Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đi khám họng, ai ngờ lại phát hiện trăm thứ kinh dị trong gan chỉ vì thích ăn món này

Chủ nhật, 08:08 01/07/2018 | Sống khỏe

Thấy cổ họng bị khó chịu, người đàn ông mới đi khám và bất ngờ phát hiện ra một ổ ký sinh trùng trong gan.

Gần đây, ông Zhu, 50 tuổi đến từ Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông đã bị đau họng, khó chịu nhiều ngày nên đến viện khám. Sau khi thăm khám, bác sĩ bất ngờ phát hiện ra gan của ông có chứa hàng trăm loài ký sinh trùng nhỏ dài gần 2 cm.

Bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh sán lá gan nên lập tức thu xếp để kiểm tra và kết quả đúng như dự đoán, có hàng trăm sán lá gan phủ kín gan của ông Zhu.

Khi tìm hiểu về nguyên nhân, được biết ông Zhu có thói quen ăn cá sống, điền hình chính là món sashimi. Đây chính là lý do khiến ông bị nhiễm sán lá gan.

Sashimi là món ăn thơm ngon được nhiều người yêu thích nhưng nó có thể là tác nhân gây bệnh nếu nguồn thực phẩm không được đảm bảo an toàn vệ sinh do nó được làm từ thịt cá sống. Các vi khuẩn hay sán có trong cá sống nếu xâm nhập vào cơ thể có thể gây ảnh hưởng tới gan, mắt và thậm chí cả não bộ.

Sán lá gan vào gan bằng cách nào?

Sán lá gan lớn ký sinh chủ yếu ở động vật ăn cỏ như: trâu, bò, cừu và cả chó, mèo, ốc. Bệnh sán lá gan lớn không lây truyền trực tiếp giữa người bệnh sang người lành.

Con đường trứng sán lá gan lây truyền là từ phân người bệnh ra môi trường ngoài, xuống nước, qua ốc phát triển thành ấu trùng đuôi. Vì vậy, người chỉ là vật chủ ký sinh tình cờ do khi ăn thực vật sống dưới nước như: rau ngổ, rau rút hoặc cần hoặc ốc khi đun nấu ấu trùng sán lá gan chưa bị tiêu diệt hoặc ăn rau sống, uống nước chưa đun sôi mà trong nước có ấu trùng sán lá gan.

Trong môi trường tự nhiên, trứng sán nở thành ấu trùng lông ký sinh trong ốc rồi phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc, vào nước và bám vào các loại thực vật sống trong nước để trở thành các nang trùng. Khi người ăn, uống phải các nang trùng này sẽ bị bệnh.

Triệu chứng mắc bệnh sán lá gan

Triệu chứng lâm sàng của áp-xe gan do sán lá gan lớn tương tự như áp-xe gan với các nguyên nhân khác (do ký sinh trùng, vi khuẩn), thường mệt mỏi, có sốt (có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ, chiếm tỉ lệ khoảng 70%), đau nhẹ ở sườn phải bên dưới (tỉ lệ chiếm 70 - 80%), đau bụng âm ỉ không rõ vị trí, gan sưng to và đau, chán ăn.

Một số trường hợp có biểu hiện dị ứng da (20 - 30%), chủ yếu ở đùi, mông, lưng, cảm giác ngứa, khó chịu. Một số người bệnh có ho kéo dài, đau tức ngực. Các trường hợp vàng da có thể do sán di chuyển vào đường mật và phát triển ở đấy gây viêm đường mật.

Những quan điểm sai lầm khi ăn cá sống

Ăn cá sống với gia vị sẽ diệt ký sinh trùng

Nhiều người tin rằng nếu sashimi được ăn cùng với mù tạt, giấm hay rượu vang trắng thì các ký sinh trùng đều sẽ bị giết chết hết. Tuy nhiên thật sự cách này không hề hiệu quả.

Hầu hết các ký sinh trùng có sức đề kháng mạnh mẽ với gia vị và các gia vị như giấm không thể giết chết được chúng trong thời gian ngắn.

Cá đông lạnh an toàn hơn

Hiện nay trên thị trường, hầu hết cá được dùng chế biến món sashimi đều là cá đông lạnh, được bảo quản ở nhiệt độ âm 20 độ C. Trước khi đem ra làm thành món ăn, chúng sẽ được rã đông.

