Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề xuất hỗ trợ cho các gia đình sinh con một bề là gái: Giải pháp có tính nhân văn

Thứ sáu, 11:09 01/03/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiều ngày 28/2, buổi giao lưu trực tuyến “Đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ cho các gia đình sinh con một bề là gái” trên Giadinh.net.vn của Báo Gia đình & Xã hội đã có hơn 200.000 nghìn lượt truy cập và hàng trăm câu hỏi được gửi đến.

Đề xuất hỗ trợ cho các gia đình sinh con một bề là gái: Giải pháp có tính nhân văn 1

Các khách mời trả lời câu hỏi của bạn đọc tại buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh: Chí Cường.

Sự quan tâm lớn của độc giả cho thấy, công tác truyền thông nhằm can thiệp, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) đang có sức lan tỏa mạnh mẽ tới cộng đồng.

Buổi giao lưu với sự tham gia của GS.TS Đào Văn Dũng - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương; TS Dương Quốc Trọng - Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ; Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Gia đình & Xã hội, Trung ương Hội LHPN Việt Nam.

Giải pháp cần thiết

Trong 2 tiếng đồng hồ diễn ra buổi giao lưu trực tuyến, các khách mời đã trả lời rất nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến sự cần thiết ra đời việc đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ cho các gia đình sinh con một bề là gái cũng như đề cập đến hiệu quả, tác động của các giải pháp, chính sách hỗ trợ sinh con một bề...

Hầu hết các độc giả đều cho rằng đây là một giải pháp rất cần thiết nhằm giảm thiểu tình trạng MCBGTKS hiện đang gia tăng một cách đáng báo động. Nhiều bạn đọc tán thành việc hỗ trợ kinh tế cho các gia đình sinh con một bề là gái. Bạn đọc Vương Văn Mười (muoivuong456 @yahoo. com) khẳng định việc thưởng tiền, hỗ trợ học phí đối với các gia đình sinh hai con là gái là “chủ trương đúng và rất cần thiết với những gia đình nghèo”. Độc giả Ngô Hà (ngoha142@gmail.com) mong chính sách sớm được thông qua để hai cô con gái sẽ được hỗ trợ học phí cũng như y tế. Bạn đọc Đặng Tất Thành (dangtat @gmail .com) thì cho rằng nên có quy định phạt khi ai đó chế giễu người sinh con một bề là gái. Theo TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, việc nói những câu bâng quơ kiểu: “Đồ không biết đẻ”, “Đàn ông mặc váy” hay “Chỉ được ngồi chiếu dưới”... cũng bị coi là hành vi chế giễu và bị xử phạt.

Trả lời câu hỏi của bạn đọc về việc hiện nay đã có chính sách cụ thể nào để hỗ trợ các gia đình sinh hai con là gái, TS Dương Quốc Trọng cho biết, tại các tỉnh, thành phố mới chỉ có các hoạt động (bao gồm cả quà tặng) mang tính tuyên truyền, tôn vinh. Những chính sách, quy định mang tính hỗ trợ kinh tế một cách trực tiếp với tất cả các đối tượng sinh con một bề là gái thì chưa có. “Chính vì vậy, chúng tôi mới có đề xuất này và đưa vào trong Đề án can thiệp, giảm thiểu MCBGTKS giai đoạn 2013-2020 và trình Chính phủ. Nếu được Chính phủ phê duyệt, chính sách sẽ được áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Nhưng tôi đánh giá rất cao các hoạt động mang ý nghĩa vinh danh, ý nghĩa tuyên truyền đang được triển khai tại các địa phương. Đối với người Việt Nam ta, điều đó có ý nghĩa vô cùng” – TS Dương Quốc Trọng nói.

Ý nghĩa thiết thực

Khủng hoảng từ “dư thừa” 117 triệu nam giới

Các nhà khoa học đã dự báo Việt Nam sẽ “dư thừa” từ 2,3 - 4,3 triệu nam giới. Bài học nhãn tiền của các nước xung quanh, chúng ta đều đã thấy. Liên Hợp Quốc đã tính toán, Trung Quốc “dư thừa” 67 triệu nam giới, Ấn Độ 42 triệu nam giới… Tổng 14 quốc gia có tình trạng MCBGTKS “dư thừa” khoảng 117 triệu nam giới và nó sẽ dẫn đến sự khủng hoảng cơ cấu dân số vô cùng ghê gớm.

Theo TS Dương Quốc Trọng, hiện nay tại các tỉnh, thành như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Long An...  đã triển khai các hoạt động tôn vinh những gia đình thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ mà sinh con một bề là gái, những trường hợp vươn lên trong học tập, dù hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn. Tại Phú Yên có hoạt động tôn vinh các bà mẹ sinh con một bề là gái mà sản xuất kinh doanh giỏi. Tại Thái Bình, tỉnh này còn tặng các gia đình sinh con một bề là gái một chiếc quạt cây trị giá 1 triệu đồng…

