Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đau lưng trong thai kỳ, cần chú ý những dấu hiệu bất thường

Thứ tư, 10:17 18/08/2021 | Dân số và phát triển

Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị đau lưng, tùy cơ địa của từng người mà mức độ đau khác nhau và do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Đau lưng trong thai kỳ do nhiều nguyên nhân

Khung chậu của thai phụ giãn nở khiến đau lưng trong thai kỳ

Đau lưng trong thai kỳ - nguyên nhân phải kể đến đầu tiên là do sự phát triển của thai nhi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cột sống cũng như vùng xương chậu của thai phụ.

Khung chậu của người mẹ giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời sẽ ảnh hưởng đến các khớp và dây chằng của cơ thể. Vùng chậu, cả cơ dây chằng vùng lưng dưới lúc này thường không đủ mạnh để hỗ trợ nên dẫn đến thai phụ bị đau lưng.

Đau thắt lưng hông

Thai nhi càng lớn thì đau thắt lưng hông ngày càng nhiều hơn.

Đau lưng trong thai kỳ, cần chú ý những dấu hiệu bất thường - Ảnh 1.

Sự phát triển của thai nhi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cột sống cũng như vùng xương chậu của thai phụ gây đau lưng.

Vị trí của thai nhi

Vào cuối thai kỳ, thai nhi đạt đến cân nặng tối đa để chuẩn bị chào đời khiến những cơn đau lưng tăng lên.

Và nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.

Thay đổi tư thế

Trong thời kỳ mang thai, tử cung lớn dần cùng với thai nhi làm cho cột sống thắt lưng phải cong về phía trước nhiều hơn, trọng tâm của cơ thể thay đổi.

Để giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển, mẹ bầu thường ngả về phía sau khiến phần lưng bị cong, gây đau nhức. Hoặc là do đứng, ngồi sai tư thế, không phù hợp, đứng hoặc cúi xuống quá lâu.

Động thai

Ra huyết nâu hay đỏ tươi, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng và đau mỏi vùng thắt lưng là những triệu chứng của động thai. Vậy nên nếu mẹ bị đau lưng kèm theo những triệu chứng trên thì hãy đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Khắc phục tình trạng đau lưng trong thai kỳ

Để khắc phục đau lưng khi mang thai nhất là những tháng cuối của thai kỳ khi thai nhi dần phát triển, thai phụ cần chỉnh sửa tư thế cho đúng, hạ mông xuống kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thắng, vươn người lên cao.

Có thể giảm đau lưng bằng cách mát-xa vùng lưng dưới cũng làm dịu cảm giác đau và mỏi. Nếu có thể ngồi áp mặt vào lưng ghế hoặc nằm nghiêng và nhờ người thân mát-xa các cơ chạy dọc hai bên cột sống hoặc tập trung vào vùng lưng dưới.

Tắm nước ấm, chườm khăn nóng hay sử dụng các tia nước ấm của vòi hoa sen xịt vào những vùng bị đau giúp giảm bớt cơn đau.

Để giảm đau lưng khi ngủ nên nằm nghiêng tốt nhất nghiêng sang trái, không nằm ngửa khi ngủ . Có thể đặt thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Biện pháp này giúp giảm cơn đau lưng hiệu quả.

Đau lưng trong thai kỳ, cần chú ý những dấu hiệu bất thường - Ảnh 2.

Thai phụ nên nằm nghiêng sang một bên khi ngủ để hạn chế nguy cơ đau mỏi lưng.

Cần nằm đệm cứng để giữ cột sống thẳng sẽ giảm được tình trạng đau lưng.

Khi ngồi chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng

Chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu. Khi đứng, hãy lần lượt trụ trên một chân để chân còn lại nghỉ ngồi và đổi chân trụ thường xuyên.

Nên đi giày có đế bằng và thấp, có độ rộng và mềm mại, vừa chân. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, mặc quần đặc biệt dành cho bà bầu với đường thắt lưng thấp và có thể hỗ trợ vùng bụng.

Nên tập luyện các bài tập thể dục trên sàn như yoga dành cho vùng xương chậu và vùng bụng dưới giúp hạn chế các cơn đau lưng khi mang thai. Để việc tập luyện được an toàn và dễ dàng, thai phụ cần tham khảo sự tư vấn và làm theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.

Đau lưng trong thai kỳ, cần chú ý những dấu hiệu bất thường - Ảnh 3.

Tập luyện yoga giảm đau lưng khi mang thai.

Thai phụ cần cân đối chế độ ăn uống tránh tăng cân quá mức, không ăn quá nhiều trong một bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Bổ sung canxi và magiê từ thực phẩm: rau xanh, các loại đậu, sữa...

Việc rèn luyện chế độ sinh hoạt cân bằng giữa ăn uống, lao động và nghỉ ngơi, tránh để cơ thể mệt mỏi hay quá sức là rất quan trọng để giảm những triệu chứng đau lưng trong thai kỳ.

Khi thấy các triệu chứng như đau lưng liên tục không thể giảm đau; Đau ngày càng tăng làm bạn hết sức căng thẳng: Đau lưng kèm các triệu chứng khác như sốt, chảy máu âm đạo hoặc cảm giác bạn sẽ sinh sớm; Cảm giác đau buốt hay rát khi đi tiểu, thai phụ cần đi khám, điều trị kịp thời để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Theo BS Quang Dương/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Top