Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đẩy mạnh truyền thông, tạo đồng thuận tích cực

GiadinhNet - "Chúng tôi mong muốn các bạn sẽ cùng Bộ Y tế và Tổng cục DS-KHHGĐ tuyên truyền về công tác DS-KHHGĐ; vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của đất nước".

 
TS Nguyễn Bá Thủy - Thứ trưởng Bộ Y tế, chia sẻ với các phóng viên báo, đài Trung ương và Hà Nội tại buổi họp báo "Hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12" do Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế tổ chức ngày 20/12.
 
Thành công và thách thức
 
TS Nguyễn Bá Thủy, Thứ trưởng
Bộ Y tế
Phát biểu tại lễ họp báo, TS Nguyễn Bá Thủy - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, công tác DS-KHHGĐ đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ những năm đầu của thập kỷ 60, với việc ban hành Quyết định số 216/QĐ-CP ngày 26/12/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc sinh đẻ có hướng dẫn.
 
Quyết định đã nêu rõ mục tiêu của việc hướng dẫn sinh đẻ là vì sức khoẻ của người mẹ, vì hạnh phúc và hoà thuận gia đình, để cho việc nuôi dạy con cái được chu đáo. Đây là mốc quan trọng để ngày 19/5/1997 Chính phủ ban hành Quyết định số 326/TTg lấy ngày 26/12 hàng năm là Ngày Dân số Việt Nam.
 
Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy nhấn mạnh: Trong suốt 49 năm qua, dù trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt hay trong tiến trình xây dựng phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt công tác DS-KHHGĐ là một trong những nội dung trọng tâm của việc lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành. Nhờ đó, công tác DS-KHHGĐ đã được những thành tựu, kết quả quan trọng.
 
Kết quả cuộc Tổng điều tra Dân số và nhà ở ngày 1/4/2009 cho thấy, dân số Việt Nam là 85,8 triệu, tỉ lệ phát triển dân số bình quân trong 10 năm qua chỉ còn 1,2% (bằng 1/3 mức sinh và mức tăng dân số ở thời điểm 49 năm trước đây). Việt Nam đã đạt dưới mức sinh thay thế, số con trung bình của mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 2,03 con...
 
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy cũng chỉ rõ, mặc dù đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận nêu trên, nhưng công tác DS-KHHGĐ vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức rất gay gắt. Hiện nay, quy mô dân số nước ta đã gần 86 triệu người, mật độ dân số đạt 259 người/km2, đứng thứ 13 thế giới về quy mô dân số và là một trong những nước có mật độ dân số rất cao.
 
Mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm xấp xỉ 1 triệu người. Mức sinh đã giảm nhiều nhưng còn chênh lệch lớn giữa các vùng, số con trung bình của mỗi cặp vợ chồng ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao, hải đảo vẫn còn cao. Tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) bước vào mức cao, tăng nhanh và liên tục, năm 2006 là 110 bé trai/100 bé gái, năm 2010 là 111 bé trai/100 bé gái. Số người trong độ tuổi lao động, tỷ lệ người già tăng nhanh...

Chú trọng nâng cao chất lượng giống nòi 

Công tác tuyên truyền về dân số đã thu hút, tạo sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của mọi người dân. Ảnh: Dương Ngọc.

 
Trả lời báo chí, TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS- KHHGĐ cho biết, năm 2010 là năm công tác DS-KHHGĐ có bước chuyển từ số lượng (chú trọng về giảm sinh trong giai đoạn qua do quy mô dân số quá lớn, mật độ dân số cao) sang chất lượng (nâng cao chất lượng dân số).
 
Những hoạt động nâng cao chất lượng dân số được tập trung vào các mô hình can thiệp giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh được triển khai 11 tỉnh năm 2009, năm 2010 tăng thêm 7 tỉnh. Sàng lọc trước sinh và sơ sinh được triển khai tại 30 tỉnh, thành phố. Tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân triển khai tại 42 tỉnh, thành phố; giảm tỉ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại 5 tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số...
 