Trong buổi giao lưu, nhiều bạn đọc như Hoàng Kim Thảo đề xuất “miễn học phí cho các học sinh nữ đối với gia đình có 2 con gái và ưu tiên cộng điểm cho các em trong các kỳ thi đại học, cao đẳng”. Bạn Vũ Thu Hà (thangtu@yahoo.com) đề nghị nên tăng cường tuyên truyền, vận động và xây dựng luật hoặc công ước về bình đẳng giới quy định các vấn đề như: Con gái được quyền thờ cúng bố mẹ; con cái được quyền đặt tên theo họ mẹ; khi kết hôn quyền được ở nhà vợ hoặc nhà chồng là như nhau, quyền thừa kế của con trai và con gái bằng nhau. “Đối với các gia đình không có con trai, cha mẹ khi về già được ưu tiên hưởng trợ cấp xã hội, ưu tiên trong việc sử dụng dịch vụ y tế, trại dưỡng lão” – Vũ Thu Hà nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Trưởng Ban Gia đình & Xã hội, Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho rằng, việc miễn hoặc giảm học phí có thể giúp các em nữ có thêm cơ hội đến trường, nhiều em sẽ không phải bỏ học giữa chừng. Tuy nhiên, theo bà Mai, việc hỗ trợ tốt nhất cho các em nữ là ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi giúp các em có cơ hội được học tập, nâng cao kiến thức, trình độ, tay nghề để phát huy năng lực, tự tin, tự trọng, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, chứ không nhất thiết phải là ưu tiên cộng điểm số.

Người dân sẽ thấy được quan tâm, chia sẻ

GS.TS  Đào Văn Dũng - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định “đây là một giải pháp có tính nhân văn” và nó cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới công tác dân số. “Tôi có ấn tượng rất tốt về sự cố gắng mà Tổng cục DS- KHHGĐ đã đau đáu tìm giải pháp hiệu quả nhất về vấn đề này”.

Trả lời độc giả Lương Hải Đăng khi độc giả này băn khoăn về khả năng chấp nhận của các bộ, ngành về đề xuất này, ông Dũng cho rằng, khi có một luận cứ rõ ràng về việc tại sao lại phải hỗ trợ cho các gia đình này, hỗ trợ như vậy có tác động gì đến tính công bằng và bình đẳng giới…thì tin chắc rằng các bộ, ngành sẽ đồng tình, ủng hộ.

Trước những câu hỏi e ngại việc hỗ trợ kinh tế sẽ tạo hiệu ứng ngược và tăng thêm bất bình đẳng giới, TS Dương Quốc Trọng khẳng định: “Hầu hết những người trong xã hội đều không nghĩ rằng mình sinh 2 con gái để nhận ít tiền thưởng. Nếu suy nghĩ theo hướng đẻ con gái để nhận hỗ trợ là hạ thấp, coi rẻ người được nhận hỗ trợ và không thấy được ý nghĩa nhân văn của chính sách. Đó là những suy nghĩ thiển cận, không mang tính xây dựng”.

Theo người đứng đầu ngành dân số, tư tưởng thích con trai đã có từ hàng ngàn năm nay nên việc thay đổi nhận thức, chuyển đổi hành vi cần có thời gian chứ không thể một sớm, một chiều. Ông cũng tin rằng, với chính sách hỗ trợ này, đại đa số người dân sẽ suy nghĩ, sẽ thấy mình được quan tâm, chia sẻ nhiều hơn chứ không phải là lòng thương hại, hay là sự xúc phạm.

“Chúng ta cần đặt câu hỏi rằng nếu cứ để tình trạng MCBGTKS như hiện nay thì tương lai đất nước sẽ ra sao? Tương lai của dân tộc sẽ ra sao? Chính vì vậy phải can thiệp. Can thiệp quyết liệt, triệt để, ngay từ bây giờ. Tuy nhiên, giải pháp hỗ trợ kinh tế chỉ là giải pháp mang tính hỗ trợ, giải pháp tình thế. Khi nào tình thế đã ổn định, không còn tình trạng MCBGTKS thì không cần dùng đến giải pháp này nữa” – TS Dương Quốc Trọng nói.
 

> Đây là dịp để người dân hiểu rõ được nguyên nhân sâu xa của tình trạng MCBGTKS, để mọi người nhận ra được đầy đủ vai trò, giá trị của con gái trong mọi gia đình. Để giải quyết được gốc rễ của vấn đề bên cạnh việc tuyên truyền, hỗ trợ phải đảm bảo được an sinh xã hội cho người cao tuổi.

Ông Đào Văn Dũng
Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương
 
> Tôi hy vọng thêm một hồi chuông cảnh báo đến độc giả trong cả nước về tình trạng và những hệ luỵ của tình trạng MCBGTKS, đồng thời cũng thêm tiếng nói, tăng cường thêm dư luận xã hội, ủng hộ cho Đề án giảm thiểu tình trạng MCBGTKS, trong đó có giải pháp hỗ trợ kinh tế cho các gia đình sinh con một bề là gái.     
 
TS Dương Quốc Trọng
Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ

> Với góc độ là Hội LHPN Việt Nam, chúng tôi rất là vui mừng trước đề xuất này. Tuy nhiên, sự hỗ trợ về kinh tế cho các gia đình sinh con một bề là gái theo tôi là giải pháp tạm thời. Về lâu dài, tôi nghĩ Đảng, Nhà nước cùng các bộ, ngành cần tập trung xây dựng chiến lược truyền thông để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hành động của các cấp, các ngành, toàn xã hội về vấn đề này.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai
Trưởng ban Gia đình & Xã hội, Hội LHPNVN

Hà Thư

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

Top