Cách này có thể khiến cá không còn giữ được hương vi tươi nhưng nó có thể ức chế được ký sinh trùng sinh sôi. Bởi vì một số ký sinh trùng không thể chịu được nhiệt độ thấp nên có thể bị tiêu diệt, không thể phát triển hay sinh sản được nữa. Tuy nhiên phương pháp này không thể loại bỏ hoàn toàn được tất cả ký sinh trùng.

Cá nuôi an toàn hơn cá tự nhiên

Cá nuôi hay cá đánh bắt ngoài tự nhiên đều có thể chứa ký sinh trùng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá nuôi hay cá tự nhiên đều có nhiễm ấu trùng giun. Khi mọi người ăn cá nhiễm ấu trùng, chúng sẽ trưởng thành ở ngay trong cơ thể chúng ta, gây hại cho sức khỏe ..

Tuy nhiên nếu cá được nuôi đảm bảo an toàn ở mọi khâu từ môi trường nước, thực phẩm,… thì chúng sẽ tương đối an toàn.

Làm thế nào để ngăn chặn nhiễm ký sinh trùng

1. Thực phẩm phải được đun sôi, nấu chín

Hầu hết các ký sinh trùng không chịu được nhiệt độ cao. Khi nấu chín thực phẩm ở nhiệt độ cao có thể giúp ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng.

2. Thực phẩm sống và nấu chín nên được tách riêng ra

Thực phẩm sống và nấu chín, dù cất trữ hay khi chế biến đều cần được để tách biệt nhằm ngăn ngừa lây nhiễm chéo các thức ăn sống và nấu chín. Ví dụ, thớt, bát và các đồ dùng khác nên được sử dụng riêng.

3. Không uống nước lã

Nước máy, nước sông, nước giếng,... có chứa nhiều loại ký sinh trùng, cố gắng không uống nước lã.

4. Không dùng chung thớt cho mọi thực phẩm

Sử dụng các thớt khác nhau để xử lý các loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt là giữa thức ăn sống và nấu chín để ngăn ngừa nhiễm trùng chéo.

5. Tẩy giun định kỳ

Những người có thói quen ăn thịt sống hoặc thực vật thủy sinh sống phải kiểm tra định kỳ và tẩy giun một hoặc hai lần mỗi năm.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trà gừng rất tốt nhưng nên uống như thế nào?

Trà gừng rất tốt nhưng nên uống như thế nào?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Trà gừng là thức uống có lợi cho sức khỏe được nhiều người ưa chuộng, nhất là vào những ngày thời tiết lạnh. Tuy nhiên, uống trà gừng cần lưu ý một số điều.

Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Chóng mặt có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, khiến việc thực hiện các công việc thường ngày trở nên khó khăn. Thực hiện một số bài tập đơn giản tại nhà có thể giúp kiểm soát chóng mặt hiệu quả.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 14 giờ trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Trứng vịt lộn là món ăn được ví như "kho báu" dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây là món không thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp...

Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị hở van tim bẩm sinh, cộng thêm thói quen thường xuyên thức khuya chơi game. Đây là hai yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân.

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Khi vào viện, vết thương ở ngón tay bị hoại tử đen, nghi có chứa dị vật. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chỉ định nhập viện với chẩn đoán ban đầu là uốn ván toàn thể - suy hô hấp.

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

Sống khỏe - 19 giờ trước

Việc sử dụng các biện pháp tự nhiên như chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt một số vị thuốc từ thảo dược đã được sử dụng từ lâu trong Y học cổ truyền có khả năng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi khí hậu.

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Sống khỏe - 23 giờ trước

Tình trạng suy giảm thính lực có thể khiến nhiều người mắc lo lắng, sợ hãi. Nếu bạn bị suy giảm thính lực, hãy đến gặp bác sĩ để trao đổi về các phương án điều trị. Bên cạnh đó hãy thực hiện những bài tập dưới đây giúp hỗ trợ tăng cường thính lực an toàn, hiệu quả nhé!

Lý do nên uống nước đậu bắp hàng ngày

Lý do nên uống nước đậu bắp hàng ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đậu bắp là một loại rau được trồng phổ biến. Uống nước đậu bắp không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn có lợi trong rất nhiều trường hợp liên quan đến sức khỏe.

Rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân đột quỵ thường có các triệu chứng như yếu hoặc tê một bên cơ thể, khó nói, rối loạn thị giác, mất thăng bằng. Đột quỵ có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, mất khả năng vận động hoặc nói, trong trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Top