Đề thi tham khảo THPT Quốc gia 2020: Đề thi dễ, nhưng không chủ quan
GiadinhNet - Theo nhận định của một số giáo viên THPT ở Hà Nội, đề thi tham khảo kỳ thi THPT Quốc gia 2020 có cấu trúc giống năm 2019. Nội dung nằm trong chương trình giảm tải và có phần dễ hơn năm trước. Tuy nhiên, thí sinh không nên chủ quan, bởi vẫn còn có nhiều câu hỏi phân loại thí sinh điểm cao vào đại học.

Thầy Trần Mạnh Tùng, Giáo viên Toán Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, đề thi minh họa môn Toán tương đối dễ. Ảnh: Q.A
Đề thi dễ đến... không ngờ
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố bộ đề thi tham khảo, thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên môn Toán Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh đã "xắn tay" vào giải đề thi và hoàn thiện tương đối nhẹ nhàng chỉ trong 75 phút. Thầy Tùng cho biết, ngay cả học sinh lớp 12 làm đề thi này cũng nói là tương đối dễ. Đề môn Toán gồm 50 câu (90 phút), nhưng 35 câu đầu gần như chỉ ở mức độ nhận biết đơn giản, học sinh trung bình có thể đạt 7 điểm khá dễ dàng. 20 câu tiếp theo (36 - 45) có sự phân hóa nhưng không gây khó khăn cho học sinh khá, giỏi. 5 câu cuối có nâng thêm một chút. Mặc dù vậy, với học sinh khối 12 năm nay, ở thời điểm này, các em có lực học chắc chắn, hầu hết đều thấy các dạng bài này là quen thuộc.
Cũng theo thầy Tùng, phân bố điểm theo đề thi Toán tham khảo, học sinh trung bình có thể đạt 7 điểm. Học sinh khá, giỏi có thể đạt 9 điểm. Học sinh học lực tốt và chăm chỉ có thể đạt 10 điểm. Bộ GD&ĐT đã nhiều lần nhấn mạnh, đề thi năm nay sẽ đơn giản hơn năm 2019 và đây là một minh chứng rõ ràng. Những người ra đề đã lựa chọn những câu hỏi ngắn, trực diện và đặc biệt, tất cả đều rất quen thuộc, hay gặp trong những năm gần đây. Ngay cả những câu phân hóa cuối cùng của đề thi cũng đã trở thành những dạng Toán bình thường mà thầy cô nào khi hướng dẫn học sinh cũng dạy. Đề thi không có bất kỳ câu nào có tính ứng dụng thực tế. Không có câu nào đòi hỏi tính sáng tạo, thông minh.
Nhận định về đề thi minh họa môn Ngữ văn, TS Trịnh Thị Thu Tuyết - nguyên Giáo viên Ngữ văn Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho rằng, nhìn chung đề thi tham khảo năm nay không có thay đổi so với đề thi các năm trước. Cấu trúc đề vẫn gồm hai phần: Đọc hiểu (3 điểm) và Làm văn (7 điểm) phù hợp với nội dung tinh giảm, phù hợp với thời lượng 120 phút. Nếu đề thi Ngữ văn trong kì thi chính thức mà bám sát mô hình đề minh họa, học sinh sẽ rất thuận lợi về tâm thế cũng như kiến thức, kĩ năng đã được ôn luyện. Nếu đề thi chính thức được ra tương tự như vậy thì sẽ rất thuận lợi cho các thí sinh. Tuy nhiên "cơn mưa" điểm 10 rất khó xảy ra.
Với đề tham khảo môn Tiếng Anh, cô Nguyễn Thị Thanh Hương (hệ thống Giáo dục Hocmai) nhận xét: "Đề tham khảo giữ nguyên cấu trúc, có độ khó tương đương với đề thi THPT Quốc gia năm 2019. Nội dung đề tham khảo thuộc chương trình lớp 11 và lớp 12, trong đó tập trung chủ yếu vào lớp 12 (90%). Chủ đề các bài đọc trong sách giáo khoa lớp 11 và 12, bao gồm: Family life (gia đình), Higher education (giáo dục đại học) và Environment (môi trường). Các câu hỏi dễ và trung bình liên quan về kiến thức ngữ pháp mà học sinh đã học kỹ ở chương trình. Dạng bài khó là phần từ vựng, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, bài đọc hiểu...".