Năm 2010 là năm các thông tin về DS-KHHGĐ được đăng tải thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Riêng ở Trung ương đã thực hiện trên 20 chương trình với thời lượng trung bình 15 phút/chương trình phát trên VTV, 3 chương trình với thời lượng từ 25-30 phút phát sóng trên chuyên mục Nòi giống Việt trên kênh O2TV; 133 lần thông điệp phát trên VOV, 32 chương trình trên các chuyên mục Gia đình và Xã hội, Y tế và Sức khoẻ cộng đồng, Diễn đàn các vấn đề xã hội; hàng nghìn tin, bài được đăng tải trên các báo, đặc biệt là trên Báo Gia đình và Xã hội.
Về vấn đề tỉ số GTKS, TS Dương Quốc Trọng cho hay: Tỉ số GTKS ở nước ta tăng cao muộn hơn một số nước trong khu vực. Các nước và vùng lãnh thổ tăng sớm hơn là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ... Tỉ số GTKS của ta hiện nay ngang với Trung Quốc cách đây 20 năm và đến nay, tỉ số này của họ là 122,8/100. Hệ lụy của vấn đề là hiện nay, các nước này đã có tình trạng thiếu cô dâu: Trung Quốc thiếu 30 triệu phụ nữ, đồng nghĩa với 30 triệu nam giới không có khả năng lấy vợ là người Trung Quốc.
 
Tại Hàn Quốc có tới 30.000 cô dâu là người Việt Nam, còn tại Đài Loan, số cô dâu Việt lên tới 83.500 người. TS Dương Quốc Trọng cũng cho biết thêm về các biện pháp và chính sách nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những hệ lụy này trong tương lai tại Việt Nam.
 
"Biện pháp quan trọng nhất vẫn là tuyên truyền. giai đoạn tới, để giải quyết vấn đề mất cân bằng GTKS phải tuyên truyền để người dân coi con trai cũng như con gái". TS Dương Quốc Trọng hi vọng sẽ đẩy mạnh được công tác truyền thông bởi lực lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách xã và hơn 160.000 CTV dân số ở thôn, bản, khu phố...
 
Cũng trong buổi họp báo, Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, ngành dân số phấn khởi trước sự kiện Thủ tướng phê duyệt, ra Quyết định 2161/QĐ-TTg lấy tháng 12 hằng năm là Tháng Hành động Quốc gia về Dân số.
 
Đây là tin vui đến với những người làm công tác dân số trong cả nước. Đồng thời năm nay, ngành dân số đã đạt chỉ tiêu giảm sinh là 0,3%o, vượt 50% so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra (0,2%o). "Uỷ ban giải thưởng của LHQ đề xuất Việt Nam trình hồ sơ để xét giải thưởng về dân số.
 
Tổng cục DS-KHHGĐ cũng đã hoàn thành hồ sơ để đăng ký xét đề cử giải thưởng. Nếu như được giải thưởng này, tôi cho rằng đây là một điều hết sức phấn khởi đối với Việt Nam vì nó trùng vào dịp chúng ta kỷ niệm 50 năm ngày Dân số Việt Nam (26/12/1961 - 26/12/2011); chúng ta sẽ là nước đầu tiên được 2 lần giải thưởng về của dân số của LHQ" - TS Dương Quốc Trọng nói.
 

"Những thành tựu, kết quả đạt được của công tác DS-KHHGĐ trong những năm qua, bên cạnh sự tham gia, đóng góp tích cực của các bộ, ban, ngành, đoàn thể còn có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí từ Trung ương xuống cơ sở. Nhân dịp này,  Bộ Y tế xin trân trọng cảm ơn và đánh giá cao sự đóng góp của các đồng chí, những người bạn đồng hành trách nhiệm, tận tụy với công tác tuyên truyền, giáo dục về DS-KHHGĐ".

TS. Nguyễn Bá Thủy
Thứ trưởng Bộ Y tế

Hà Thư

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Top