“Đèn đỏ” trục trặc, coi chừng vô sinh
GiadinhNet - Kinh nguyệt không đều là nỗi lo ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. Đây có thể là triệu chứng hoặc nguyên nhân liên quan đến các bệnh phụ khoa, biểu thị sự bất thường của các cơ quan sinh dục nữ. Theo các bác sĩ sản khoa, nếu để tình trạng này kéo dài, không chữa trị sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị hiếm muộn, vô sinh.

“Đèn đỏ” phập phù, khó thụ thai
“Em năm nay 26 tuổi nhưng kinh nguyệt không đều, tháng có tháng không, thậm chí có lúc hơn 3 tháng mới có. Em rất lo lắng vì lấy chồng được 2 năm nhưng chưa có con. Chu kỳ kinh nguyệt không đều khiến vợ chồng em rất căng thẳng vì không biết lúc nào rụng trứng để có thể thụ thai được”, Vân Nga (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ lo lắng của mình trên các diễn đàn những người đồng cảnh ngộ.
Trường hợp của Vân Nga là một trong hàng trăm nghìn trường hợp chị em phụ nữ gặp phải. Các bạn trẻ này đặt rất nhiều câu hỏi với các phòng khám, tư vấn về sản khoa, đến các đường dây nóng về sức khỏe sinh sản. Có những bạn có kinh được vài tháng rồi tới hơn 8 tháng sau không có dấu hiệu trở lại. Có bạn thì rong kinh, đau bụng dữ dội, kinh nguyệt rối loạn, tháng có tháng không, tháng nhiều tháng ít… Quan trọng hơn cả, phần lớn trong số họ mối lo lớn nhất là khó thụ thai hoặc vô sinh.
Theo BS Lưu Thị Hồng, nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y tế), chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Do đó, khi thấy chu kỳ kinh nguyệt có các dấu hiệu bất thường, cần khám thực thể để tìm ra nguyên nhân gây rối loạn. Tình trạng kinh nguyệt thất thường ở chị em phụ nữ có thể là do một số nguyên nhân như: Mất cân bằng nội tiết tố, tăng hoặc giảm cân, rối loạn ăn uống, bị stress; hay do rối loạn tuyến giáp... Đặc biệt, một nguyên nhân quan trọng có thể khiến kinh nguyệt của chị em bị rối loạn hoặc tắc kinh đó là việc mắc các bệnh phụ khoa. Những bệnh phụ khoa ở tử cung và buồng trứng như: U nang buồng trứng, đa nang buồng trứng, u xơ tử cung… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thưa kinh, tắc kinh ở chị em phụ nữ. Tình trạng này nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn. Theo thống kê, đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng tắc kinh ở những chị em đang trong độ tuổi sinh sản.
Ở mỗi chị em, do tình trạng cơ địa khác nhau nên chu kỳ kinh nguyệt cũng có sự khác nhau. Theo các bác sĩ, không phải do hành kinh không đều dẫn đến việc không có thai, mà là do một hoặc một số bệnh trong cơ thể khiến cho kinh nguyệt không đều và không thụ thai được. Vì thế, điều trị kinh nguyệt không đều hiệu quả nhất cần phải dựa vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, xem có phải là do các bệnh lý hay do khi sinh nở, sẩy thai hay phá thai không an toàn; do chế độ dinh dưỡng hay tâm lý... “Sau khi khám bệnh và xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những cách điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể”, BS Hồng nhấn mạnh.
Đi khám ngay khi thấy triệu chứng bất thường
Theo nhiều thống kê cho thấy, tỉ lệ nữ giới vô sinh – hiếm muộn con cái do rối loạn kinh nguyệt trong những năm gần đây tăng lên rất cao, có khoảng 80% phụ nữ bị vô sinh có tình trạng kinh nguyệt không đều.
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở mỗi chị em nữ giới khi bước vào tuổi dậy thì cho đến tuổi mãn kinh thường là từ 28 - 35 ngày, kể từ ngày đầu tiên của một chu kỳ cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Theo các bác sĩ sản khoa, kinh nguyệt không đều đồng nghĩa với việc khó xác định thời gian rụng trứng. Chính điều này đã khiến cho khả năng thụ tinh trở nên khó khăn hoặc không thành công, đặc biệt, trong những trường hợp vô kinh do trứng không rụng hoặc không phóng noãn.
Đối với những trường hợp vô kinh, BS Hà Thị Huệ, chuyên khoa cấp I Sản phụ khoa thuộc Phòng khám Sản phụ khoa chất lượng cao 36 Ngô Quyền (Hà Nội) thì nguyên nhân gây hiện tượng không có kinh nguyệt (vô kinh) được chia làm 2, đó là nguyên nhân nguyên phát (đối với trường hợp chị em trên 18 tuổi mà chưa có kinh lần nào) và nguyên nhân thứ phát (với những chị em mất kinh từ 3 - 6 tháng). Nguyên nhân nguyên phát thường là do chị em nữ giới sinh ra đã bị dị tật, không có tử cung, không có âm đạo hoặc không có vách ngăn âm đạo (màng trinh) hay những chị em có màng trinh không thủng, bị teo tuyến yên, teo buồng trứng…
Còn nguyên nhân thứ phát thường là do chị em thực hiện thủ thuật ở cổ tử cung không an toàn (phá thai không an toàn) làm cho buồng tử cung bị dính dẫn đến bị mất kinh, hoặc do suy buồng trứng sớm, do bị u buồng trứng, u nang buồng trứng, rối loạn hoạt động nội tiết của tuyến vỏ thượng thận, tuyến giáp hay do đang cho con bú, đang mang thai. Bên cạnh đó, các yếu tố căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, thay đổi môi trường sống, rối loạn tiêu hóa, lạm dụng rượu bia, chất kích thích, chất gây nghiện… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc kinh hoặc chậm kinh.
Bác sĩ Huệ khuyến cáo, với tất cả các nguyên nhân trên, chị em không được chủ quan xem thường. Trường hợp bị tắc kinh trong khoảng 3 tháng liên tiếp, hoặc tắc kinh 1,2 tháng nhiều quá 3 lần trong một năm thì chị em cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời. Trường hợp nguyên nhân tắc kinh là do mắc bệnh phụ khoa thì cần điều trị ngay, tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Sau khi khám bệnh và xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra những cách điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Một số phương pháp phòng tránh
- Thăm khám phụ khoa định kỳ không chỉ giúp phát hiện sớm các bất thường mà còn kiểm soát ngăn chặn các nguy cơ mắc bệnh.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh vùng kín đúng cách, tránh các trường hợp viêm nhiễm sinh dục, một trong những lý do gây ra kinh nguyệt thất thường.
- Chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: Rau củ, trái cây, thực phẩm chứa vitamin B, vitamin C… hạn chế các thực phẩm chứa chất béo và chất kích thích.
- Sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt không đều về chu kỳ kinh nguyệt bình thường (lưu ý việc sử dụng thuốc cần theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ).
- Xây dựng lối sống lành mạnh, tránh căng thẳng thần kinh và stress. Quan hệ tình dục an toàn.
- Cẩn thận trong việc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh vì trong thuốc có thể có những thành phần làm ức chế, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Tránh xa các đồ điện tử, vì sóng điện từ gây ảnh hưởng không tốt đến nội tiết tố nữ và chức năng sinh dục.
- Cấm hút thuốc, thành phần nicotin trong thuốc lá gây rối loạn hormone và nội tiết tố nữ.
Mai Anh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 8 giờ trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 23 giờ trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 1 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.