Không nên chủ quan bởi đây là đề tham khảo
Mặc dù đề thi tham khảo kỳ thi THPT Quốc gia 2020 được đánh giá là tương đối dễ và phù hợp với nội dung giảm tải. Song nhiều giáo viên cho rằng, đây chỉ nên coi là đề tham khảo chứ không nên thấy đề thi dễ mà chủ quan. "Trong năm học đặc biệt này, khi mà các lớp học truyền thống được chuyển sang lớp học online, học qua truyền hình, học sinh cần phải tự giác ôn tập kiến thức. Bên cạnh đó, học sinh phải phát huy ý chí, nghị lực, tự giác học những kiến thức đã được học online, và ở học kỳ 1. Các em cần đảm bảo kiến thức để vượt qua đề thi thật một cách tốt nhất", TS Trịnh Thị Thu Tuyết đưa ra lời khuyên.
Dù đánh giá đề tham khảo dễ, song thầy Trần Mạnh Tùng cho rằng, đề dễ thì dễ chung, khó cũng khó chung giữa các thí sinh. Khi đề thi có tính phân hóa cao hơn thì công sức của các bạn mới được đền đáp rõ ràng và xứng đáng. Do đó, học sinh lớp 12 nên ổn định tư tưởng. Tinh thần là đề thi sẽ dễ hơn năm 2019. Khi đó cần "nắm vững kiến thức cơ bản và có kỹ năng tính toán cẩn thận" là một lợi thế đối với từng học sinh. Hãy học chắc các kiến thức nền tảng và chăm chỉ rèn kỹ năng làm bài, đừng sa đà vào các câu khó và phức tạp. Tập trung nhiều vào các nội dung của HK1 lớp 12. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch và nghiêm túc làm theo.
Cũng theo thầy Trần Mạnh Tùng, việc nghỉ học kéo dài cũng có mặt tích cực là học sinh có rất nhiều thời gian, nếu không biết tận dụng sẽ rất lãng phí. Mỗi học sinh nên có hai kế hoạch: Của giáo viên và của mình. Ngoài việc làm theo các hướng dẫn của các thầy cô, các em nên tự rà soát lại các nội dung có trong cấu trúc đề tham khảo nói trên, xem mình còn yếu, còn thiếu phần nào thì lên kế hoạch khắc phục, bổ sung. Cần tích cực làm đề thi thử. Đến tầm này, gần như các em đã học hết chương trình. Để tăng tính cọ xát và rèn kỹ năng làm bài nhanh, chính xác, mỗi tuần các em nên làm ít nhất 1 đề/1 môn. Hãy tìm các nguồn đề có chất lượng và làm nghiêm túc. Làm xong nên có chấm, chữa và rút kinh nghiệm cẩn thận. Làm đề cũng là một cơ hội để ôn lý thuyết, học các phương pháp làm bài.
"Đây là khoảng thời gian có giá trị. Các em cũng đã hình dung được về đề thi. Hãy sắn tay lên từng ngày, từng giờ để không bị lãng phí. Thời tiết cũng còn tương đối mát mẻ, thuận lợi cho việc học và ôn thi. Đừng đợi đến tháng 6 - 7 mới ôn, khi đó các em sẽ bị cuống, học khó vào do nóng nực và hay mệt mỏi. Các em cần phân tích kỹ đề tham khảo để học trọng tâm vào các kiến thức có mặt trong đề. Có thể coi đề này là định hướng cho việc học và ôn thi sắp tới", thầy Trần Mạnh Tùng đưa ra lời khuyên.
Bộ GD&ĐT vừa công bố điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020 (lần 2). Theo đó, năm học sẽ kết thúc trước ngày 15/7; kỳ thi THPT quốc gia sẽ diễn ra từ ngày 8 - 11/8. Theo Bộ GD&ĐT, đề thi của kỳ thi THPT Quốc gia 2020 cơ bản theo cấu trúc của kỳ thi năm 2019, nội dung phù hợp với điều chỉnh chương trình năm học. Tham dự kỳ thi, để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh sẽ phải dự thi các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và được chọn một trong hai tổ hợp môn Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Thí sinh được dự thi cả hai môn tổ hợp, nhưng chỉ lấy điểm tổ hợp môn cao nhất để xét tốt nghiệp THPT.
Quang Anh

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập
Đời sống - 5 phút trướcGĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ
Thời sự - 27 phút trướcNgười chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM
Pháp luật - 4 giờ trướcCặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Những quy định cần biết khi muốn sang tên sổ đỏ từ 1/7/2025
Đời sốngGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, việc sang tên sổ đỏ được thực hiện khi có các thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sang tên sổ đỏ theo quy định mới có gì thay đổi?