Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu bị u tuyến yên, nhiều người có mà không biết

Thứ năm, 07:31 19/09/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Đây là một trong 4 loại u trong sọ hay gặp nhất. Cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh, mà nhiều người đi chữa vô sinh nhiều năm mới phát hiện ra.

U tuyến yên là gì?

PGS.TS Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho hay, tuyến yên tiết nhiều nội tiết tố (hormone) quan trọng điều khiển nhiều tuyến nội tiết khác của cơ thể. U tuyến yên là khối u phát triển từ tế bào tuyến yên. U tuyến yên nằm ở hố yên (ở nền sọ ngay phía sau gốc mũi).

Đây là một trong 4 loại u trong sọ hay gặp nhất, gồm: u di căn não, u màng não, u tế bào thần kinh đệm và u tuyến yên. Mỗi năm, tại Bệnh viện Việt Đức điều trị và phẫu thuật hơn 400 bệnh nhân u tuyến yên.

BS. Nguyễn Thanh Tuấn, Khoa Ngoại Thần kinh – Bệnh viện 108, thông tin, theo nhiều nghiên cứu, u tuyến yên chiếm 5-15% trên tổng số các u nội sọ nguyên phát, đứng hàng thứ ba sau u tế bào thần kinh đệm và u màng não. Trong đó, hơn 99% là u lành tính và thường phát triển rất chậm.

Theo TS Đồng Văn Hệ, u tuyến yên khá hay gặp. Theo nhiều nghiên cứu, cứ 10 người trưởng thành có 1 người bị u tuyến yên.

Dấu hiệu bị u tuyến yên, nhiều người có mà không biết - Ảnh 1.

Hình ảnh khối u tuyến yên trong sọ

BS Tuấn phân tích, u tuyến yên được chia thành 2 nhóm chính là: u không tăng tiết và u tăng tiết hormone. Nếu là u tăng tiết, biểu hiện lâm sàng sớm là các rối loạn nội tiết như vô sinh, vô kinh, tăng tiết sữa, to cực… Nếu là u không tăng tiết thì thường phát hiện muộn bởi các dấu hiệu về mắt như giảm thị lực, thu hẹp thị trường (vùng mắt nhìn thấy).

U tuyến có thể gây các rối loạn chức năng tuyến yên như tăng tiết prolactin, rối loạn kinh nguyệt, to đầu chi, chậm phát triển, vô sinh, mệt mỏi. Các triệu chứng này có thể xuất hiện ngay cả khi u tuyến yên kích thước nhỏ (< 1 cm).

U tuyến yên kích thước lớn có thể chèn vào giao thoa thị giác gây suy giảm thị lực (nhìn đôi, nhìn mờ, mất thị trường thái dương), chèn ép các dây thần kinh gây tê mặt, lác mắt. Các khối u tuyến yên kích thước rất lớn có thể gây tăng áp lực nội sọ, gây triệu chứng đau đầu, buồn nôn, hôn mê.

Rối loạn nhìn, giảm thị lực là dấu hiệu của u tuyến yên

Dấu hiệu người bệnh bị u tuyến yên theo các bác sĩ phụ thuộc nhiều vào loại nội tiết tố khối u tiết ra, kích thước, vị trí, mức độ phát triển của khối u. Khối u tuyến yên phát triển thường gây ra 3 nhóm dấu hiệu: Gồm: Rối loạn nội tiết, Rối loạn nhìn và Khối u chèn ép gây tăng áp lực trong sọ.

Trong đó, với dấu hiệu rối loạn nhìn, khối u tuyến yên nằm ngay ở hố yên, phía dưới giao thoa thị giác (nơi bắt chéo của hai dây thần kinh thị giác) nên khi u lớn, chèn ép gây rối loạn nhìn như nhìn mờ, bán manh (chỉ nhìn được một phía trong hay phía ngoài).

Khi bị bán manh, người bệnh chỉ nhìn thấy hình ảnh ngay phía trước mặt, không nhìn được vật ở phía bên ngoài thái dương (bán manh thái dương), hoặc không nhìn thấy vật ở phía trong (bán manh phía mũi). Một số người bệnh nhận thấy được dấu hiệu bán manh, một số chỉ được bác sỹ phát hiện khi khám bệnh. U xâm lấn sang bên (vào xoang tĩnh mạch hang) gây lác mắt, nhìn đôi, tê bì mặt… do chèn ép dây thần kinh III, IV, V.

TS Hệ cho hay những phần lớn những khối u tuyến yên này rất nhỏ, không có triệu trứng lâm sàng hoặc không bao giờ có dấu hiệu gì, không cần thiết điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân u tuyến yên phải điều trị chiếm tỷ lệ rất thấp. Khối u tuyến yên chiếm 25% khối u trong sọ được phẫu thuật.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị u tuyến yên, như: phẫu thuật, liệu pháp thay thế hormone, điều trị nội khoa…

Dấu hiệu rối loạn nội tiết của u tuyến yên

Theo PGS Đồng Văn Hệ, một số người bệnh đi chữa vô sinh nhiều năm mới phát hiện bị u tuyến yên tăng tiết prolactin. 

Rối loạn nội tiết do u tuyến yên cũng gây tăng tiết nội tiết tố tăng trưởng GH (growth hormone) gây cho người bệnh phát triển với nhiều rối loạn khác như to đầu chi, mặt to, trán rộng, trán dô, cằm rộng, môi dày, da thô, bàn chân và ngón chân to (người bệnh không tìm được giầy vừa chân), bàn tay và ngón tay to (không đeo được nhẫn)…

BS Hệ chia sẻ, khuôn mặt của người bệnh bị u tuyến yên tăng tiết GH rất đặc biệt giúp bác sĩ có thể chẩn đoán ngay.

"Bản thân tôi đã gặp hai ông chồng đi chăm vợ bị ốm tại bệnh viện. Khi gặp ông chồng có khuôn mặt như mô tả trên, tôi nói "bác bị bệnh tuyến yên, nên khám và chụp phim". Cả hai ông đều bất ngờ vì họ hoàn toàn không có hiểu hiện gì đặc biệt ngoài thấy tay chân to dần, da thô, không đi vừa dày dép cũ. Nhưng khi làm xét nghiệm và chụp cộng hưởng từ sọ não chẩn đoán xác định u tuyến yên tăng tiết GH và được phẫu thuật chữa khỏi" - PGS.TS Đồng Văn Hệ nói.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 4 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 6 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 9 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Top