHGĐ trong thời gian qua đã đạt những kết quả giảm sinh hết sức tốt đẹp. Tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm bình quân trong 10 năm vừa qua là 1,2% - mức thấp nhất trong suốt 50 năm qua; mỗi năm dân số nước ta tăng thêm 947 ngàn người, thấp hơn nhiều so với các thập kỷ trước đây. Từ năm 2006, chúng ta đã đạt mức sinh thay thế (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,1 con) và đến nay con số này là 2,03 con, về đích sớm hơn 10 năm so với mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) đã đề ra.

Đánh dấu chặng đường lịch sử 50 năm của ngành dân số, TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, ngành dân số đã dự kiến tổ chức các hoạt động chào mừng sự kiện này. Bên cạnh việc xây dựng phim tài liệu về quá trình 50 năm làm công tác dân số tại Việt Nam, tổ chức giải ảnh nghệ thuật và giải báo chí viết về công tác dân số,... cuốn sách "Công tác DS-KHHGĐ Việt Nam - 50 năm xây dựng và phát triển" là cả một thời kỳ lịch sử làm công tác dân số được tái hiện rõ nét và sâu sắc nhất. Cuốn sách được tập hợp, biên soạn từ những tư liệu quý giá, thông tin phong phú để phản ánh, đánh giá được toàn bộ những khó khăn, thách thức và thành tựu đáng tự hào của ngành dân số qua mỗi một thời kỳ cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Sức mạnh của xã hội hóa

TS Dương Quốc Trọng cho rằng, qua  thông điệp của mỗi một thời kỳ, có thể thấy được tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ đối với đất nước trong giai đoạn đó.

Mỗi một giai đoạn, công tác DS-KHHGĐ đều có những khó khăn, thách thức riêng. Song, vượt qua những thăng trầm, thách thức và có được thành tựu như hôm nay, thời kỳ nào, công tác dân số cũng đều nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Công tác DS-KHHGĐ được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm. Trong đó, có thể thấy, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia dân số sinh đẻ kế hoạch; cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng là Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia dân số. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về công tác DS-KHHGĐ. Cùng đó, là sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các bộ, ban, ngành, đoàn thể, của toàn xã hội, của hệ thống chuyên trách dân số từ Trung ương đến địa phương, sự tự nguyện tham gia thực hiện của người dân đã tạo thành một sức mạnh to lớn. 

Ông Võ Anh Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin tư liệu, Tổng cục DS-KHHGĐ, thành viên ban soạn thảo, biên tập cuốn sách cho hay: Tính đến thời điểm này, Ban biên tập đã thu thập được nhiều tư liệu quý, thông tin phong phú. Trong đó có những hồi ức, kỷ niệm của những cán bộ lão thành trong ngành, các cán bộ cơ sở, đại diện các tổ chức quốc tế, các bộ, ban, ngành, đoàn thể... về công tác dân số.

Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các thành phần trên. Đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, TƯ Hội Nông dân, TƯ Hội Phụ nữ... đánh giá cao công tác dân số trong suốt 50 năm qua và đều mong muốn tự biên soạn một cách súc tích nhất về vai trò, sự tham gia, phối hợp của mình đối với công tác DS-KHHGĐ trong suốt chặng đường này và sẽ gửi tới Ban soạn thảo cuốn sách trong thời gian sớm nhất.

TS Dương Quốc Trọng cho biết, cuốn sách đã nhận được 2 lần góp ý nội bộ, hiện Ban soạn thảo đang xin ý kiến của lãnh đạo Bộ Y tế, các bộ, ban, ngành, đoàn thể, của các chuyên gia và cán bộ lão thành. Tiếp đó, sẽ đưa dự thảo cuốn sách lên website để lấy ý kiến rộng rãi, Tổng cục DS-KHHGĐ sẽ hoàn thiện và phát hành sách vào quý 3 năm nay, phục vụ cho Lễ kỷ niệm 50 năm ngày công tác DS-KHHGĐ trong Tháng Hành động Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12 năm nay.

Ghi nhận thành tựu, kết quả công tác DS-KHHGĐ 50 năm qua

"Cuốn sách này được biên soạn để ghi nhận thành tựu, kết quả công tác DS-KHHGĐ qua 50 năm xây dựng và phát triển; trân trọng và tri ân sự giúp đỡ và đóng góp quý báu của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức đã và đang công tác trong lĩnh vực DS-KHHGĐ, các bộ, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức quốc tế đối với công tác DS-KHHGĐ Việt Nam; nêu lên những cơ hội, thách thức và phương hướng công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới; góp phần truyền thông, vận động cho công tác DS-KHHGĐ Việt Nam".

Hà Thư

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Việc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Top